Trang chủNewsThế giớiTổng thống Ukraine thăm trụ sở NATO, ông Putin nói về xung...

Tổng thống Ukraine thăm trụ sở NATO, ông Putin nói về xung đột Israel-Hamas



Dải Gaza đứng trước nguy cơ mất điện, các nước tích cực sơ tán công dân khỏi Israel, Pháp-Qatar ký thỏa thuận năng lượng ‘khủng’… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(11.10) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại trụ sở NATO ngày 11/10. (Nguồn: AP)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại trụ sở NATO ngày 11/10. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Tổng thống Ukraine thăm trụ sở NATO: Ngày 11/10, viết trên mạng xã hội X, ông Volodymyr Zelensky, nêu rõ chuyến thăm tới trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “sẽ mang tính cấp thiết đối với khả năng phục hồi của chúng tôi trong mùa Đông này”.

Ngoài ra, Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi phương Tây nỗ lực ủng hộ người dân Israel như khối đã làm với Kiev sau khi xung đột ở quốc gia Đông Âu bùng phát. Ông lưu ý: “Khuyến nghị của tôi với lãnh đạo (phương Tây) là hãy đến Israel và hỗ trợ những người bị tấn công”. (AFP)

* Đức công bố gói viện trợ quốc phòng 1,1 tỷ USD cho Ukraine: Ngày 10/10, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Boris Pistorius nói: “Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine những gì nước này cần thiết nhất, như phòng không, đạn dược và xe tăng. Với gói viện trợ mùa Đông mới này, chúng tôi đang tăng cường hơn nữa mức độ sẵn sàng hoạt động của các lực lượng vũ trang Ukraine trong những tháng tới”.

Theo ông, gói viện trợ 1 tỷ Euro (1,1 tỷ USD) cũng bao gồm một hệ thống tên lửa phòng không Patriot, ,ppkt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T bổ sung cũng như xe tăng pháo phòng không Gepard. Ngoài ra, đặc nhiệm Ukraine cũng sẽ được hỗ trợ các phương tiện, vũ khí các trang thiết bị khác trị giá hơn 20 triệu Euro (21,20 triệu USD) để tăng cường năng lực tác chiến. (TTXVN)

* Đan Mạch cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine trước tháng 4/2024: Ngày 11/10, Đài truyền hình quốc gia TV2 (Đan Mạch) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen cho biết, Copenhagen dự kiến sẽ thực hiện việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên cho Ukraine vào tháng 3 hoặc tháng 4/2024.

Trước đó, tại cuộc họp thường niên của hội đồng nghị viện NATO ở Copenhagen hôm 9/10, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố nước này đang nỗ lực “mở rộng và làm sâu sắc thêm” một liên minh gồm các quốc gia cam kết giao F-16 cho Ukraine. Nhà lãnh đạo trên khẳng định: “Miễn là người Ukraine sẵn sàng chiến đấu trong cuộc xung đột vì tự do, hãy quyết định rằng sự mệt mỏi sẽ không diễn ra trong cộng đồng xuyên Đại Tây Dương của chúng ta”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Croatia giúp Kiev dọn sạch bom mìn trên lãnh thổ Ukraine

* Số người Israel thiệt mạng do xung đột tăng mạnh: Sáng 11/10, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) công bố số người thiệt mạng sau đợt tấn công của Hamas từ hôm 7/10 đến nay đã vượt quá 1.200 người, cùng 3.000 người bị thương và số phận của khoảng 150 người bị bắt cóc đưa về Dải Gaza vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó cùng ngày, cơ quan y tế ở Dải Gaza thông báo, tổng cộng 1.055 người đã thiệt mạng và 5.184 người bị thương ở vùng lãnh thổ này kể từ hôm 7/10.

Hiện lực lượng an ninh và nhóm tình nguyện Zaka đang cố gắng dọn dẹp, làm thủ tục cần thiết để xử lý các thi hài của nạn nhân ở khu vực chiến sự. Đồng thời, từ ngày 10/10, Bộ Y tế Israel và các bệnh viện lớn đã phải đề nghị các bác sỹ ở thực địa trực tiếp cấp giấy chứng tử để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện.

