Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em

Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em


Ảnh minh họa
Trẻ em cần được tôn trọng và lắng nghe.

56,7% trẻ em được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiến

Con số này được đề cập trong Báo cáo Khảo sát sự tham gia của trẻ em Việt Nam 2024, do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) công bố trong tuần qua. Khảo sát là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” được cơ quan này thực hiện, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em.

Khảo sát được thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam gồm: Yên Bái, Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, TPHCM và Đồng Tháp trong thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024, với sự tham gia chia sẻ ý kiến từ 831 trẻ em.

Theo báo cáo, sự tham gia của trẻ em ở gia đình có những lát cắt tích cực thể hiện qua tỷ lệ trẻ em thường xuyên và rất thường xuyên được lắng nghe, tôn trọng ý kiến từ cha mẹ (56,7%). Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy trẻ em nam có xu hướng được lắng nghe nhiều hơn. Trường học là nơi trẻ em tiếp cận thông tin và hoạt động xã hội, nhưng chưa có nhiều cơ hội để các em được tự tin bày tỏ ý kiến. Cụ thể, 63% học sinh chưa bao giờ trao đổi với lãnh đạo trường, cảm thấy các vấn đề về tình bạn và tình yêu vẫn là một chủ đề nhạy cảm, khó chia sẻ. Tại cộng đồng, mức độ tham gia của trẻ em còn khá thấp. Trên thang điểm từ 1 – 5, chưa có hoạt động nào đạt điểm trung bình từ 3 trở lên, cho thấy sự tự chủ và tham gia của trẻ em tại cộng đồng còn hạn chế hơn so với gia đình và trường học…

Theo bà Phạm Thị Thủy – Trưởng phòng phát triển tham gia của trẻ em, Cục trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Thời gian vừa qua, Quyền trẻ em đã được các cơ quan bộ, ngành tổ chức rất quan tâm, như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức truyền thông về Quyền trẻ em, xây dựng các tờ rơi, tờ gấp về quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời tổ chức hội thảo, tọa đàm về quyền trẻ em… Tuy nhiên, con số 20,1% trẻ em chưa từng nghe và biết đến về Quyền trẻ em, cho thấy chúng ta cần tăng cường công tác truyền thông hơn nữa, tập huấn cho trẻ em, nhất là trẻ em trong nhà trường.

Thầy Nguyễn Đức Huy – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) nói rằng: 63% các em chưa bao giờ trao đổi, đối thoại với lãnh đạo nhà trường – Đây là số liệu thống kê, đối với chúng tôi – những người làm công tác giáo dục, hiểu rằng việc trao đổi với ban lãnh đạo nhà trường luôn là một điều mà học sinh rất ngại. Trong thời gian gần đây, các nhà trường cũng đã tích cực tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của trẻ em đối với những công việc của chính mình. Tại Trường THCS Phú Đông, phòng của thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó luôn rộng mở để có thể giải đáp tất cả các thắc mắc của các em trong quá trình tham gia học tập ở trường.

Quan tâm đến tiếng nói, sự tham gia của trẻ

Thầy Huy cũng cho biết sau khi theo dõi những số liệu trong báo cáo, thầy và cán bộ, giáo viên có rất nhiều băn khoăn trong việc tham gia của trẻ cùng nhà trường. Trong thời đại công nghệ phát triển, tỷ lệ các em tham gia mạng xã hội rất cao. Có những trường hợp đăng tải, thậm chí phát sóng những hình ảnh nhạy cảm, bạo lực học đường, xúc phạm bạn bè đồng trang lứa. Do đó, nhà trường, các thầy cô cũng đã thường xuyên dành thời gian trong các tiết học, trò chuyện để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời nhắc nhở, động viên các em…

Cùng nói về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Nhung – Phó ban Thiếu nhi Thành Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội TPHCM chia sẻ: Tất cả trẻ em đều có quyền thực hiện các nhóm quyền như nhau. Tại địa phương, các đơn vị luôn tạo mọi điều kiện cho các em học sinh tham gia hoạt động cộng đồng như tham gia hội đồng trẻ em, CLB quyền trẻ em,… Thành Đoàn đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động lắng nghe tiếng nói trẻ em qua tọa đàm, trò chuyện. Tất cả ý kiến trực tiếp hay trực tuyến đều được ghi nhận và giải đáp cụ thể.

