Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTổng thống Erdogan không ngại kinh tế bết bát nhờ ‘cuộc hôn...

Tổng thống Erdogan không ngại kinh tế bết bát nhờ ‘cuộc hôn nhân thực dụng’


Giới quan sát bình luận, trong những thành công mới nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có “bóng dáng” mối quan hệ tốt đẹp của ông với Tổng thống Nga Putin, đặc biệt từ sau xung đột quân sự Nga-Ukraine.

Nhờ ‘cuộc hôn nhân thực dụng’ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan không ngại kinh tế bết bát?
Tổng thống Erdogan không ngại kinh tế bết bát nhờ ‘cuộc hôn nhân thực dụng’ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Getty Images)

Chiến thắng trong cuộc bầu cử được cho là quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại 100 năm của đất nước, nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất Thổ Nhĩ Kỳ này cũng đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong một thế hệ của Thổ Nhĩ Kỳ và một liên minh đối lập hùng mạnh nhất, trên con đường giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khó khăn nhất.

Bí kíp cân bằng của Ankara

Theo giới quan sát nhận định, “cuộc hôn nhân” thuận lợi của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đã mang lại cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan những gì ông cần để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.

Nền kinh tế đang gặp khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ đang được hưởng lợi từ việc hoãn thanh toán đối với nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ông Erdogan mạnh dạn hơn với các cam kết trong chiến dịch tranh cử vừa qua.

Nga hiện là một trong những nguồn cung cấp nguồn nhân lực và tài chính quan trọng cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm qua, trong số người Nga đến với Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người đang mua tài sản, gửi tiền của họ bên ngoài nền kinh tế đang phải chịu sự trừng phạt của Moscow, hoặc mở doanh nghiệp. Chỉ tính riêng năm ngoái, người Nga đã mở 1.363 công ty mới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở một mức độ nào đó, số lượng người Nga mới đến đã – ít nhất là tạm thời– thay đổi bộ mặt của các thành phố Thổ Nhĩ Kỳ, chẳng hạn như Istanbul hay Antalya. Giá thuê nhà tăng vọt, quán cà phê đông đúc và thậm chí cả biển quảng cáo thỉnh thoảng cũng được viết bằng chữ Kirin và quan trong nhất là giá khí đốt tự nhiên vẫn ở mức thấp.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, việc duy trì và thậm chí làm sâu sắc thêm quan hệ với Nga, nhưng đồng thời duy trì vị trí là một trong những thành viên “có tiếng nói” của NATO là một hành động cân bằng khó khăn nhưng rất cần thiết. Và chính bí kíp cân bằng giữa Nga và phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp Ankara trở nên quan trọng đặc biệt dù là đứng ở bên nào.

Thổ Nhĩ Kỳ bị chèn ép giữa Iran và phương Tây, có biên giới trên bộ với Syria; kiểm soát lối ra biển duy nhất của Biển Đen và có biên giới trên biển với cả Ukraine và Nga. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Ankara đã tìm cách hỗ trợ cả nỗ lực quân sự của Ukraine – dù không phải nhân tố làm thay đổi cuộc chơi và cả nền kinh tế Nga đang “điêu đứng” bởi hàng loạt lệnh trừng phạt “ngột ngạt” từ phương Tây.

Ở bờ biển phía Bắc của mình, Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực với vai trò trung gian đàm phán Thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc, để nông sản của Ukraine có thể thuận lợi ra khỏi các cảng Biển Đen. Ở phía bên kia, Ankara tăng cường mua khí đốt và dầu mỏ của Nga, góp phần giúp Moscow giảm tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, vị trí trung gian trở thành “một món hời” được sinh ra từ nhu cầu địa chính trị, chính trị và kinh tế, nó đã giúp ông vượt qua cuộc bầu cử thách thức nhất từ trước đến nay đối với cá nhân ông.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cùng có lợi

“Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc hôn nhân thực dụng”, Alper Coskun, một thành viên cấp cao tại Quỹ vì Hòa bình quốc tế nhận xét. Dù đó, chắc chắn không phải là một cuộc hôn nhân dễ dàng.

Không đề cập vấn đề chính trị, chỉ xét về mặt kinh tế, đặc biệt kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã hỗ trợ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bằng dòng vốn khổng lồ, thậm chí nhắm mắt làm ngơ trước sự hỗ trợ quân sự “có hạn chế” của Ankara dành cho Kiev. Hai nước hiện đang đàm phán về khả năng giảm giá khí đốt và Ankara đã yêu cầu Nga hoãn thanh toán khí đốt cho đến năm 2024 – ít nhất đã cung cấp nguồn hỗ trợ kinh tế tạm thời.

Tất nhiên, đây là con đường hai chiều. Đối với Điện Kremlin đang bị cô lập do loạt đòn trừng phạt của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nơi trú ẩn an toàn về tài chính. Năm ngoái, thương mại giữa hai nước ước tính lên tới 70 tỷ USD, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Nga.

