Trang chủNewsThời sựTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân

NDO – Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.
Trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư, Đồng chí đã nhiều lần đến thăm và làm việc với Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao, dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án… Với trí tuệ uyên bác, sắc sảo và tài năng, bản lĩnh của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tổng Bí thư đã có nhiều chỉ đạo rất sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng đổi mới và lý luận sắc bén đối với công tác Tòa án.
“Tòa án Việt Nam là Tòa án của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; “Tòa án là biểu tượng nền công lý quốc gia”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định vị trí, vai trò của Toà án là “một thiết chế thực hiện quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ công lý, là nơi biểu hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước, là biểu tượng nền công lý quốc gia”.
Ngày 20/3/2015, trong buổi làm việc với Ban cán sự Đảng, lãnh đạo chủ chốt Tòa án nhân dân Tối cao về công tác Tòa án từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI đến tháng 3/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương công tác phòng, chống tham nhũng đã khẳng định “Trong bộ máy Nhà nước ta, Tòa án nhân dân có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp”; “Tòa án Việt Nam là Tòa án của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Trong cuốn sách “Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định “Tòa án là nơi biểu hiện tập trung tính chất dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp luật. Ở đó con người tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, thiện và ác một cách trực tiếp và cụ thể qua các sự kiện pháp lý cụ thể”.
Tổng Bí thư phát biểu với hệ thống Tòa án nhân dân: “Qua 70 năm trưởng thành và phát triển, ngành Tòa án đã ngày càng phát triển, đóng góp lớn cho việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi Nhà nước, công dân”.
“Uy tín của Tòa án chính là tín nhiệm của thể chế chính trị, của Nhà nước”
Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Uy tín của Tòa án chính là tín nhiệm của thể chế chính trị, của Nhà nước, bởi đây là niềm tin của người dân vào công lý, công bằng xã hội. Khẳng định điều này giúp chúng ta thấy rõ hơn trách nhiệm chính trị của các Tòa án, nhất là đội ngũ Thẩm phán. Mỗi bản án phải làm sao để thật sự tâm phục, khẩu phục, khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, được công chúng đồng thuận; phải tạo ra được các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, có tác dụng giáo dục pháp luật và định hướng hoạt động của xã hội”. [1]
Tổng Bí thư căn dặn cán bộ, công chức Tòa án: “Mỗi một người làm việc trong tòa án phải là biểu tượng của nền công lý, công minh, chính trực, đàng hoàng. Đặc biệt, đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân là người cầm cân, nảy mực, phải xét xử trên tinh thần công tâm, khách quan, thượng tôn pháp luật, không vì lợi ích riêng tư, không để nén bạc đâm toạc công lý, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ ‘phụng công, thủ pháp, chí công vô tư’”.
Tổng Bí thư ghi nhận “Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ cán bộ, thẩm phán đã làm nên truyền thống tốt đẹp của ngành Tòa án; luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và trân trọng”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân ảnh 1
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.
“Nhiệm vụ trọng tâm của các Tòa án là phải nâng cao chất lượng xét xử”
Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và trong nước, Tổng Bí thư yêu cầu “nhiệm vụ trọng tâm của các Tòa án là phải nâng cao chất lượng xét xử; không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; hạn chế thấp nhất các bản án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan. Tòa án cần tập trung nâng cao chất lượng, tính khả thi, chính xác của các phán quyết, nhất là việc áp dụng các biện pháp tư pháp và xác định đúng trách nhiệm dân sự của tội phạm, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Khi phát hiện các bản án sai sót phải kiên quyết khắc phục, thành tâm nhận khuyết điểm, sửa chữa để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Kiên quyết khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn tố tụng. Kéo dài thời gian xét xử, đặt người dân vào tình trạng pháp lý căng thẳng quá lâu không phải là biểu hiện của một nền tư pháp văn minh”. [2]
Trong công tác xét xử, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với những khó khăn của toàn hệ thống Tòa án; ghi nhận sự nỗ lực và đánh giá cao Tòa án các cấp đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; đề ra nhiều chủ trương với những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử; đã có những bước phát triển mới, đạt được những thành tích quan trọng. Tổng Bí thư đánh giá “việc chú trọng chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các Tòa án đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường hòa bình, an ninh, an toàn để phát triển đất nước”.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử, Tổng Bí thư yêu cầu các Tòa án phải “Thường xuyên bổ sung các giải pháp mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, nhất là giám sát của người dân và các cơ quan dân cử đối với các hoạt động của Tòa án” và “Tập trung xây dựng Tòa án nhân dân công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân, góp phần củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân đối với cơ quan xét xử”.
“Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xét xử các vụ án tham nhũng
Trong suốt quá trình công tác của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí yêu cầu phải hoạch định và xây dựng một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng; và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. [3] Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt mà Tổng Bí thư đề ra là: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực phải kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khởi tố đúng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chú trọng phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng mới, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào”. [4]