Trước đó, trong suốt đêm qua, IDF đã không kích hơn 200 mục tiêu của Hamas ở quận at-Tuffah thuộc thành phố Gaza và một cơ sở quân sự của Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ). Theo đó, IDF đã vô hiệu hóa hơn 70 chiến binh Hamas và Jihad tại Dải Gaza trong khi tiếp tục ngăn chặn thành công nhiều nỗ lực thâm nhập bằng đường bộ và đường biển. Israel cũng không kích lãnh thổ Syria ngay trong đêm sau khi có đạn cối từ phía này bắn về quốc gia Do Thái.

* Bộ trưởng Quốc phòng Israel thông báo tình hình cho đối tác NATO: Ngày 11/10, trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO ở Brussels, Bỉ, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 12/10 sẽ thông báo qua video cho các đối tác NATO về tình hình tại quốc gia Trung Đông. Ông khẳng định, các đồng minh NATO chỉ trích hoạt động quân sự của lực lượng Hamas nhằm vào dân thường hồi cuối tuần qua và mong muốn được nghe thông báo tình hình từ Bộ trưởng Quốc phòng Israel. (AFP)

* Nhà máy điện duy nhất ở Gaza sắp cạn nhiên liệu: Ngày 11/10, Chủ tịch Cơ quan Năng lượng Palestine Thafer Melhem cho biết, nhà máy phát điện duy nhất ở Dải Gaza hiện chỉ còn đủ nhiên liệu từ 10 đến 12 tiếng nữa.Từ khi Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza hôm 10/10, nhà máy này trở thành nguồn phát điện duy nhất cho hoạt động ở đây. Nhà nước Do Thái cũng cắt nguồn cung nhiên liệu, nước sạch và bao vây Dải Gaza.

Trong một tin liên quan, cùng ngày, người quản lý Đại học Hồi giáo ở Dải Gaza, ông Ahmed Orabi cho biết, các máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công vào ngôi trường lúc sáng cùng ngày. Quan chức này nêu rõ: “Các cuộc không kích liên tục đã phá hủy hoàn toàn một số tòa nhà của Đại học Hồi giáo”. (TTXVN)

* MỹIsrael về khả năng hỗ trợ quân sự: Ngày 10/10, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã điện đàm về sự hỗ trợ quân sự của Washington cho Nhà nước Do Thái. Dự kiến, lãnh đạo Mỹ sẽ phát biểu lại về vấn đề này trong vài ngày tới.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken đã điện đàm với Bộ trưởng Bộ Chiến lược Israel Ron Dermer hôm 10/10, hai ngày trước khi ông Blinken đến thăm Israel. Theo tuyên bố sau đó, ông Blinken “đã tái khẳng định sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ đối với quyền tự vệ của Israel” sau các cuộc tấn công của phong trào Hồi giáo Hamas.

Nửa đêm cùng ngày, chuyến bay đầu tiên của Mỹ chở đạn dược đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Nabatim, miền Nam Israel. Số đạn này sẽ được phân phối ngay cho các đơn vị để chuẩn bị cho các tình huống sắp tới.

Trong một tin liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận có 14 công dân bị lực lượng vũ trang Hamas giết hại. Hiện còn 20 người khác vẫn trong tình trạng mất tích, dù họ có khả năng còn sống. (Reuters)

* Nga, Ukraine nêu quan điểm về xung đột Israel-Hamas: Ngày 11/10, phát biểu họp báo, Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết nước này sẽ duy trì liên lạc với cả hai bên và sẽ tiếp tục tham gia giải quyết vấn đề. Quan chức này cũng khẳng định ưu tiên hàng đầu của Moscow hiện nay là sự an toàn của các công dân đang có mặt ở các vùng lãnh thổ do cả hai bên kiểm soát.

Về phần mình, phát biểu ngày 10/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu tiên lên tiếng về tình hình tại Israel. Ông khẳng định việc thành lập Nhà nước Palestine là “cần thiết” và lo ngại về sự “gia tăng thảm khốc” số nạn nhân dân sự.

