Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh



Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước như ngày nay.

Tổng Bí thư cho rằng, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện. Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của Trung ương chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học”, “Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động” với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong kỷ nguyên mới.

Để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời, Tổng Bí thư nêu rõ quan điểm: Luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.

Đột phá phải tiến hành ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đó là những khoảng không gian vô tận, có nhiều miền hoang vu, có nhiều cơ hội để các trí thức, các nhà khoa học, người lao động biến “sỏi đá thành cơm”.

Về hành động, Tổng Bí thư yêu cầu: Cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Nhà nước cần tập trung bốn việc: Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.

Tổng Bí thư nêu rõ, cần thống nhất nhận thức và hành động. Xác định phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trung ương đã gương mẫu hành động với Chương trình hành động kèm theo được quán triệt ngay hôm nay. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa Nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển. Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026-2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội.

Tổng Bí thư đề nghị, phải khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm.

Bộ Chính trị đã định hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và tinh thần này sẽ được thể chế hóa trong Luật sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến được Quốc hội thông qua sớm. Ban cán sự đảng Chính phủ cần phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ xây dựng 27 luật và 19 nghị định trong năm 2025, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn. Hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường sống còn

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư chỉ rõ, khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ. Trong quý I/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc. Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. Xem xét bỏ bớt các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với yêu cầu mới của Nghị quyết 57. Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng.

Tính toán hình thành cơ chế Kiến trúc sư trưởng hoặc Tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ và chuyển đổi số mang tính liên ngành; lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ. Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, R&D, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình “đầu tư công-quản trị tư”, bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Sớm công bố chính sách này và hướng dẫn thủ tục thực hiện thuận lợi. Tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin – cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.

Nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Tổng Bí thư yêu cầu, ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc…; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số. Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5-10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. Tối ưu hóa và nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng Internet băng thông rộng và phạm vi phủ sóng cáp quang. Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai Luật Dữ liệu và sàn giao dịch dữ liệu trong năm 2025. Trong năm 2025, Ban cán sự đảng Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo nguồn điện bền vững. Đồng thời, cần quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, để phục vụ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải, Tổng Bí thư đề nghị cần ưu tiên nguồn lực cho một số ngành kinh tế có lợi thế và tiềm năng phát triển, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí; đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực quốc tế, trước mắt là trong khu vực ASEAN, thông qua các sáng kiến như Công ước Hà Nội; chúng ta phải biết cách “đứng trên vai của những người khổng lồ”. Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.

Quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa, Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư chỉ rõ, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.

Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, nhân dân và giới trí thức, Tổng Bí thư tin tưởng, Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.


Theo TTXVN





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/tong-bi-thu-to-lam-nghi-quyet-57-se-tao-buoc-dot-pha-gop-phan-phat-trien-kt-xh-va-dam-bao-quoc-phong-an-ninh/20250113020010282

Cùng chủ đề

Hoa Trung Quốc ‘lấn lướt’ thị trường Tết

Nhiều loại hoa cắm cành được nhập từ Trung Quốc như anh đào sakura, thanh liễu, tuyết mai... được tiểu thương dự đoán tiếp tục giữ ngôi 'vương' hoa Tết năm nay. Ông Mười cho rằng ngành trồng hoa trong nước vẫn có những...

Địa phương thứ 2 ở ĐBSCL có hệ thống Trường FPT

(NLĐO) – Công trình Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT tại Hậu Giang được xây dựng trên tổng diện tích hơn 5ha ...

Bỗng dưng bị liệt sau mũi tiêm chữa đau vai gáy

NDO - Sau mũi tiêm điều trị bệnh vai gáy ở một phòng khám tư, bệnh nhân bị liệt toàn thân và đến nay mới chỉ phục hồi một phần chi trên. Chị V.T.T (54 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một đợt sốt và được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Chị T. được điều trị hết sốt, tình trạng ổn định. Tuy nhiên khi về nhà, chị T. vẫn thấy còn đau mỏi vai gáy nên...

Cháy lớn tại trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Khói lửa bùng lên dữ dội bên trong trụ sở UBND tỉnh Bình Phước khiến nhiều người hoảng loạn. Các lực lượng chức năng được huy động đến hiện trường dập lửa. Lửa bùng phát trưa nay tại sảnh tòa nhà trụ sở UBND tỉnh Bình Phước nằm trên đường 6/1, phường Tân Phú, TP Đồng Xoài. Lực lượng tại chỗ nhanh chóng dùng bình cứu hỏa để xử lý. Tuy nhiên, khói lửa bốc cao từ tầng trệt, rồi lan...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân lĩnh án

(NLĐO) - Sau thời gian nghị án kéo dài, sáng 13-1, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các ngân hàng trung ương ‘gồng mình’ bảo vệ đồng nội tệ

Ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đang ngày càng phải gánh vác vai trò phòng tuyến đầu tiên khi nỗ lực bảo vệ đồng nội tệ trước hoạt động đầu cơ và tình trạng thâm hụt tài khóa nghiêm trọng. ...

Đột phá theo Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ,...

Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN

DNVN - Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN (VCAE 2025) từ ngày 24-26/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ICE Hanoi – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ...

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực điện hạt nhân

DNVN - Ngành hạt nhân của Nga là một trong những lĩnh vực phát triển và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Nga luôn luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực điện hạt nhân. ...

Chống lãng phí đất đai – Bài cuối: Gỡ điểm nghẽn

Có thể thấy đất nông nghiệp công ích ở Hà Nội chưa phát huy được giá trị sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai, gây thất thu ngân sách. Vấn đề là làm sao để tháo gỡ những điểm nghẽn đưa đất nông nghiệp công ích vào sản xuất. Điều này, không...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long

(NLĐO) - Loài sinh vật chưa từng được biết đến đã xuất hiện một cách vô lý trong những phiến đá 230 triệu năm tuổi ở bang Wyoming - Mỹ. ...

Trình duyệt web Việt Cốc Cốc được đánh giá ngang ngửa ‘ông lớn’ Google Chrome, Apple Safari

Báo cáo The Connected Consumer quý 3 năm 2024 của hãng Decision Lab đánh giá trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam đạt nhiều điểm số cạnh tranh với Google Chrome và Apple Safari. Theo kết quả khảo sát của Decision Lab tại thị...

Năm 2025: Mạng xã hội sẽ ‘vì xã hội’ hơn

Năm 2025, mạng xã hội sẽ "thay da đổi thịt" để trở về với đúng tôn chỉ là "nền tảng vì lợi ích chung của xã hội" (prosocial media). Đây là xu hướng được các trang tin công nghệ dự đoán.Đây có vẻ...

Agribank được công nhận đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” của Bộ Công an

Tham dự chương trình có Trung tướng Nguyễn Đình Thuận - Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an; Thượng tá Đặng Thị Anh...

Tài trợ nghiên cứu cơ bản hướng đến các nhiệm vụ khoa học, công nghệ lớn

Nhiều năm qua, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) đã góp phần tạo dựng môi trường nghiên cứu theo chuẩn quốc tế, qua đó nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Bà Trương Thị Thanh Huyền, đại diện đơn vị quản lý nhiệm vụ của Cơ quan điều hành Quỹ NAFOSTED cho biết: Năm...

Cùng chuyên mục

Tìm ra con đường mới “chạm đến” sự sống ngoài hành tinh

(NLĐO) - Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra thông tin quan trọng để xác định khả năng tồn tại sự sống trên các thiên thể sở hữu đại dương ngầm dưới vỏ băng. ...

Kho báu ngàn năm lộ ra giữa công trường nhà máy hạt nhân

(NLĐO) - "Tôi đã run rẩy khi lần đầu tiên khai quật nó" - một nhà khảo cổ nói về kho báu tình cờ được tìm thấy ở hạt Suffolk - Anh. ...

Đột phá theo Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ,...

Việt Nam-Đức tăng cường hợp tác kỹ thuật phát triển điện mặt trời mái nhà

NDO - Với tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, Việt Nam đã triển khai một số dự án hợp tác thành công với Đức về phát triển điện mặt trời mái nhà. Đây được xem là nền tảng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kỹ thuật phát triển điện mặt trời mái nhà giữa 2 bên, qua đó giúp Việt Nam tiếp tục phát triển điện mặt trời trong cơ cấu năng lượng...

Năm 2025: Mạng xã hội sẽ ‘vì xã hội’ hơn

Năm 2025, mạng xã hội sẽ "thay da đổi thịt" để trở về với đúng tôn chỉ là "nền tảng vì lợi ích chung của xã hội" (prosocial media). Đây là xu hướng được các trang tin công nghệ dự đoán.Đây có vẻ...

Mới nhất

Các ngân hàng trung ương ‘gồng mình’ bảo vệ đồng nội tệ

Ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đang ngày càng phải gánh vác vai trò phòng tuyến đầu tiên khi nỗ lực bảo vệ đồng nội tệ trước hoạt động đầu...

Hoàn thành nâng cấp đê Yên Nghĩa trong năm 2025

Với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, tuyến đường đê Yên Nghĩa sẽ được mở rộng từ 4m lên 9m, trong đó 7m dành cho lòng đường xe chạy. ...

Nhức nhối lựa chọn giới tính thai nhi – Kỳ 1: Nhiều bệnh viện lớn công khai làm trái luật

19 năm qua (từ năm 2006), chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn ở mức rất cao, có năm 114 bé trai/100 bé gái. Và bình quân mỗi năm Việt Nam có gần 46.000 thai nhi gái không được chào đời, theo Quỹ Dân...

Chứng khoán sát Tết, dòng tiền phân tán, nhận diện rủi ro tuần mới

Chứng khoán vừa trải qua tuần giao dịch với thanh khoản thấp nhất kể từ tháng 5-2023 đến nay. Bước sang tuần mới, các yếu tố mang tính hỗ trợ chưa xuất hiện, nhưng rủi ro tỉ giá vẫn 'rình rập' khi chỉ số đồng USD tiếp...

Mới nhất