Trang chủChính trịNgoại giaoTổng thống Putin đã tới Mông Cổ, có cách "thông nút cổ...

Tổng thống Putin đã tới Mông Cổ, có cách “thông nút cổ chai” đường ống khí đốt Nga-Trung Quốc

Dự án “Power of Siberia 2” từ lâu đã bị sa lầy vào các vấn đề chính như giá khí đốt và mức cung cấp. Tuy nhiên, trước chuyến thăm Mông Cổ, Tổng thống Putin đã xác nhận công tác chuẩn bị, bao gồm nghiên cứu khả thi và kỹ thuật, đang được tiến hành theo đúng kế hoạch.

Tổng thống Putin tới Mông Cổ thảo luận về dự án khí đốt nối Nga-Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến sân bay Ulaanbaatar, Mông Cổ, ngày 2/9. (Nguồn: Sputnik)

Điện Kremlin ngày 2/9 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ – quốc gia dự kiến nằm trên tuyến đường ống dẫn khí đốt mới nối Nga với Trung Quốc – Power of Siberia 2. Đây là chuyến thăm chính thức lần đầu tiên sau 5 năm của Tổng thống Nga tới Mông Cổ.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Putin dự kiến sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Ukhnaagiin Khurelsukh, vào ngày 3/9.

Nga đã đàm phán với Trung Quốc trong nhiều năm về dự án xây dựng đường ống vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt thiên nhiên mỗi năm từ khu vực Yamal của Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ.

Nga đang cân nhắc khả năng cung cấp “khí đốt giá rẻ” cho Mông Cổ nếu đường ống Power of Siberia-2 tới Trung Quốc được xây dựng, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Mông Cổ Onoodor.

Tổng thống Nga Putin thông báo, các công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho một thỏa thuận liên chính phủ về việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho Mông Cổ với mức giá ưu đãi. Ông Putin khẳng định, Moscow luôn “đáp ứng các yêu cầu của những người bạn Mông Cổ của chúng tôi để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng của họ với mức giá ưu đãi”.

Ông nói thêm rằng, Nga và Mông Cổ “đã có nhiều thập kỷ hợp tác hiệu quả” và việc phát triển quan hệ đối tác này “đã và vẫn là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại của Nga”.

Nếu mọi việc diễn ra như Tổng thống Putin tiết lộ, thì đây là những thông tin mới nhất liên quan Dự án Power of Siberia 2, sau động thái của chính phủ Mông Cổ – bỏ phiếu không đưa đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài 2.594 km Power of Siberia 2 kết nối Nga-Trung Quốc qua lãnh thổ của mình vào kế hoạch chi tiêu trong 4 năm tới – một dấu hiệu cho thấy siêu dự án có thể bị hoãn. Và phía Mông Cổ không mong đợi dự án đầy tham vọng này sẽ bắt đầu xây dựng trong khoảng thời gian này.

Ngoài ra, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Power of Siberia 2 sẽ đưa khí đốt đến miền Bắc Trung Quốc, cũng không chắc chắn vì phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sự chuyển dịch ngày càng tăng sang năng lượng tái tạo và chiến lược rộng hơn của Bắc Kinh nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ nhà xuất khẩu nào.

Theo phân tích của chuyên gia Joseph Webster, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, “việc tiếp cận thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu của miền Bắc Trung Quốc đang mở rộng và thị trường LNG toàn cầu có khả năng sẽ vẫn dư cung trong phần còn lại của thập kỷ này. Ngoài ra, miền Bắc Trung Quốc có thể khai thác thêm khối lượng từ sản xuất trong nước và các tuyến đường ống hiện có từ Trung Á đến Trung Quốc”.

Việc phê duyệt đường ống dự kiến sẽ làm thay đổi vận may hiện tại của Gazprom bằng cách gắn chặt hơn nữa với một thị trường tiêu dùng lớn, nhưng lập trường cứng rắn của Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến ông Putin mất đòn bẩy.

Việc ký kết một thỏa thuận về một dự án rộng lớn như Power of Siberia 2 vô cùng phức tạp, nhưng Trung Quốc rõ ràng tin rằng, họ đang nắm giữ những “quân bài” tốt hơn.

Trước đó, việc trì hoãn dự án Power of Siberia 2 khiến giới truyền thông quốc tế đặt nhiều câu hỏi, cho rằng “tình hữu nghị Bắc Kinh-Moscow có ranh giới”, bất chấp tuyên bố nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, rằng quan hệ song phương “không có giới hạn”.

Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh được cho là đang “nới lỏng” hợp tác năng lượng với Nga và thắt chặt quan hệ với Turkmenistan, khi tuyến đường ống mới nối Trung Quốc-Turkmenistan dường như có một số lợi thế rõ ràng hơn. Cho đến nay, vào năm 2024, Turkmenistan đang vượt qua Nga về cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, xét về mặt doanh thu.

Một báo cáo do một hãng tin tức của Uzbekistan Spot.uz, công bố cho biết, Turkmenistan là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2024, xuất khẩu 5,67 tỷ USD khí đốt. Nga đứng thứ hai với doanh số 4,69 tỷ USD.

Tuy nhiên, như chuyên gia Webster lưu ý, Power of Siberia-2 và đường ống Trung Quốc-Turkmenistan cung cấp cho các khu vực khác nhau của Trung Quốc và không nhất thiết phải đặt ra lựa chọn phải hủy bỏ đường ống kia, mặc dù “nhu cầu khí đốt tự nhiên trong tương lai và thậm chí hiện tại của Trung Quốc vẫn là một điểm mù phân tích lớn”.

Dự án Power of Siberia 2 là một phần trong chiến lược của Nga nhằm bù đắp cho phần lớn nguồn doanh thu từ khí đốt bị mất tại châu Âu – nơi mà “ông lớn” dầu khí Nga Gazprom đã từng cung cấp hơn 150 tỷ m3 khối khí đốt mỗi năm, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đây là dự án kế tiếp của tuyến đường ống cùng tên hiện nay, vốn đã cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc và dự kiến sẽ đạt công suất theo kế hoạch là 38 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tong-thong-putin-da-toi-mong-co-co-cach-thong-nut-co-chai-duong-ong-khi-dot-nga-trung-quoc-284827.html

Cùng chủ đề

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hàng loạt hit đình đám được trình diễn tại Nhạc hội âm nhạc lớn nhất năm của TH School

“Chúng con đã luyện tập rất lâu để chuẩn bị cho màn diễn bùng nổ của mình trên sân khấu. Nhạc hội là cơ hội để chúng con thể hiện bản thân cũng như mang lại niềm vui cho tất cả mọi người”, Nguyễn Trần Trâm Anh, học sinh lớp 6 TH School cơ sở Chùa Bộc hào hứng chia sẻ.

Bài đọc nhiều

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Cùng chuyên mục

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Mới nhất

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc...

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Mới nhất