Trang chủNewsKinh tếTổng cục Thuế cần lắng nghe và tháo gỡ kịp thời

Tổng cục Thuế cần lắng nghe và tháo gỡ kịp thời


Doanh nghiệp kiệt quệ vẫn chờ “lấy ý kiến”

Nghị định 132/2020 về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết sau khi được ban hành đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), cho rằng mục tiêu của Nghị định số 132/2020 là nhằm hạn chế giao dịch liên kết giữa các DN, ngăn chặn nguy cơ chuyển giá, gian lận thuế. Trước đây mục tiêu của chúng ta thường hướng vào các DN FDI với những quan hệ tài chính phức tạp, có sự khác biệt về mức thuế suất giữa các địa điểm hoạt động. Trong khi đó quan hệ giữa ngân hàng (NH) và DN nếu điều chỉnh theo cách giải thích này thực ra là hướng đến chống vốn mỏng, một mục tiêu hoàn toàn khác. Bởi quy định các bên liên kết bao gồm cả trường hợp NH cho DN vay nếu khoản vay từ 25% vốn góp và trên 50% nợ trung và dài hạn của DN đi vay cũng bị khống chế trần chi phí lãi vay. Thực tế, các DN trong nước rơi vào trường hợp này rất nhiều vì thường vốn của DN là vốn vay NH trung và dài hạn (khác với nhiều nước khác thì vốn vay NH chủ yếu là ngắn hạn). Quy định này chưa phù hợp thực tiễn bởi hiện nay ở VN, thị trường vốn chưa thực sự phát triển, chưa phải là kênh huy động vốn phổ biến, DN vẫn chủ yếu dựa nhiều vào NH, sống bằng tín dụng NH. Cho nên nếu diễn giải NH như là một bên trong quan hệ liên kết khi khoản vay vốn ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn thì chắn chắn diện DN phải áp dụng hiện nay cực lớn. DN muốn tìm nguồn vốn hoạt động ngoài NH thì tìm ở đâu? Đó là chưa tính đến sự bất lợi về lãi suất NH mà DN Việt vay luôn cao hơn các quốc gia cạnh tranh trong khu vực.

Tổng cục Thuế cần lắng nghe và tháo gỡ kịp thời - Ảnh 1.

Nâng trần chi phí lãi vay là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

“Các năm trước, khi mặt bằng lãi suất ổn định ở mức trung bình thấp, chi phí lãi vay của hầu hết các DN đều dưới mức 30% này. Cuối năm 2022, đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất tăng mạnh do biến động kinh tế vĩ mô, NH Nhà nước tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, chống mất giá đồng tiền VN và giữ an toàn hệ thống NH. Lúc này, chi phí lãi vay của nhiều DN vượt mức 30% cho phép của Nghị định 132. Hệ quả là các DN này bị giảm chi phí được trừ khi tính thuế và phải nộp thêm thuế. Tổng cục Thuế nên nhanh chóng lắng nghe DN, đối thoại với DN và có phương án tháo gỡ kịp thời. Đây là một giải pháp hỗ trợ DN mà có tác động lớn và hiệu quả cao, đặc biệt với các DN tư nhân trong nước đang rất khó khăn trong vấn đề dòng tiền”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Tổng cục Thuế nên nhanh chóng lắng nghe DN, đối thoại với DN và có phương án tháo gỡ kịp thời. Đây là một giải pháp hỗ trợ DN mà có tác động lớn và hiệu quả cao, đặc biệt với các DN tư nhân trong nước đang rất khó khăn trong vấn đề dòng tiền.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN

Mới đây, trên trang web của Tổng cục Thuế, cơ quan này cho biết đã tổng hợp các vướng mắc và đề xuất sửa quy định về giao dịch liên kết. Cụ thể, Phó cục trưởng Cục Thanh tra – Kiểm tra Tô Kim Phượng cho biết Tổng cục Thuế đã xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết việc thi hành Nghị định 132/2020 của Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ ngành. Sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ ngành, Tổng cục Thuế sẽ trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ theo đúng trình tự quy định, từ đó triển khai đúng yêu cầu tiến độ như yêu cầu của Chính phủ. Đối với việc khống chế chi phí lãi vay đối với DN có giao dịch liên kết nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá thông qua lãi vay của các DN có giao dịch liên kết, điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về việc các nước cần quy định ngưỡng giới hạn khấu trừ chi phí lãi vay trong khoảng từ 10 – 30% trên tổng lợi nhuận trước thuế chưa trừ khấu hao và lãi vay. Theo đó, Nghị định 132 quy định mức khống chế chi phí lãi vay theo mức cao nhất là 30% là phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế triển khai Nghị định 132, việc khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp DN vay NH thời gian qua nhiều DN có kiến nghị bỏ quy định này. Qua ý kiến phản ánh của DN, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, rà soát, thực tế tại VN, việc vay vốn NH để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là hoạt động thường xuyên và phổ biến. Trên cơ sở kiến nghị của DN, Tổng cục Thuế sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét sửa đổi trên cơ sở kiến nghị của DN.

