Trang chủChính trịNgoại giaoTổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế...

Tổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế đồng thời với cả Trung Quốc và Nga, đây là lý do

Trong bài viết mới đây trên Aljazeer, tác giả Maximilian Hess (*) cho rằng, nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một cuộc chiến kinh tế trên hai mặt trận, với cả Nga và Trung Quốc, điều này sẽ đẩy Bắc Kinh tiến gần hơn nữa tới lập trường của Moscow.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. (Nguồn: AP)
Hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump và bà Kamala Harris, dường như đồng quan điểm trong vấn đề Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Mối bận tâm chung

Khi cuộc đua giành chức tổng thống tại Mỹ đang nóng lên, hai ứng cử viên – bà Kamala Harris và ông Donald Trump – đã đụng độ về một loạt vấn đề. Cho dù đó là vấn đề nhập cư, quyền sinh sản hay chi tiêu xã hội, cả hai đều tìm cách tập hợp các cơ sở của mình bằng cách tấn công lẫn nhau về những gì họ coi là mối quan tâm chính của cử tri.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà họ dường như đồng quan điểm – Trung Quốc. Mặc dù hai ứng viên có tầm nhìn khác nhau về cách theo đuổi chính sách của Mỹ đối với quốc gia đang thách thức vị thế của Washington trên trường quốc tế, nhưng họ dường như đồng ý rằng đó là một đối trọng cần phải được kiềm chế.

Vậy hai ứng viên đề xuất thực hiện điều đó như thế nào?

Phó Tổng thống Harris dường như tiếp tục theo đuổi các chính sách của Tổng thống Joe Biden. Bà sẽ tìm cách tăng cường quan hệ đối tác an ninh lâu đời của Mỹ ở châu Á bằng cách thiết lập các liên minh kinh tế, đồng thời vung “cây gậy lớn” chống lại những kẻ tìm cách vi phạm lệnh trừng phạt của Washington ngay cả ở các quốc gia đối tác.

Nữ Phó Tổng thống Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy “giảm rủi ro” khỏi Trung Quốc, một chính sách di dời ngành sản xuất ra khỏi lãnh thổ quốc gia Đông Bắc Á mà chính quyền ông Biden đã triển khai, như một điều có thể mang lại lợi ích cho các nước thứ ba.

Đảng Dân chủ cũng muốn đưa Đạo luật CHIPS và Giảm lạm phát (nhằm thúc đẩy sản xuất vi mạch trong nước và năng lượng sạch) không chỉ vào trọng tâm chương trình nghị sự trong nước mà còn vào việc khôi phục việc làm và các ngành công nghiệp, được cho là đã bị Bắc Kinh “đánh cắp”.

Ngược lại, cựu Tổng thống Donald Trump tăng gấp đôi sức mạnh của khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” trong các chiến dịch tranh cử và thậm chí còn đi xa hơn. Chính sách kinh tế rộng hơn của ông dựa trên việc quay trở lại áp dụng mức thuế quan rộng rãi theo kiểu thế kỷ XIX đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào nước Mỹ, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc.

Chính bằng việc thông qua các chính sách này mà ông đã tác động đáng kể đến chính sách địa kinh tế của Mỹ. Ngày nay, không có phe phái nào của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa kêu gọi tích cực hợp tác với Bắc Kinh.

Chương trình nghị sự ủng hộ thương mại tự do đã thống trị cả hai bên trong 25 năm giữa thời điểm Liên Xô sụp đổ và ông Trump lên nắm quyền đã bị bỏ qua một cách lặng lẽ. Các chiến dịch của cả ông Trump và bà Harris đều đưa ra những tầm nhìn chiến thuật tuy khác nhau nhưng về cùng một chiến lược, đó là bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ bằng cách thúc đẩy việc tách khỏi Trung Quốc.

Khi Nga “chen” vào giữa

Tuy nhiên, cả hai đều không xem xét đến thực tế rằng một nước Nga đang ngày càng mạnh mẽ cũng là mối đe dọa đối với trật tự kinh tế quốc tế do Washington thống trị và việc đối đầu với cả Bắc Kinh và Moscow cùng một lúc sẽ là hành động không khôn ngoan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Astana, Kazakhstan, ngày 3/7/2024. (Nguồn: Sputnik/AP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Astana, Kazakhstan, ngày 3/7/2024. (Nguồn: Sputnik/AP)

Mỹ phải thừa nhận rằng Trung Quốc quan trọng hơn nhiều về mặt kinh tế đối với các quốc gia bị cuốn vào cuộc cạnh tranh toàn cầu này, bao gồm cả các đồng minh. Điều này đúng với Gruzia và Kazakhstan – hai quốc gia không chấp nhận chế độ trừng phạt của phương Tây đối với Moscow nhưng đã tuân thủ một số quy định này, cũng như đối với Đức và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), những nước mà đối với họ, Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng như Washington.

