Cuộc đàm phán về trần nợ công giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ngày 16/5 kết thúc sau chưa đầy một giờ họp. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy dường như tỏ ra lạc quan sau cuộc họp này.
Mỹ lo về kịch bản vỡ nợ chưa từng có tiền lệ. (Nguồn: NBC News) |
Phát biểu với các phóng viên, ông McCarthy cho rằng, hai bên vẫn còn xa mới đạt được một thỏa thuận nâng trần nợ. Tuy nhiên, theo ông, vẫn “có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần”.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho biết, Tổng thống Biden đang cố gắng đạt được thỏa thuận trước ngày 1/6 để xóa bỏ mối đe dọa về một thảm họa kinh tế nếu nước Mỹ bị vỡ nợ và cuộc họp lần này có hiệu quả hơn một chút.
Ông McCarthy cũng khẳng định: “Cuộc họp đã tạo tiền đề cho các cuộc đối thoại trong tương lai về việc nâng trần nợ. Tổng thống Biden đã chỉ định 2 người trong chính quyền của ông để đàm phán trực tiếp với phe Cộng hòa về vấn đề trần nợ”.
Trong khi đó, phía đảng Dân chủ không tỏ ra tích cực về một khung thời gian nhanh chóng để đạt thỏa thuận, dù Nhà Trắng đã khẳng định cuộc gặp diễn ra “hiệu quả và trực tiếp”.
Theo kế hoạch, Tổng thống Biden trong ngày 17/5 sẽ bắt đầu rời Mỹ để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 trong 3 ngày (19-21/5) tại Nhật Bản.
Nhà Trắng xác nhận, nhà lãnh đạo Mỹ sau đó sẽ cắt ngắn chuyến công du châu Á dự kiến và trở lại Washington vào cuối tuần để tiến hành đàm phán với đảng Cộng hòa về thỏa thuận nâng trần nợ.
Trong bối cảnh này, các ngân hàng và công ty quản lý tài sản trên phố Wall đã bắt đầu chuẩn bị cho những tác động nếu nước Mỹ vỡ nợ.
Lĩnh vực tài chính đã chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng như vậy vào trước đó và gần đây nhất là vào tháng 9/2021. Tuy nhiên, lần này, thời gian cho việc đạt thỏa thuận tương đối ngắn, khiến các ngân hàng lo ngại.
Giám đốc điều hành (CEO) Citigroup Jane Fraser cho rằng, bất đồng về trần nợ lần này đáng lo ngại hơn các lần trước.
Trong khi đó, CEO của JPMorgan Chase & CO Jamie Dimon tiết lộ, ngân hàng này tiến hành họp hằng tuần về những tác động nếu nước Mỹ vỡ nợ.
Trái phiếu chính phủ Mỹ là cơ sở của hệ thống tài chính toàn cầu. Do đó, việc đánh giá đầy đủ tác động nếu nước này vỡ nợ sẽ là khó khăn.
Tuy nhiên, các CEO nhận định, sẽ có những biến động lớn trên các thị trường chứng khoán, trái phiếu và các thị trường khác.
Các CEO trên phố Wall, những người tư vấn về trái phiếu chính phủ, cảnh báo, vấn đề của thị trường trái phiếu sẽ nhanh chóng lan sang các thị trường chứng khoán phái sinh, cho vay thế chấp và hàng hóa, khi nhà đầu tư hoài nghi về giá trị pháp lý của trái phiếu vốn được sử dụng rộng rãi để đảm bảo cho các giao dịch và các khoản vay.
Việc nợ vượt trần dù trong thời gian ngắn cũng có thể sẽ khiến lãi suất tăng, giá cổ phiếu lao dốc và dẫn tới những vi phạm đối với các thỏa thuận vay.
Cảnh báo Mỹ vỡ nợ: Bộ Tài chính và Fed ‘bó tay’, điều gì sẽ đến sau ngày 1/6?
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn bế tắc trong việc nâng trần nợ, trong khi Bộ Tài chính nước này cảnh báo chính … |
Chuyên gia Trung Quốc: ‘Cuộc chiến’ trần nợ công ở Mỹ tạo thời cơ cho Nhân dân tệ tiến lên, truất quyền bá chủ của đồng USD
“Cuộc chiến trần nợ công” giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ có thể đang mang lại một số cơ hội tốt … |
Nguy cơ Mỹ vỡ nợ trùng thời điểm ngân hàng lo gặp ‘xoắn ốc tử thần’, USD ‘chịu trận’
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu Mỹ vỡ nợ, vị trí bá chủ của đồng USD trong lĩnh vực tài chính toàn … |
Bộ trưởng Tài chính Anh: Mỹ vỡ nợ sẽ ‘hoàn toàn là thảm họa’
Anh cho rằng mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ liên quan đến vấn đề trần nợ công đặt ra mối đe dọa rất nghiêm … |
Cảnh báo Mỹ vỡ nợ: Tổng thống Biden lạc quan, Nhà Trắng đang mong muốn điều gì?
Ngày 14/5, Tổng thống Joe Biden lạc quan về khả năng đạt đồng thuận với đảng Cộng hòa trong việc nâng trần nợ và tránh … |