Cũng trong ngày 10/10, điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Putin đã “nhấn mạnh tình hình ngày càng xấu đi tại khu vực xảy ra xung đột Israel-Hamas”. Cả hai nhà lãnh đạo đều lặp lại sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và nối lại tiến trình đàm phán. Hai bên cũng thảo luận về các biện pháp cấp bách nhằm tránh leo thang xung đột tại khu vực.

Trong một diễn biến khác, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2 (Pháp) cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích Moscow: “Chúng tôi chắc chắn rằng bằng cách này hay cách khác Nga đang hỗ trợ các hoạt động của Hamas… Cuộc khủng hoảng hiện nay chứng tỏ thực tế rằng Moscow đang tìm cách thực hiện các hành động gây bất ổn trên toàn thế giới”. Ông cũng lo ngại rằng cộng đồng quốc tế quá bị thu hút bởi tình hình Israel mà “làm ngơ” với xung đột tại Ukraine, cảnh báo rằng điều này sẽ “gây ra hậu quả”. (TASS)

* Tổng thống Hàn Quốc chỉ thị ứng phó với cuộc xung đột Israel-Hamas: Ngày 11/10, chính phủ nước này đã tổ chức nhóm họp tại Phủ Tổng thống về biện pháp ứng phó với tác động từ xung đột Israel-Hamas.

Trước sự có mặt của quan chức kinh tế và an ninh quốc gia chủ chốt, bao gồm Ngoại trưởng Park Jin, Bộ trưởng Quốc phòng Shin Won Sik, Bộ trưởng Công nghiệp Bang Moon Kyu và Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc gia Kim Kyou Hyun, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhận định “xung đột Israel-Hamas đang leo thang” nhanh chóng. Nhà lãnh đạo này viện dẫn: “Con số thương vong đã lên đến hàng nghìn người. Chúng ta không thể loại trừ khả năng xung đột này tiếp tục leo thang vì lập trường và lợi ích của nhiều nước đan xen lẫn nhau”.

Ông lưu ý cùng với xung đột ở Ukraine, diễn biến ở Israel có thể khiến cộng đồng quốc tế dễ bị tổn thương hơn nữa trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng đa chiều, bao gồm an ninh năng lượng và chuỗi cung ứng. Nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Chúng ta phải nhớ rằng, nếu bỏ lỡ thời điểm vàng để chủ động quản lý rủi ro, người dân mới là đối tượng chịu tổn thương. Tôi yêu cầu tất cả các bộ liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng để người dân không bị tổn thương hoặc gặp nguy hiểm dù chỉ một chút, xét từ quan điểm kinh tế và an ninh”. (Yonhap)

* Nhiều nước khẩn trương sơ tán công dân khỏi Israel: Ngày 11/10, hãng ABC (Mỹ) đưa tin, Washington đang phối hợp với các quốc gia khác lên kế hoạch sơ tán người Palestine và người Mỹ khỏi Dải Gaza thông qua một hành lang nhân đạo tới Ai Cập. Đồng thời, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề nghị Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu giảm thiểu tối đa thiệt hại cho dân thường tại Dải Gaza

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Fiji cho biết, một chuyến bay của hãng hàng không Fiji Airway vừa rời Tel Aviv chở theo 200 tín đồ hành hương tôn giáo của đảo quốc này cùng với công dân của Australia, New Zealand, Canada và Mỹ. Dự kiến máy bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Nadi của Fiji trong ngày 12/10. Trước đó, một nhóm lớn người hành hương Thiên Chúa giáo đã bay tới Israel trong bối cảnh đảo quốc Thái Bình Dương đang tìm cách xích lại gần quốc gia Do Thái hơn. Fiji cũng lên kế hoạch mở Đại sứ quán tại Israel trong năm 2024.

Về phần mình, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết nước này chuẩn bị điều 2 chuyến bay đặc biệt để hồi hương công dân từ Israel. Dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ khởi hành ngày 13/10 đưa người dân về nước qua London, Anh.

