Trang chủNewsThế giớiTop 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ...

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc


Tàu ngầm hạt nhân (nuclear submarine) là loại công nghệ tiên tiến vượt trội mới nhất mang tới sức mạnh cho các lực lượng quân sự toàn cầu. Trên thế giới, chỉ có 9 quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân. Trong số này, tính đến năm 2023, chỉ có 6 quốc gia sử dụng công nghệ hạt nhân cho tàu ngầm – Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân vượt trội về mặt công nghệ so với các tàu chạy bằng năng lượng truyền thống về nhiều mặt. Một tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong nhiều tháng, cho phép thực hiện các nhiệm vụ trinh sát hoặc lập kế hoạch trước khi tấn công kéo dài mà các tàu lặn khác không thể thực hiện được.

Các ước tính cho thấy rằng tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong 20 năm nếu không phải cung cấp nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn. Điều này khiến chúng trở thành một công cụ vô giá trong các chiến dịch biển toàn cầu.

Những tàu này có thể đạt tốc độ cao hơn các tàu ngầm truyền thống, góp phần tăng thêm tiện ích của chúng trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào. Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân thường ồn ào hơn các tàu lặn khác do lò phản ứng của tàu hoạt động liên tục.

Chúng cũng lớn hơn và kém linh hoạt hơn so với các tàu truyền thống. Do đó, hải quân sử dụng tàu ngầm hạt nhân cũng vần tiếp tục triển khai các giải pháp thay thế phi hạt nhân để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu trong nhiều trường hợp đặc biệt.

Tàu ngầm hạt nhân thực sự là một tuyệt tác kỹ thuật, nhưng luôn có một số chiếc vượt trội hơn hẳn so với những chiếc còn lại. Đây là những tàu ngầm hạt nhân ấn tượng và tiên tiến nhất được sử dụng hiện nay.

Tàu ngầm lớp Borei-A của Nga

Vào năm 2022, Hải quân Nga đã đưa một tàu ngầm lớp Borei-A mới tới Biển Trắng để bắt đầu chạy thử tại nhà máy. “Generalissimus Suvorov” là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ thứ 4 và được đưa vào phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào cuối năm 2022. Đây là tàu ngầm lớp Borei-A thứ 3 được giao cho Hải quân Nga, sau “Knyaz Vladimir” vào năm 2020 và “Knyaz Oleg” vào năm 2021.

Theo thông tin cập nhật từ Naval News, hồi đầu năm nay, Nga đã hạ thủy tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược “Knyaz Pozharskiy”, là chiếc thứ 5 thuộc lớp Borei-A được đóng cho Hải quân của “xứ sở Bạch dương”.

Thế giới - Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei-A Generalissimus Suvorov của Nga. Ảnh: TASS/USNI News

Lớp Borei-A là một mẫu cải tiến so với thiết kế của lớp Borei trước đó, bao gồm khả năng tàng hình nâng cao (thông qua hoạt động yên tĩnh hơn) và khả năng cơ động dưới biển sâu. Là một phần trong bộ ba hạt nhân của Nga, những tàu này thường được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa (SLBM) và ngư lôi 553 mm, đồng thời mang theo tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân thay vì đạn nổ truyền thống.

SLBM của tàu ngầm lớp Borei-A có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 6.200 dặm (gần 10.000 km), và các tàu cũng được trang bị khoảng 8 đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phóng nhiều đầu đạn cùng một lúc – với mỗi đầu đạn tập trung vào các mục tiêu độc lập.

Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia là một trong số những tàu mới nhất trong kho vũ khí của Hải quân Mỹ. Hiện có 21 tàu lớp Virginia đang hoạt động. Các tàu ngầm tấn công này chạy bằng năng lượng hạt nhân và chiếc đầu tiên trong loạt tàu này tên là “Virginia” được đưa vào hoạt động năm 2004.

Những chiếc tàu ngầm này dự kiến sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Los Angeles hiện tại đã nghỉ hưu và hoạt động mới theo kế hoạch trong những năm tới. Lợi thế khác biệt của các tàu lớp Virginia được thể hiện khi chúng thực hiện các hoạt động ngăn chặn và giám sát được tiến hành trên các tuyến hàng hải nhiều nguy cơ.