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Tòa án là khâu cực kỳ quan trọng trong phòng, chống tham nhũng” và yêu cầu “Ngành Tòa án cần tập trung hơn nữa vào việc xét xử các vụ án trọng điểm về phòng, chống tham nhũng; quan tâm chỉ đạo, phối hợp nâng cao chất lượng thi hành án, đặc biệt là thu hồi tài sản trong các vụ án lớn, phức tạp”. [5]
Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019, Tổng Bí thư ghi nhận “Tòa án các cấp đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Hình phạt mà các Toà án quyết định đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng là sự cảnh báo nghiêm khắc cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Qua xét xử, nhiều Hội đồng xét xử cũng chỉ ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm; kiên quyết khởi tố tại phiên toà khi phát hiện tội phạm chưa được điều tra, xử lý; kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả”.
Đánh giá về kết quả xét xử các vụ án tham nhũng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, Tổng Bí thư ghi nhận “Các Tòa án có nhiều đổi mới trong hoạt động xét xử;… nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà; giảm thiểu tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, quyền con người, quyền công dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”.
Tổng Bí thư yêu cầu “Xử lý đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật hình sự đối với những người vi phạm, bất kể đó là ai;… phải gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống;… phải kiên quyết chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, làm việc “cầm chừng”, “phòng thủ”, “che chắn”, giữ “an toàn” trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan nội chính các cấp…” [6]
“Tòa án là trung tâm, trọng tâm của công tác tư pháp”; “Tòa án cần tổng kết thực tiễn, từng bước hoàn thiện thể chế về công tác Tòa án”
Ngày 20/3/2015, trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo chủ chốt Tòa án nhân dân Tối cao về công tác Tòa án từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI đến tháng 3/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương công tác phòng, chống tham nhũng đã khẳng định “…Với tinh thần cải cách tư pháp thể hiện trong Hiến pháp 2013, hoạt động của Tòa án là trọng tâm của công tác tư pháp. Trong suốt quá trình từ khi ra đời, Tòa án ngày càng phát triển, trưởng thành, đóng góp rất lớn cho việc bảo vệ công lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của nhân dân”.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019, của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Xây dựng nền tư pháp văn minh, tiến bộ, trong đó Tòa án đóng vai trò trung tâm là nội dung quan trọng để không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Phát biểu chỉ đạo về công tác Tòa án, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu “Tòa án cần tổng kết thực tiễn, kịp thời phát hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những dự án luật cần thiết, bảo đảm nội dung và tố tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, từng bước hoàn thiện thể chế về công tác Tòa án”. [7]
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết đề ra một trong ba nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và xác định bốn giải pháp quan trọng cho hệ thống Tòa án gồm:
“(1) Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tư pháp, bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tư pháp; bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
(2) Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá; bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Áp dụng hiệu quả thủ tục tố tụng tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp. Ðổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại tòa án. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thể các quyền dân sự là nhóm dễ bị tổn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không có người đứng ra khởi kiện;
(3) Hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử. Phân định rõ nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng tòa án điện tử. Xác định thẩm quyền của tòa án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp; mở rộng thẩm quyền của tòa án trong xét xử các vi phạm hành chính, quyết định một số vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Nghiên cứu làm rõ thẩm quyền hội đồng xét xử khởi tố vụ án tại phiên tòa, những trường hợp tòa án thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử;
(4) Phát triển nhân lực tư pháp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tư pháp; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật. Xác định rõ hệ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, kinh tế, xã hội và kinh nghiệm thực tiễn đối với từng chức danh, nhân lực tư pháp. Mở rộng nguồn, đẩy mạnh thực hiện cơ chế thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Ðổi mới chính sách, chế độ tiền lương, thời hạn bổ nhiệm và cơ chế bảo đảm để đội ngũ cán bộ tư pháp yên tâm công tác, liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là đối với đội ngũ thẩm phán” [8].
Thông qua Nghị quyết này, đã thể hiện tư tưởng, lý luận sâu sắc của Tổng bí thư về công tác Tòa án; thể hiện bước tiến lớn trong nhận thức về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Khi chỉ đạo về công tác cải cách tư pháp Tổng Bí thư nhấn mạnh “Trọng trách của các Tòa án là cần tập trung thực hiện khẩn trương hơn các yêu cầu cải cách tư pháp”; và yêu cầu “Phải đẩy mạnh cải cách tư pháp, tăng cường vai trò của Tòa án, bảo đảm công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa, phải liêm chính, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả hơn nữa trong tổ chức, hoạt động của các Tòa án”. [9]
Tổng Bí thư yêu cầu các Tòa án phải “Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong Tòa án. Chủ động nghiên cứu và sẵn sàng ứng phó với những vấn đề đặt ra cho Tòa án trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng và kinh tế số phát triển mạnh mẽ;…. cần rà soát và đẩy nhanh tiến độ thực h