Cùng ngày, hàng hàng không Lufthansa (Đức) cho biết sẽ điều thêm 4 chuyến bay đặc biệt tới Israel trong ngày 12-13/10 để đưa công dân của Berlin về nước.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết các máy bay quân sự của nước này chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Israel vài ngày tới. Bà nêu rõ: “Chúng tôi đang lên kế hoạch bắt đầu sơ tán công dân Canada khỏi Israel trong vài ngày tới. Chúng tôi cũng sẽ tìm ra giải pháp hỗ trợ những người không thể tới Israel”.

Đan Mạch cũng đã ra lệnh chuẩn bị sơ tán công dân. Hiện có khoảng 1.200 người nước này được cho là đang ở Israel và khoảng 90 người khác tại Palestine. Dự kiến, chính quyền Copenhagen sẽ điều máy bay tới khu vực trong vài ngày tới.

Cuối cùng, ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Thái Lan thông báo đã tiếp nhận báo cáo về 3 công dân khác bị Hamas bắt làm con tin kể từ khi bùng phát chiến sự ở miền Nam Israel. Hiện nay tổng số người nước này bị Hamas bắt giữ đã lên đến 14 người. Trong khi đó, có 20 người Thái Lan đã thiệt mạng và 13 người bị thương.

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel-Hamas: Số thương vong không ngừng tăng, Dải Gaza chỉ còn đủ điện cho 12 giờ, Tổng thống Nga kêu gọi làm điều này

Đông Nam Á

* Campuchia, Brazil nhất trí tăng cường hợp tác song phương: Ngày 11/10, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã tiếp Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira ở Cung Hòa Bình, thủ đô Phnom Penh.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Hun Manet đã hoan nghênh Ngoại trưởng Brazil tới thăm Campuchia, đồng thời đánh giá cao kết quả hợp tác trong thời gian qua giữa hai nước. Ông hy vọng mối quan hệ song phương tốt đẹp sẽ được tăng cường và mở rộng hơn nữa. Theo đó, dù Campuchia có chính phủ mới, song chính sách đối ngoại của nước này, đặc biệt là trong quan hệ với Brazil vẫn được giữ vững.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mauro Vieira hoan nghênh quyết định của Chính phủ Campuchia thiết lập Đại sứ quán tại Brazil, trong khi Brazil cũng có kế hoạch mở Đại sứ quán tại Phnom Penh vào năm 2024, trùng với dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia-Brazil. Nhà ngoại giao hàng đầu Brazil cũng gửi lời cảm ơn Campuchia đã ủng hộ Brazil trở thành đối tác đối thoại theo ngành của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong thời gian Campuchia giữ chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2022.

Cũng tại cuộc gặp, Thủ tướng Hun Manet đã nhận lời mời thăm Brazil vào thời điểm thích hợp. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn mời Tổng thống Brazil thăm Campuchia, đặc biệt trong năm 2024, khi hai nước kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng việc Brazil mở Đại sứ quán tại Campuchia. (AKP)

TIN LIÊN QUAN
9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

Nam Thái Bình Dương

* Quan hệ Trung Quốc-Australia đang ở thời điểm quan trọng: Ngày 11/10, phát biểu tại sự kiện ở Melbourne, Australia. Đại sứ Trung Quốc Tiếu Thiên nhấn mạnh: “Quan hệ Trung Quốc và Australia đang ở thời điểm quan trọng để bắt đầu lại và phát triển lần nữa”. Ông cũng lưu ý, Bắc Kinh coi Canberra là một người bạn và Australia không có lý do để coi Trung Quốc là mối đe dọa.