Quy trình lấy ý kiến quá lâu

Theo TS Huỳnh Thanh Điền, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đặc điểm của DN trong nước là sử dụng vốn vay nhiều vào thời điểm quy mô còn nhỏ và đang trong quá trình mở rộng, phát triển. Do đó khuyến nghị của OECD về trần chi phí lãi vay từ 10 – 30% là chưa phù hợp cho VN. Hơn nữa, trong giai đoạn đặc biệt khó khăn hiện nay, nhiều DN vẫn chưa thể khôi phục lại được hoạt động như trước thì phải gia tăng nhiều chính sách hỗ trợ. Nhiều dự báo của các tổ chức, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cũng cho rằng trong năm 2024 kinh tế cũng còn đối diện với nhiều khó khăn. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ DN và cũng tiếp tục thực hiện trong năm 2024 như giảm thuế, phí nhiều hơn. Việc mở rộng chính sách tài khóa lúc này là điều nên làm. Do đó, việc sửa đổi Nghị định 132 mà cụ thể là nâng trần lãi suất từ 30% lên 50% là một giải pháp cần thực hiện ngay. Điều này đồng nghĩa là Chính phủ không tận thu mà để lại tiền cho DN hoạt động, nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn và nhiều đơn vị cũng còn khó tiếp cận vốn từ NH. Hơn nữa, việc sửa đổi nghị định này cũng không cần thiết phải xin ý kiến trong thời gian lâu như quy trình xây dựng chính sách mới. TS Huỳnh Thanh Điền nhấn mạnh: Chỉ cần nhìn vào báo cáo của DN, chỉ số GDP của nền kinh tế là thấy mức tăng trưởng thấp thì sẽ thấy cần phải tháo gỡ ngay những khó khăn cho DN nói chung. Điều đó cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó ngân sách sẽ tăng được nguồn thu ở nhiều khoản thuế, phí khác.

Chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội, TS Vũ Tiến Lộc nhận định: Hiện nay dường như quy trình lấy ý kiến để làm chính sách quá lâu. Chỉ cần có một ý kiến không đồng thuận là cơ quan lấy ý kiến cũng có tâm lý chờ đợi vì cũng sợ trách nhiệm, không dám quyết. Trong khi trước đây khi lấy ý kiến với đa số đồng thuận là xong. Điều này cần phải được thay đổi, nhất là trong khi Chính phủ vẫn quyết liệt cải cách hành chính, rút gọn thủ tục. Riêng đối với việc sửa Nghị định 132/2020 về quản lý thuế với giao dịch liên kết thì phải khẩn trương sửa nhanh, đặc biệt là việc nâng trần tỷ lệ chi phí lãi vay của DN. Hiện số lượng DN bị thua lỗ, thu hẹp hoạt động, sa thải người lao động vẫn đang diễn ra nhiều. Vì vậy, các bộ ngành cần phải khẩn trương, làm nhanh hơn, nhất là Chính phủ đã đồng ý để sửa đổi những quy định chưa phù hợp thực tế. 

Đằng sau mỗi DN là số phận của rất nhiều hộ gia đình và có thể lên đến hàng triệu người dân. Một chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN được đưa ra chính là đảm bảo công ăn việc làm, an sinh xã hội cho hàng triệu người dân chứ không phải là gỡ khó cho mình ông chủ DN. Càng để chậm trễ DN càng khó khăn thì càng tạo ra nhiều hệ lụy về kinh tế và cả an sinh xã hội nói chung.

Chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội, TS Vũ Tiến Lộc



Source link

Cùng chủ đề

Giảm lãi vay, không gấp gáp thu nợ với DN bị thiệt hại sau bão

Ngày 12.9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 3 đã làm cơ sở vật chất của hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bị thiệt hại và hư hỏng, nhất là tại các địa phương tâm bão đi qua (TP Hạ Long, Cẩm, Phả, Uông Bí và TX Quảng Yên).Theo thống kê ban đầu của tỉnh Quảng...

Miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Công văn số 7417 về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra.Công văn nêu rõ, từ ngày 6/9/2024 đến nay, cơn...