Đồng thời, hàng trăm công ty phương Tây đang tìm cách lách lệnh trừng phạt bằng cách mở văn phòng ở Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục giao dịch với Nga, tờ Hurriyet Daily News đưa tin.

Tờ Hurriyet Daily News nhận định, “Mặc dù ông Erdogan không phải lúc nào cũng là đối tác đáng tin cậy của Moscow, nhưng Tổng thống Putin khó có lựa chọn nào tốt hơn trong lúc này”.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nghĩa thực dụng cũng nổi bật trong các lựa chọn của họ. Về mặt địa lý và quân sự, Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong khối phương Tây và là một đồng minh quan trọng của phương Tây, nhưng về mặt kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài hợp tác với Nga. “Nếu Nga cắt đường khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ, đó sẽ là một thảm họa”, Kerim Has, chuyên gia độc lập về Nga ở Moscow nhận định.

“Tương tự như vậy, nếu nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ, các ngân hàng châu Âu cũng sẽ điêu đứng khi phải gánh chịu thiệt hại từ các khoản vay khổng lồ của Ankara”.

Giới chuyên gia nhận định rằng, ở thời điểm hiện tại, trong quan hệ Nga-Thổ dù vẫn tồn tại nhiều vấn đề cả chính trị và kinh tế, nhưng Tổng thống Erdogan đã thích nghi và công nhận Nga là đối tác quan trọng. Tuy nhiên, giống như tất cả các cuộc hôn nhân dù thực dụng hay không, thì tương lai phía trước là gì không ai có thể biết trước được, kể cả Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hay người đồng cấp ở nước Nga – ông Putin.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan với bề dày kinh nghiệm vượt khủng hoảng, đã chiến thắng trong cuộc đua vào ngày 28/5, để kéo dài thời gian tại vị ở chiếc ghế quyền lực sang thập kỷ thứ ba.

Tuy nhiên, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang suy thoái; Đồng nội tệ Lira sớm rơi vào tình trạng rơi tự do và tỷ lệ lạm phát hàng năm chạm mức 85% vào năm ngoái. Capital Economics cảnh báo, “ngày quyết định đối với nền kinh tế và thị trường tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ có thể sắp đến gần”. Giới phân tích cho rằng, đây chính là phép thử tức thời nhất đối với ông Erdogan.

Có lẽ tin vui mới nhất với Tổng thống Erdogan là Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa thông báo nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ với những tin tưởng vào Nội các mới và việc cải tổ đội ngũ kinh tế của ông.

Theo đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, tăng so với dự báo 2,7% được đưa ra vào tháng 1. Còn OECD dự kiến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng trưởng 3,6%, tăng so với dự báo 2,8% hồi tháng 3, theo báo cáo Triển vọng kinh tế mới nhất vừa công bố. WB còn cho biết, bất chấp những cơn gió ngược, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên cường trong quý đầu tiên và vẫn là quốc gia đóng góp chính cho sự tăng trưởng của châu Âu và Trung Á.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều quan ngại về nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Tham vọng nâng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ

Việc Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực mở rộng ảnh hưởng không chỉ tại các nước OTS mà còn là châu Phi cho thấy Trung Á và châu Phi là không gian tiềm năng để Ankara có thể trở thành một thế lực toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Nga “bật mí” điều khiện gia nhập BRICS, không có rào cản với EU hay NATO, nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ

Mới đây, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov thông tin, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không đưa ra điều kiện cho những quốc gia muốn trở thành thành viên và đối tác của nhóm.

Điểm danh 5 món ăn, vừa nghe tên là đoán được quốc gia ngay

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 món ăn nổi tiếng toàn cầu mà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Giá vàng ngừng “thoái lui”, nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 "xoay mình" bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce. Chuyên gia nhận định: "Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt".

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. Ngày 12-11, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

Cùng chuyên mục

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa có thông...

Bộ ủng hộ tỉnh Bình Định đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát

Báo cáo Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Giao thông vận tải bày tỏ ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát. Quan điểm trên...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng lựa chọn quà Tết, ký tặng chủ xe VinFast dịp Tết

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, quyết định tặng quà tri ân đặc biệt đến tất cả khách hàng sở hữu xe xăng và xe điện mua trực tiếp từ VinFast và đại lý ủy quyền trước ngày 31-12. Bộ quà Tết đặc biệt do ông Vượng lựa chọn, ký tặng. ...

Thuế VAT phân bón: Trăn trở của nông dân miền Tây

Trước đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với mặt hàng phân bón, nông dân trồng lúa, cây ăn trái ở miền Tây mong muốn cơ quan quản lý nhà nước làm sao giảm giá phân bón để giảm chi phí đầu vào. ...

Cà phê Việt rất ngon, lại đang ‘một mình một chợ’ nên có thể tự tin vào giá

Cà phê Robusta Việt Nam được khách hàng rất ưa chuộng vì có vị ngon hơn hẳn các nước, chưa kể thời điểm này chúng ta gần như 'một mình một chợ' vì các nước chưa thu hoạch. Do đó có cơ sở để tin vào mức giá tốt. ...

Mới nhất

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Mới nhất