iện các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã đặt ra. Theo đó, Tòa án tiếp tục tham gia xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng việc nghiên cứu, đề xuất bổ sung các dự án luật tư pháp mới, ban hành các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; tổng kết thực tiễn xét xử để giải đáp vướng mắc và phát triển án lệ với số lượng nhiều hơn và chất lượng hơn”;

Về công tác tổ chức hoạt động của Tòa án, Tổng bí thư nhấn mạnh “Các Tòa án phải sắp xếp lại tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn”; “Tòa án phải từng bước mở rộng thẩm quyền để hướng đến giải quyết được hầu hết mọi tranh chấp xuất hiện trong đời sống xã hội”. [10]

Tổng Bí thư lưu ý với các Tòa án: “Trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, Tòa án phải mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác với các thiết chế xét xử và trọng tài quốc tế để đủ năng lực giải quyết các vụ án, vụ việc xuyên quốc gia; qua đó nâng cao vị thế của Tòa án Việt Nam trên trường quốc tế”. [11]

Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp mới là phải nghiên cứu thấu đáo, sẵn sàng ứng phó với những vấn đề do cuộc sống đặt ra, chuẩn bị cho việc xét xử và giải quyết tốt cả tội phạm phi truyền thống, tranh chấp phi truyền thống và vi phạm phi truyền thống”. [12]

Quán triệt sâu sắc yêu cầu, chỉ đạo của Tổng Bí thư, hệ thống Tòa án nhân dân đã nghiên cứu, đề xuất và được Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi tại Kỳ họp thứ 7 ngày 24/6/2024. Đây là đạo luật quan trọng về tổ chức và hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân ảnh 2
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao và các đại biểu tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.

“Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh liêm, chính trực, công tâm, trong sáng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật”

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ, tại Buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Tòa án nhân dân Tối cao ngày 20/3/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận: “Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó” và nhấn mạnh: “Hệ thống Tòa án phải làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiện toàn đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ cán bộ công chức, nhất là đội ngũ Thẩm phán, chấn chỉnh tác phong, lề lối công tác, kiên quyết làm trong sạch đội ngũ những người làm công tác xét xử, những người cầm cân nảy mực, biểu tượng của nền công lý nước nhà. Mỗi cán bộ công tác trong lĩnh vực Tòa án phải công minh, chính trực, đàng hoàng, có đủ trình độ bản lĩnh”.

Theo Đồng chí, “Chất lượng của nền tư pháp xét cho cùng là do cán bộ tư pháp quyết định, vì họ là những người trực tiếp “cầm cân nảy mực”. Mỗi sai sót trong thực thi công vụ của cán bộ tư pháp đều ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị và lợi ích, thậm chí cả tính mạng của người dân. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là các Thẩm phán thanh liêm, chính trực, công tâm, trong sáng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật phải là ưu tiên hàng đầu của các Tòa án”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ với các Tòa án Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn dành sự quan tâm, chăm lo, bảo đảm các điều kiện và nguồn lực xây dựng hệ thống Tòa án trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, tôi mong rằng, với nỗ lực và quyết tâm cao; với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dù phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức và không ít cám dỗ, đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp sẽ luôn thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh và đạo đức của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân”. [13]

Tổng Bí thư đặt ra yêu cầu với các Tòa án là phải “tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [14]“Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp”; [15]

Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành tài sản tinh thần quý giá của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam nói chung, hệ thống Tòa án nhân dân nói riêng. Hệ thống Tòa án nhân dân luôn khắc ghi trong tâm trí lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng, giao phó; xây dựng Tòa án nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, cải cách nền tư pháp nước nhà, xây dựng Tòa án nhân dân không ngừng lớn mạnh.

