Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam


Nội dung trên được Tổng Bí thư nêu trong buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay 18/11.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này.

Trước bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực được xác định là cơ hội phát triển cốt lõi, Tổng Bí thư gợi mở ba vấn đề lớn với ngành Giáo dục.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại sự kiện.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại sự kiện.

Thứ nhất, mục tiêu cao nhất hiện nay là hoàn thành sự nghiệp đổi mới, tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là nhiệm vụ đầy khó khăn, thử thách, song từ phong trào “bình dân học vụ”, củng cố niềm tin vững chắc là chúng ta sẽ thành công khi có mục tiêu trong sáng, chính sách thông minh và cách làm sáng tạo.

Ngành Giáo dục phải đặt ưu tiên phát triển con người với nhân cách, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, tăng thực hành, chú trọng thực học, tránh bệnh thành tích. Với giáo dục đại học, cần chuyển mạnh từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chính.

“Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030, Việt Nam trong ba nước đứng đầu ASEAN về số lượng công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường đại học vào top 100 trường hàng đầu thế giới”, Tổng Bí thư chỉ đạo.

Ba năm qua, với khoảng 18.000 công bố quốc tế mỗi năm, Việt Nam trong top 50 quốc gia dẫn đầu về hoạt động này. Về xếp hạng đại học, vị trí cao nhất của một cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đạt được là vào top 400-500 thế giới, theo THE.

Thứ hai, Tổng Bí thư chỉ ra một số việc mà ngành Giáo dục cần làm ngay, như có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ; phát động phong trào “bình dân học vụ số” để phổ cập kiến thức chuyển đổi số toàn dân. Ngành giáo dục cần tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi, kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Đồng thời, ngành Giáo dục cần bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi theo đúng Nghị quyết mà Đảng đã đề ra. Có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Dựa vào dân, huy động sức dân, tổ chức nhân dân cùng làm giáo dục với chi phí thấp nhất và hiệu quả tối đa.

Thứ ba, là phát triển lực lượng nhà giáo cả về chất và lượng. Tổng Bí thư yêu cầu ngành Giáo dục nghiên cứu cơ chế, chính sách giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thu hút người tài, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, xây dựng môi trường học tập lành mạnh.

Đồng thời ngành giáo dục cần nghiên cứu giải pháp đột phá để phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, vừa làm việc trong ngành Giáo dục, đồng thời cống hiến ở ngành, lĩnh vực khác. Xây dựng môi trường học tập thật sự lành mạnh, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với gia đình, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương; xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm của xã hội.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chỉ có thể thực hiện thành công tâm nguyện của Người khi và chỉ khi chúng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo. Trách nhiệm vinh quang đòi hỏi những nỗ lực lớn lao, sự bứt phá mạnh mẽ, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết và trực tiếp nhất là đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Tôi tin tưởng rằng, với một đất nước, một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài; đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công đổi mới giáo dục và đào tạo”, Người đứng đầu Đảng nói.

Trước đó, Tổng Bí thư ghi nhận những thành tựu mà ngành Giáo dục đã đạt trong thời gian qua, như hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; chất lượng giáo dục phổ thông (cả đại trà và mũi nhọn) đều có chuyển biến tốt; công bố khoa học quốc tế tăng mạnh. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư cũng cho rằng, cần “thẳng thắn nhìn nhận” những mặt chưa làm được. Điển hình như việc đổi mới giáo dục đã hàng chục năm, nhưng cơ bản chưa chuyển biến thực sự về chất, chưa đáp ứng kỳ vọng.

Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hay tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi, mù chữ, tái mù chữ ở vùng sâu, vùng xa rất trăn trở. Đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới, một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.

Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế kéo dài mà chưa giải quyết dứt điểm, như chất lượng giáo dục các cấp nhìn chung còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành; hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp không tìm được việc làm, gây lãng phí lớn.

Hà Cường



Nguồn: https://vtcnews.vn/tong-bi-thu-to-lam-phan-dau-tang-hang-giao-duc-viet-nam-ar908051.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng...

Tâm sự của người thầy mong đừng ‘méo mó’ ngày Nhà giáo

Thế hệ chúng tôi là những người từng trải qua nhiều thập niên gắn bó với giáo dục; từng là học sinh rồi lớn lên, trở thành thầy cô đứng trên bục giảng dạy học. Thế nên, mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt...

Khi học trò… già nhớ ơn thầy cô

Ngày 20.11 đã trở thành lễ kỷ niệm nghề giáo, ngày nêu cao tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Có một nhóm học trò… già không chỉ nhớ đến thầy cô từng dạy dỗ mình vào ngày này mà...

Hành trình đặc biệt của một nhà giáo tiêu biểu

Có một giáo viên tiểu học ở TP.HCM được Bộ Giáo dục - Đào tạo tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Hành trình cô đang đi đặc biệt và đầy xúc động. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nên giữ tiền thế nào khi mỗi tháng dư 30 triệu đồng?