Thế giới - Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc (Hình 2).

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ. Ảnh: Military.com

Các tàu ngầm lớp Virginia được trang bị tên lửa Tomahawk và ngư lôi MK48 ADCAP. Các tàu này có thể đạt tốc độ trên 25 hải lý/giờ (46,3 km/h) và đặc biệt thành thạo trong việc thực hiện các hoạt động ở vùng nước nông.

Một tính năng độc đáo của những chiếc tàu ngầm này là phòng chứa ngư lôi có thể được cấu hình lại. Không gian này có thể hoạt động như một khu vực dàn quân và triển khai cho các đội hoạt động đặc biệt trong các đợt triển khai dài ngày vói khu vực đặc biệt cho phép thợ lặn ra vào tàu mà tàu không cần phải nổi lên.

Tàu ngầm lớp Vanguard của Anh

Vương quốc Anh đã hạ thủy tàu HMS Vanguard vào năm 1993, và trong những năm kể từ đó, 4 tàu ngầm lớp Vanguard đã đóng vai trò là tàu tuần tra dưới biển chính của Hải quân Hoàng gia. Tàu ngầm lớp Vanguard được cung cấp năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân và cung cấp các phương án tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Những tàu này là một trong những lực lượng răn đe hạt nhân chính của Vương quốc Anh và do đó được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Thế giới - Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc (Hình 3).

Tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Seaforces

Các tàu ngầm lớp Vanguard mang theo 16 tên lửa Trident II D5 với tối đa 12 đầu đạn MIRV (kết quả là có tới 192 quả đạn hạt nhân riêng lẻ). Các tàu vận hành 4 ống phóng ngư lôi và mang theo ngư lôi Spearfish cho các yêu cầu chiến đấu dưới nước hoặc trên mặt nước. Các tàu ngầm này có thể đạt tốc độ khoảng 25 hải lý/giờ (46,3 km/h), nằm trong tiêu chuẩn cạnh tranh với các tàu ngầm hạt nhân khác đi qua độ sâu của đại dương trên Trái đất.

Trong khi các tàu ngầm lớp Vanguard là một phần quan trọng trong xương sống phòng thủ của Vương quốc Anh, thì chiếc mới nhất trong số 4 chiếc tàu này được đưa vào hoạt động vào năm 1999, tức cách đây 25 năm. Chính phủ Anh đang theo đuổi việc phát triển công nghệ tàu ngầm mới và có ý định thay thế 4 tàu lớp Vanguard này bằng lớp Dreadnought mới vào những năm 2030.

Tàu ngầm lớp Barracuda của Pháp

Tàu ngầm tấn công lớp Barracuda của Hải quân Pháp lần đầu ra mắt vào năm 2022. Tàu có tên gọi “Suffren” là chiếc đầu tiên trong số 6 chiếc được đưa vào sử dụng trong những năm tới,  và có thể lặn ở độ sâu dưới 350 m trong các nhiệm vụ kéo dài 70 ngày. Con tàu này nhỏ so với những chiếc khác cùng loại (dài 99 m) và được trang bị đầy đủ công nghệ giúp thủy thủ đoàn giữ im lặng dưới nước và tấn công khi cần thiết.

Thế giới - Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc (Hình 4).

Tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda của Pháp. Ảnh: Seaforces

Con tàu được trang bị tên lửa hành trình có thể được phóng qua ống phóng ngư lôi, ngư lôi dẫn đường bằng dây, đạn chống hạm và mìn. Con tàu cũng được trang bị khả năng hỗ trợ các nhóm hoạt động đặc biệt, với hầm trú ẩn trên boong khô tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai người bơi chiến đấu và phương tiện lặn.

Đội tàu ngầm lớp Barracuda sẽ thay thế các tàu lớp Le Triomphant của Pháp. Nhiều hệ thống vũ khí tương tự như thế hệ trước. Với phạm vi hoạt động lớn hơn, thời hạn thực hiện nhiệm vụ là 60 ngày và hạm đội chỉ có 4 tàu, lớp Barracuda là một tài sản được cải tiến nhiều trong các hoạt động thu thập thông tin tình báo của Pháp, khả năng răn đe và tấn công phía trước.

Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ

Tàu ngầm lớp Ohio là một lớp tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ, bao gồm 14 tàu trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa và 4 tàu mang tên lửa hành trình. Có lượng choán nước 18.750 tấn khi chìm, tàu ngầm lớp Ohio là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân của “xứ cờ hoa”.

Thế giới - Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc (Hình 5).

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa lớp Ohio của Mỹ. Ảnh: Military.com

Là một phần trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, các tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế cực kỳ yên tĩnh, trang bị vũ khí hạt nhân và tồn tại để thực hiện sứ mệnh của mình bằng mọi giá. Chúng thường tuần tra trong các đợt triển khai kéo dài 70 ngày, nhưng có thể ở dưới nước bao lâu cũng được.

Những tàu này có thể đạt tốc độ trên 30 hải lý/giờ (55,6 km/h) và mang theo tới 154 tên lửa Tomahawk, cũng như vũ khí hạt nhân Trident II D-5 có tầm bắn ước tính khoảng 6.500 hải lý (12.038 km) và có tới 12 đầu đạn cho mỗi tên lửa. Các tàu ngầm này cũng có khả năng hoạt động dưới nước mạnh mẽ với ngư lôi Mk48 và 4 ống phóng ngư lôi để tấn công tàu nổi và các tàu chìm khác. 

Điều này khiến Popular Mechanics gọi tàu ngầm lớp Ohio là “loại vũ khí có sức tàn phá mạnh nhất hành tinh”.

Minh Đức (Theo SlashGear, Popular Mechanics, Naval News)





Nguồn

Cùng chủ đề

Australia ký thỏa thuận với Anh và Mỹ, cho phép trao đổi bí mật hạt nhân

Ngày 12/8, Australia ký thỏa thuận cho phép trao đổi vật liệu và bí mật hạt nhân với Mỹ và Anh, bước quan trọng hướng tới việc trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho hải quân của quốc gia châu Đại Dương.

Lần đầu tiên sĩ quan hạt nhân Australia làm việc trên tàu ngầm Anh

Ba sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của Australia sẽ làm việc trên tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh, sau khi hoàn thành khóa học vận hành hạt nhân trong khuôn khổ quan hệ đối tác an ninh ba bên AUKUS.

Nga tuyên bố lắp đặt tên lửa liên lục địa Bulava có tầm bắn hơn 9.000 km

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Yury Solomonov, nhà thiết kế trưởng của Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow, cho biết rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava đã chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.

Anh chắc nịch sẽ hợp tác với Mỹ dù ai là tổng thống, Washington nói sẽ “không lay chuyển” một việc

Ngày 22/3, Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định, nước này sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ dù ai sẽ trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Mẫu tàu ngầm tấn công có thể giúp Mỹ thống trị lòng biển

Mỹ đang phát triển một mẫu tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, được kỳ vọng sẽ đánh bại các đối thủ cạnh tranh sau khi ra mắt. Hải quân Mỹ lần đầu công bố dự án phát triển Tàu ngầm Tấn công Thế hệ mới mang tên SSN(X) cách đây một thập kỷ, nhằm thay thế tàu ngầm hạt nhân lớp Viriginia. Theo kế hoạch, lực lượng này sẽ hoàn thành phân tích yêu cầu về kỹ thuật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 cường quốc phương Tây lên tiếng

5 cường quốc phương Tây lên tiếngTổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/8 đã cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Italy, Anh thảo luận về việc hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông và lệnh ngừng bắn ở Gaza, Nhà Trắng cho biết.Trong...

Hiểu đúng về việc thu hồi, gia hạn thời gian sử dụng đất

Sợ bị thu hồi đất vì quy định gia hạn sử dụng đấtVừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Tp.HCM đã có văn bản về việc gia hạn thời gian sử dụng đất. Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng...

Nga vẫn nhập khẩu hàng tỷ USD, Euro tiền mặt

Khoảng 2,3 tỷ USD và Euro vẫn được chuyển đến Nga kể từ khi Mỹ và EU cấm xuất khẩu tiền mặt sang nước này từ hồi tháng 3/2022 để phản ứng với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine, Reuters đưa tin...

Quảng Nam từ chối gia hạn tiến độ dự án đang bị điều tra

Ngày 12/8, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký văn bản liên quan việc gia hạn tiến độ dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc của Chủ đầu...