——————————

[1] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

[2] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

[3] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 5/5/2014.

[4] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, ngày 12/12/2020.

[5] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Tòa án nhân dân Tối cao ngày 20/3/2015.

[6] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, ngày 12/12/2020.

[7] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Tòa án nhân dân Tối cao ngày 20/3/2015.

[8] Mục 7 Phần IV Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

[9] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.

[10] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.

[11] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.

[12] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.

[13] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

[14] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

[15] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu quốc quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 15/9/2021

Cùng chủ đề

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao Bằng, vào lúc 22h ngày 8/9, các khu dân cư thuộc khu vực ven sông, trũng thấp thuộc phường Hợp...

Thủ tướng đề xuất đến 2030 đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Nhận diện rõ thực trạng, sát thực tếCuộc họp diễn ra sáng 9/9. Tại...

Giá lúa gạo hôm nay 9/9/2024: Giá lúa giảm 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều với lúa và gạo, giá gạo tăng 150-300 đồng/kg, giá lúa giảm 100-200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… giá lúa nội địa giảm, chất lượng lúa ảnh hưởng do mưa bão, giao dịch chậm. ...

1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình.. và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mưa lớn gây ngập lụt...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 208 nghìn học sinh, sinh viên vui mừng đón chào

Do bị ảnh hưởng bão số 3, một số xã ở vùng cao, biên giới trong tỉnh Điện Biên có mưa lúc đầu giờ sáng, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các thầy, cô và chính quyền địa phương, lễ khai giảng chào mừng năm học mới tại các trường trong tỉnh Điện Biên vẫn được tổ chức trang trọng, ấm áp. Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Trao Quyết định số 1517-QĐ/TW, ngày 27/8/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định đồng...

Động lực mới cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Để trí tuệ nhân tạo (AI) thật sự trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững, cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ. Việc phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với điều chỉnh quan hệ sản xuất, bảo đảm rằng các yếu tố này không trở...

Nét mới trong ngày lễ khai trường ở Bạc Liêu

Đại diện lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo ngành Giáo dục-Đào tạo đến dự trong ngày đầu chính thức khai giảng, bước vào năm học mới. Theo đó, tổng số hơn 160.000 học sinh các cấp của hơn 280 trường học, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tỉnh nô nức đến trường trong ngày đầu năm học mới. Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn...

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao Bằng, vào lúc 22h ngày 8/9, các khu dân cư thuộc khu vực ven sông, trũng thấp thuộc phường Hợp...

Thủ tướng đề xuất đến 2030 đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Nhận diện rõ thực trạng, sát thực tếCuộc họp diễn ra sáng 9/9. Tại...

1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình.. và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mưa lớn gây ngập lụt...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...

Xuyên đêm khắc phục sự cố lưới điện 220kV và 500kV sau bão tại Quảng Ninh

Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại.   Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại. Theo đó, do ảnh hưởng của v đã...

Mới nhất

Ăn mừng hay tuyệt vọng khi Fed hạ lãi suất

Soi biến động thị trường trong quá khứ và gần đây, vàng có vẻ hưởng lợi nhiều hơn chứng khoán, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu cắt giảm lãi suất cơ bản sau một thời gian dài. Cục Dự trữ Liên...

Cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu sau bão

(Bqp.vn) - Sáng 8/9, chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại...

Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông lâm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số...

Cảnh báo trên sông tăng nhanh, Phú Thọ và Đồng Nai khẩn trương ứng phó

UBND huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chỉ đạo xã Hiền Lương di dời 205 hộ với 770 nhân khẩu đến nơi cao hơn nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến mưa lũ, trong khi tỉnh Đồng Nai cảnh báo lũ trên sông La Ngà.   Trước tình hình nước sông dâng cao, tỉnh Phú Thọ đã có phương án...

Cách chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe của bé

2. Kiểm tra kỹ thành phần- Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự...

Mới nhất