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Chiều 16.7, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đã đảm bảo cung ứng điện dù thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt. Theo đó, sản lượng điện...

EVN phải trả hơn 50 tỉ đồng/ngày tiền lãi vay, góp phần đẩy lỗ sau thuế lên cao kỷ lục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, năm ngoái, tổng doanh thu hợp nhất của EVN đạt hơn 500.000 tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2022. Lợi nhuận gộp ghi nhận hơn 13.000 tỉ đồng, tăng hơn 20%.Dù doanh thu tăng, nhưng trong năm 2023, EVN lỗ sau thuế lên tới 26.700 tỉ đồng do chi phí lãi vay và quản lý...

Bộ Tài chính sửa quy định về giao dịch liên kết, điều băn khoăn còn bỏ ngỏ

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo lần 2 Nghị định Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Điểm d, khoản 2, điều 5 quy định: “Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Vốn ngoại đổ bộ vào bất động sản phía Nam

Nguồn vốn ngoại liên tục đổ bộ vào thị trường bất động sản phía Nam, kéo theo sự ra đời của hàng loạt dự án bất động sản mới trong những tháng cuối năm 2024 và thời gian tiếp theo. Vốn ngoại đổ bộ Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện...

Giá vàng nhẫn lại lập kỷ lục mới, lên mốc 81,0 triệu đồng/lượng

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 10h30 sáng ngày 23/9, giá vàng miếng SJC của các thương hiệu không thay đổi so với kết thúc phiên giao dịch tuần trước. Hiện, vàng miếng đang giao dịch ở mức 80,0-82,0 triệu đồng/ lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn lại thiết lập kỷ lục mới. Ảnh Cấn...

Cần gỡ “nút thắt” về vốn cho hợp tác xã do phụ nữ quản lý

Có lợi thế là nằm ngay tại vùng trồng quế, với nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng “nút thắt” về vốn đã khiến Hợp tác xã (HTX) Quế Trà My - Minh Phúc (xã Trà Giang, huyện Bắc...

Cánh rừng Net Zero – nỗ lực của Vinamilk nhằm hình thành những bể hấp thụ carbon

Cánh rừng Net Zero Vinamilk nơi Đất Mũi Các thành viên trong đoàn nhân viên Vinamilk đều háo hức khi tham gia hoạt động “Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 25ha rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau” năm thứ 2. Đoàn gồm gần 60 thành viên, đến từ các văn phòng, chi nhánh, nhà máy của Vinamilk tại Bắc Ninh, TP.HCM và Cần Thơ.  Anh Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Nhà máy Sữa...

AEON Việt Nam chính thức hiện diện tại Huế

DNVN - Trung tâm Bách hóa tổng hợp và siêu thị đầu tiên tại miền Trung của AEON Việt Nam đã chính thức khai trương hôm 21/9 tại Huế. ...

Cùng chuyên mục

Hãng hàng không quốc gia Malaysia mở đường bay đến Đà Nẵng

Sáng 24/9, chuyến bay từ Kuala Lumpur mang số hiệu MH748 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia...

Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Sau 2 năm thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030, việc nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như đa dạng thị trường xuất khẩu là 2 trong số các kết quả nổi bật của xuất khẩu của nước ta. Thực tế, đây vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là đòi hỏi thực tiễn mã hoạt động xuất nhập khẩu phải đáp ứng. Phóng viên Báo Công Thương...

Giá vàng nhẫn DOJI đang cao nhất thị trường, SJC bật tăng mạnh

Tại thời điểm khảo sát lúc 14h ngày 24/9, giá vàng nhẫn tăng cao và neo ở ngưỡng kỷ lục. Cụ thể, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn cao nhất thị trường, lên 81,6 triệu đồng/lượng trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn thấp nhất thị trường 81,3 triệu đồng/lượng. ...

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Trong khuôn khổ Lễ vinh danh IR Awards 2024 được tổ chức vào ngày 24/9 tại TP.HCM, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vinh dự được xướng tên tại hai hạng mục giải thưởng danh giá, bao gồm Top 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất và Top 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất. “Đây là minh chứng cho những...

Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam, thúc đẩy kinh tế xanh, bền vững

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu. (Ảnh: K.D) ...

Mới nhất

TS Trần Việt Nga được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao quyết định số 2799/QĐ-BYT ký ban hành ngày 23/9/2024, bổ nhiệm bà Trần Việt Nga - Tiến sĩ, Kỹ sư công nghệ thực phẩm, Phó Cục trưởng Phụ trách quản lý, điều hành Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) giữ chức Cục trưởng Cục...

Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank

Chiều 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết Chính phủ đề nghị Ủy Ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định...

Mới nhất