“Hành lang giữa” của thương mại Á-Âu mà phương Tây tìm cách thúc đẩy để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga trong khu vực sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có sự tham gia của Trung Quốc. Hơn nữa, việc gây sức ép quá mức với Bắc Kinh có nguy cơ gây ra phản ứng dữ dội, có thể làm suy yếu hoặc thậm chí đảo ngược một số tiến bộ đã đạt được trong việc kiềm chế chương trình nghị sự địa kinh tế của Moscow.

Điều quan trọng ở đây là phải chỉ ra sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc – quốc gia láng giềng hùng mạnh. Kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine (tháng 2/2022), Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Nga. Bắc Kinh cũng là nhà cung cấp quyền tiếp cận các thị trường quốc tế cho Moscow (vốn bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây), với việc tạo điều kiện để các công ty Nga sử dụng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong giao dịch với doanh nghiệp ở các châu Mỹ Latinh, Á và Phi.

Tuy nhiên, bất chấp các lệnh trừng phạt ngày càng leo thang dưới thời chính quyền ông Biden đối với thương mại Trung Quốc, Bắc Kinh dường như vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận tầm nhìn của Moscow về trật tự thế giới.

Trung Quốc được cho là đã “miễn cưỡng thách thức” trực tiếp các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga hoặc thúc đẩy mạnh mẽ một khối tiền tệ mới để nhằm “hạ bệ” sự thống trị của đồng USD.

Ví dụ, các ngân hàng Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể việc giao dịch Nhân dân tệ cho các đối tác Nga sau khi Mỹ gia tăng các mối đe dọa trừng phạt thứ cấp. Chính các phương tiện truyền thông Nga cũng đã lưu ý thách thức này.

Ngay cả đối với các dự án kinh tế quan trọng, chẳng hạn như xây dựng đường ống dẫn khí đốt lớn mới giữa Nga và Trung Quốc có tên Power of Siberia 2, Bắc Kinh vẫn không cam kết quá mức. Mặc dù đã nhất trí về nguyên tắc, chỉ vài tuần trước khi xung đột nổ ra tại Ukraine, đến nay, không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán xung quanh việc phát triển dự án. Mông Cổ, nơi đường ống dự kiến ​​đi qua, gần đây đã chỉ ra rằng họ không mong đợi dự án sẽ hoàn thành trong 4 năm tới.

Nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một cuộc chiến kinh tế trên hai mặt trận, với cả Nga và Trung Quốc, điều này sẽ đẩy Bắc Kinh tiến gần hơn đến lập trường của Moscow. Hiện tại, Trung Quốc tự coi là trung tâm hợp pháp của trật tự kinh tế quốc tế mới nổi, thay thế Mỹ. Ngược lại, Nga tin rằng trật tự kinh tế quốc tế hiện tại nên bị phá hủy.

Trong khi nền kinh tế Nga chưa có cơ hội trở thành một cường quốc như Mỹ thì Trung Quốc chắc chắn là đối thủ cạnh tranh lớn của cả phương Tây và Washington.

Việc theo đuổi hợp tác gia tăng với Trung Quốc ngay bây giờ có ý nghĩa hơn, hoặc ít nhất là cố gắng đảm bảo sự hỗ trợ của Bắc Kinh dành cho Nga ở mức hạn chế nhất có thể. Logic này sẽ đúng ngay cả với những tiếng nói cứng rắn nhất của Mỹ về Trung Quốc – việc chưa tập trung vào Nga sẽ giúp Mỹ và các đồng minh ở một vị thế mạnh hơn nhiều để cạnh tranh với Trung Quốc trong tương lai.

(*) Maximilian Hess là thành viên của Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại (Foreign Policy Research Institute) có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tong-thong-my-tiep-theo-khong-nen-tao-cuoc-chien-kinh-te-dong-thoi-voi-ca-trung-quoc-va-nga-day-la-ly-do-284199.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, “cơn ác mộng” thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?

Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nín thở” chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc

Vị Tổng thống mới đắc cử từ đảng Cộng hòa hứa hẹn với người ủng hộ về một "nước Mỹ hoàng kim", đồng thời cam kết thay đổi các chính sách mà Washington đã áp dụng kể từ năm 1945...

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Tân Hoa xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định Bắc Kinh và Washington sẽ "được hưởng lợi từ hợp tác và sẽ chịu tổn hại nếu đối đầu".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Knapper khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ từ lưỡng đảng, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.  Theo đó, những nhân tố từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như ông John McCain và ông John Kerry đã ủng hộ sự phát triển quan hệ mạnh...

Cùng chuyên mục

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Mới nhất

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố...

(Bqp.vn) - Sáng 6/11, Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Đà...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. ...

Mới nhất