Đó là lời khuyên của chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Thị Thu Hương - Công ty CP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT.Cô cho rằng, nếu chưa có bất kỳ kế hoạch tài chính cá nhân nào thì khi dư 30 triệu đồng/tháng, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị một số phương án dự phòng tài chính cho bản thân và gia đình.Theo đó, phương án tài chính...

Biết điều này sớm, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ vứt bỏ vỏ chuối

Sau đây là những lý do mà bạn nên biết để tận dụng vỏ chuối.Vỏ chuối giàu chất dinh dưỡngTrong vỏ chuối chứa nhiều kali, magie, chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết cho trái tim khỏe mạnh, tăng cường cơ bắp. Do đó bạn có thể sử dụng vỏ chuối để làm sinh tố sẽ giúp cải thiện trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, chất xơ trong vỏ chuối...

Võ sĩ Philippines khởi động quá sức, cao thủ Việt Nam chưa cần ra đòn vẫn thắng

Võ sĩ Philippines tự chấn thương vì khởi độngTrận đấu giữa Trần Ngọc Lượng và Rhino Casipe là điểm nhấn thú vị của LION Championship 19 diễn ra cuối tuần trước. Casipe là võ sĩ khách mời của sự kiện, trong khi Trần Ngọc Lượng là tay đấm hàng đầu của làng MMA Việt Nam ở hạng cân 60 kg.Trận đấu kết thúc chóng vánh chỉ sau 35 giây. Trần Ngọc Lượng giành chiến thắng knock-out dù võ...

Elon Musk phóng thử Starship lần 6, sao Hỏa ngày càng gần

Với mỗi lần thử nghiệm thành công, siêu tên lửa Starship cao hơn 120 mét của SpaceX càng tiến gần đến cột mốc đưa được phi hành đoàn lên quỹ đạo. Tuy nhiên, trước khi đạt mục tiêu đó, con tàu phải đáp ứng thành công một số yêu cầu kỹ thuật nhất định. SpaceX cho biết lần thử nghiệm tiếp theo của Starship, tức là lần thứ 6, dự kiến sẽ diễn ra vào tối thứ hai, 18/11...

NSƯT Như Huỳnh giành Huy chương vàng Liên hoan cải lương toàn quốc 2024

Sau 20 ngày tranh tài, Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 đã khép lại tại thành phố Cần Thơ. Chương trình được tổ chức bởi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ.Kết thúc liên hoan, BTC đã trao 4 Huy chương vàng cho các vở diễn Xuân Hương nữ sĩ (Nhà hát cải lương Hà Nội); Người con của rừng Tràm...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh Sư phạm nhập vai “Xúy Vân giả dại” khiến cả hội trường bất ngờ vì diễn quá xuất sắc

Sự tài tình của nữ sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khi hóa thân vào nhân vật Xúy Vân là cùng một lúc vừa múa vừa ca, vừa biểu hiện những ngôn ngữ cơ thể… như diễn viên chuyên nghiệp. ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến ngành Giáo dục phải suy ngẫm

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại đây, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu sâu sắc khiến ngành Giáo dục nói chung và những người làm...

Tâm sự của người thầy mong đừng ‘méo mó’ ngày Nhà giáo

Thế hệ chúng tôi là những người từng trải qua nhiều thập niên gắn bó với giáo dục; từng là học sinh rồi lớn lên, trở thành thầy cô đứng trên bục giảng dạy học. Thế nên, mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt...

Đột phá chính sách để hút người tài vào sư phạm

Lâu nay tình trạng thiếu giáo viên tưởng chừng đang mở ra những cơ hội cho sinh viên sư phạm, song thực tế lại chưa thuận lợi như mong đợi. Một bộ phận lớn sinh viên sư phạm ra trường vẫn phải đối mặt với cảnh thất nghiệp, phải làm trái ngành hoặc từ bỏ ngành học đã chọn. ...

Mới nhất

Lô cốt cũ ‘đắp chiếu’, lô cốt mới lại mọc trên đường Hà Nội

TPO - Trong khi cả 10 vị trí hàng rào thi công (lô cốt) trên đường Vũ Trọng Khánh nằm im nhiều năm nay thì gần đây, nhiều lô cốt thi công lại mọc thêm tại nút giao ngã ba Trần Phú - Vũ Trọng Khánh và tuyến đường Trần Phú (Hà Đông). Tình trạng này gây ùn...

Sắp diễn ra Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV

Theo dự kiến, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong tháng 11/2024. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh...Công trình “Xây...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán...

18 triệu người sốc trước clip chàng trai đi theo cầu thang bí ẩn giữa rừng và cái kết đầy ám ảnh

Nhiều người xem cho biết họ cảm thấy sợ hãi cùng chàng trai khi xem đoạn clip. ...

Nâng cao công tác an toàn hóa chất – Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại

Theo thống kê từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có hơn 2 triệu lao động trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những vụ rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất không chỉ gây thiệt hại về tài...

Mới nhất