Nhiều vướng mắc, khó khăn đối với dự án Cụm công nghiệp Sông Bình

Chủ đầu tư gặp khó khănNgày 12/8, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo một số Sở, ngành, địa phương có liên quan đã đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện...

Bài đọc nhiều

Bất chấp cảnh tượng đầy kịch tính vụ cháy lớn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Ukraine và Nga vẫn không ngừng ‘vạch...

Các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau sau khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, nơi quân đội Nga kiểm soát từ tháng 3/2022. Khói đen bốc lên từ tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. (Nguồn: Getty Images) ...

Iran có thể hành động ngay tuần này

Iran có thể tấn công trong tuần nàyMột vài báo cáo truyền thông vào cuối ngày 11/8 cho rằng Iran sẽ tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào Israel trong vài ngày tới.Trang Axios hôm 11/8 dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, hiện...

Giữa lúc Trung Đông ở thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’, quân đội Iran có hành động, Israel cảnh báo về màn ‘đáp trả...

Trong khi Israel đang cảnh giác trước mọi nguy cơ về một cuộc trả đũa của Iran và phong trào Hezbollah ở Lebanon, có khả năng gây ra một cuộc xung đột toàn diện tại Trung Đông, Tehran vừa có động thái mới.

Ukraine gây bất ngờ ở Kursk, Nga triệu tập họp khẩn; ông Trump đòi ‘quyền hành’ cho Nhà Trắng; Chủ tịch Triều Tiên thăm...

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin triệu tập họp khẩn sau khi Kiev tấn công tỉnh Kursk, bà Kamala Harris nêu lý do chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz làm liên danh tranh cử, căng thẳng Hezbollah-Israel, Thế vận hội Paris 2024… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc và Mỹ sắp tổ chức cuộc tập trận lớn nhất khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) và Bộ Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ ngày 12/8 công bố triển khai cuộc tập trận “Lá chắn tự do Ulchi” (UFS) từ ngày 19-29/8.

5 cường quốc phương Tây lên tiếng

5 cường quốc phương Tây lên tiếngTổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/8 đã cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Italy, Anh thảo luận về việc hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông và lệnh ngừng bắn ở Gaza, Nhà Trắng cho biết.Trong...

Đâm dao tại Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, một nghi phạm gây phẫn nộ khi phát trực tuyến trên mạng xã hội

Ngày 12/8, tại Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra các vụ tấn công bằng dao nghiêm trọng.

Somalia-Ethiopia đàm phán giải quyết vấn đề chủ quyền, Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực vào vai người hòa giải

Trong ngày 12/8, Somalia và Ethiopia bắt đầu các cuộc đàm phán mới tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước liên quan ván đề chủ quyền. Hãng thông tấn Anadolu cho hay, theo một nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, các ngoại trưởng Moallim Fiqi của Somalia và Taye...

Mới nhất

Cuộc thi Robocon châu Á-Thái Bình Dương 2024 diễn ra tại Quảng Ninh

Cuộc thi Robocon châu Á-Thái Bình Dương (ABU Robocon) 2024 diễn ra tại thành phố Hạ Long, Quảng...

Bài 2: Người đặt nền móng cho công tác bình đẳng giới

Từng bước thay đổi nhận thức của người dân Về thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà (Hữu Lũng, Lạng Sơn), qua sự giới thiệu của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Chung Hân Đồng liên tục mặc đầm của nhà thiết kế Việt

Trong bốn tháng liên tục, diễn viên, ca sĩ Chung Hân Đồng ba lần chọn thiết kế của nhà thiết kế Trà Linh và Việt Trinh mặc trình diễn tại các đêm nhạc.   Chung Hân Đồng chuộng đầm của nhà thiết kế Việt Nam - Ảnh: NTK cung cấp Ca sĩ Chung Hân Đồng là thành viên của nhóm nhạc Twins (nhóm gồm...

Mời tham dự Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại Hà Nội

1. Tên Chương trình: Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh.2. Thời gian: Từ 8h00 - 11h30 và 13h30 – 17h00 Thứ Sáu, ngày 16 tháng 8 năm 2024.3. Địa điểm: Khách sạn Hòa Bình, 27 Lý Thường Kiệt, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 4. Quy mô Chương...

Mới nhất