Cùng ngày, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết nhà báo Australia Thành Lôi đã trở về sau hơn ba năm bị giam giữ ở Trung Quốc. Theo tuyên bố chung của Thủ tướng Albanese và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong, việc trả tự do cho nhà báo này diễn ra sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý ở Trung Quốc. Tuyên bố chung nhấn mạnh: “Sự trở lại của bà Thành sẽ được chào đón nồng nhiệt, không chỉ bởi gia đình và bạn bè mà bởi tất cả người dân Australia”.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết quyền của nhà báo này được bảo đảm hoàn toàn theo pháp luật. Bắc Kinh tôn trọng quyền lãnh sự của Australia, bao gồm các chuyến thăm khi nhà báo này bị giam giữ. Người phát ngôn Trung Quốc xác nhận bà Thành đã về nước sau hơn ba năm. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Australia phát hiện mới về loài thú lông nhím mỏ ngắn đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Châu Âu

* Nga quan ngại về thiệt hại của đường ống Baltic, NATO nói gì? Ngày 11/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov miêu tả thông tin về thiệt hại của đường ống dẫn khí đốt Balticconnector dẫn khí đốt từ Estonia đến Phần Lan là đáng quan ngại, cho biết Nga đang chờ thêm thông tin về vụ việc. Ông cũng lưu ý Dòng chảy phương Bắc cũng đã bị hư hại do “một cuộc tấn công ở Biển Baltic”.

Về phần mình, phát biểu tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels, Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng nếu giả thuyết đường ống bị rò rỉ là một cuộc tấn công có chủ ý vào cơ sở hạ tầng quan trọng của khối, đây là vấn đề nghiêm trọng và “sẽ phải nhận lại phản ứng thống nhất và quyết liệt từ NATO”.

Trước đó, hôm 10/10, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tuyên bố vụ rò rỉ của đường ống Balticonnector có thể là do “tác động từ bên ngoài”. Văn phòng Tổng thống Phần Lan nêu rõ: “Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng đã được xem xét nghiêm túc và một cuộc điều tra về nguyên nhân đã được tiến hành kể từ ngày 8/10.

Các cơ quan chức năng nắm được tình hình. Thiệt hại đối với cả đường ống dẫn khí đốt và cáp viễn thông có thể là kết quả từ tác động bên ngoài. Nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Phần Lan và Estonia đang tiếp tục hợp tác điều tra.” (Reuters)

* Ba Lan xây cảng xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Ngày 10/10, tiếp xúc cử tri, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus thông báo cảng ngũ cốc đầu tiên của nước này sẽ được xây dựng tại Gdansk, chủ yếu để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine.

Theo ông, Công ty Đầu tư Lương thực và Thực phẩm Ba Lan (RSSI) đã kí một thỏa thuận với cảng Gdansk để thực hiện dự án nói trên. Bộ trưởng Telus nhấn mạnh dự án sẽ giúp cải thiện việc vận chuyển ngũ cốc, đặc biệt là từ Ukraine. Ông cũng giải thích rằng, việc tạo ra thêm “các hành lang đoàn kết” cho phép vận chuyển ngũ cốc Ukraine bằng đường biển là rất quan trọng, đồng thời nhấn mạnh việc thiếu nguồn cung cho các nước châu Phi sẽ có lợi cho Nga. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Lạnh lùng với Kiev, giai đoạn ‘quan hệ lãng mạn’ Ukraine-Ba Lan đã hết

Trung Đông-Châu Phi

* Qatar sẽ cung cấp khí đốt cho Pháp trong 27 năm: Ngày 1/10, QatarEnergy, công ty năng lượng nhà nước Qatar, thông báo Doha đã nhất trí cung cấp khí đốt tự nhiên cho tập đoàn năng lượng TotalEnergies (Pháp) trong 27 năm. Theo thỏa thuận này, Qatar sẽ cung cấp 3,5 triệu tấn khí đốt/năm theo thỏa thuận này, sau hai thỏa thuận với Total vào năm ngoái về tham gia dự án tăng cường khai thác mỏ khí đốt khổng lồ North Field của quốc gia vùng Vịnh này.

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi nêu rõ: “Hai thỏa thuận mới mà chúng tôi đã ký với đối tác TotalEnergies thể hiện cam kết liên tục của chúng tôi đối với thị trường châu Âu nói chung và thị trường Pháp nói riêng, từ đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của Pháp”.

Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, Total đã ký một thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD với QatarEnergy, trao cho công ty này 9,3% cổ phần trong dự án mỏ North Field South của Qatar, giai đoạn thứ hai của dự án tăng cường khai thác này.

Trước đó, vào tháng 6/2022, gã khổng lồ năng lượng của Pháp đã trở thành đối tác đầu tiên trong giai đoạn tăng cường khai thác đầu tiên của dự án mỏ North Field East, theo đó đầu tư hơn 2 tỷ USD để nắm giữ 25% cổ phần. Dự kiến, việc vận chuyển khí đốt tới miền Nam nước Pháp sẽ bắt đầu vào năm 2026. (Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa cáo buộc Nga phóng 93 tên lửa và gần 200 máy bay không người lái (UAV) vào Ukraine trong hôm nay 13.12. ...

Nga kiểm soát nhiều làng, Ukraine nhận thêm F-16

Nga tiếp tục tiến lên tại miền đông trong khi Ukraine nhận thêm chiến đấu cơ F-16 từ Đan Mạch. ...

Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc, Singapore-Ấn Độ tập trận chung, Mỹ gia tăng trừng phạt Venezuela

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/11.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Một bên vẫn “nắm đằng chuôi”, Hamas “ngã ngửa” nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là "tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực sau nhiều tháng leo thang. Tuy vậy, Israel vẫn đang ở thế chủ động trong mọi việc và vẫn còn nhiều việc phải làm để hiện thực hóa những cam kết của hai bên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

CT Group và 4 công ty thành viên trong lĩnh vực công nghệ cao đã mang đến sự kiện Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) một chuỗi các triển lãm đột phá và ấn tượng.

Khai mạc Triển lãm ‘Xứng danh bộ đội Cụ Hồ’

Sáng 20/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm ‘Xứng danh bộ đội Cụ Hồ’ với 200 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được lựa chọn kỹ lưỡng, trong đó có nhiều hiện vật gốc quý hiếm.

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ cần tuân thủ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ (NSA) Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự cuộc họp theo cơ chế Đại diện đặc biệt ở thủ đô Bắc Kinh hôm 18/12.

Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

USDA dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU tiếp tục tăng thêm 146.000 tấn so với năm trước và đạt mức 2,5 triệu tấn. Còn thị trường Mỹ ước tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn cà phê trong năm tới.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ sau tin rò rỉ hóa chất

Hôm nay (20.12), giới hữu trách Nhật Bản tiến hành việc kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ ở Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin đã xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất tại đây, theo AFP dẫn lời người phát...

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ cần tuân thủ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ (NSA) Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự cuộc họp theo cơ chế Đại diện đặc biệt ở thủ đô Bắc Kinh hôm 18/12.

Nỗi lo trước thềm năm mới

Khi tụ họp ở cuộc gặp cấp cao cuối cùng trong năm 2024, các thành viên EU ở trong tâm trạng lo âu nhiều hơn là phấn khởi. Ngoài những chuyện khiến EU vốn luôn khó khăn, khó xử và bất đồng nội...

Mới nhất

Kè chắn sóng ở biển Hội An bị sóng xé toạc hàng trăm mét

Hàng trăm mét bờ kè tạm thuộc phường Cẩm An bị sóng kết hợp nước biển dâng cao, kèm theo gió mạnh đã làm hư hỏng, một khối lượng cát lớn bị trôi. Chiều sâu trung bình từ 5-7...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem...

Gạo biến động, lúa tươi tiếp đà giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo các loại bình ổn, lúa tươi tiếp đà giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh nhẹ với cả lúa và...

Mưu sinh ở làng hoa mong Tết ấm

TPO - Chẳng ngại vất vả, những lao động mưu sinh ở làng hoa Kim Phúc (xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An) mong có một cái Tết trọn vẹn, đầy đủ hơn. Ngày giáp Tết, họ chỉ muốn có đủ sức khỏe để cuộc mưu sinh không bị gián đoạn. ...

Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh

So với dự thảo nghị định trước đó, ngưỡng tiền nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh mà Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp 5 lần, từ 10 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnhSo với dự thảo nghị định trước...

Mới nhất