Với tư cách là một người cha, cũng từng là một người con, anh Lê Xuân Đức, nhà sáng tạo nội dung – chủ kênh “Bố Sâu” cho rằng người lớn là người cần chủ động tham gia vào thế giới của trẻ em trước, rồi từ đó trẻ em sẽ dễ dàng hơn khi tham gia vào các hoạt động khác. Tại gia đình anh, vợ chồng anh đã để con được tự quyết định và tự giác làm các công việc của chính mình, thay vì có sự đốc thúc và hỗ trợ quá nhiều từ cha mẹ.

Đây cũng là mong muốn của Phùng Trương An Nhàn, học sinh Trường THCS Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) và một số trẻ em khác. Em Nhàn chia sẻ: Em cảm thấy rất may mắn khi ý kiến của chúng em được cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên hiện nay trong thực tế, em nhận thấy rằng vì cuộc sống tất bật, cha mẹ vẫn còn phớt lờ, bỏ qua những ý kiến của chúng em. Em mong rằng ý kiến, quan điểm của mình sẽ được mọi người lắng nghe hơn.

Bà Trần Vân Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững chia sẻ: Các số liệu khảo sát đã cho thấy sự phù hợp, có giá trị thực tiễn. Sự tham gia của trẻ em đầu tiên là tiếp cận thông tin, từ đó có cơ hội đưa ra ý kiến, nguyện vọng và các ý kiến đó cần được tôn trọng, phản hồi từ các bên liên quan. Các em còn được quyền tham gia, ra quyết định về những nội dung về trẻ em. Hy vọng báo cáo khảo sát được đưa ra sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của trẻ em trong xã hội, đồng thời tiếp nhận chia sẻ từ nhiều bên liên quan, từ đó thúc đẩy một môi trường mà trẻ em được khuyến khích tham gia và đóng góp.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ton-trong-va-lang-nghe-y-kien-cua-tre-em-10292189.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Ngày 16/12, phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vùng Tây Nguyên năm 2024 của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. ...

Thắp sáng Cây thông ánh sáng trong Lễ hội đón Giáng sinh – chào năm mới 2025

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình Thắp sáng Cây thông ánh sáng, mở màn cho chuỗi các hoạt động Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025). ...

Bản tin Mặt trận sáng 17/12

Bản tin Mặt trận sáng 17/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp xúc với đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên; Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga kỷ niệm 20 năm thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ IV; Khơi sức dân để có thêm nhiều khu dân cư văn minh; Hơn 20 hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Mới nhất

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu...

Một số tính năng Apple Intelligence không ra mắt năm 2024

Mới đây Apple đã tung ra bản cập nhật iOS 18.2 giới thiệu một số tính năng mới của Apple Intelligence như Genmoji, tích hợp Siri ChatGPT và Image Playground. Tuy nhiên vẫn còn một số tính năng trí tuệ nhân tạo chưa được Apple giới thiệu. - Siri thêm tính năng mới: Trong tương lai gần, Apple đang thực...

Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Syria để cứu trợ nhân đạo

Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc về Syria (UNCIS) vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, yêu cầu cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân đang gặp khó khăn. Theo Chủ tịch...

8 thói quen của người hạnh phúc khiến ai cũng bất ngờ và khó nghĩ ra

GĐXH - Không có thước đo chính xác mức độ hạnh phúc của một người. Nhưng qua thí nghiệm và khảo sát, nhiều nhà khoa học phát hiện, những điều nhỏ nhặt từ lối sống có thể là dấu...

Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng nhanh chóng của giao thương quốc tế, dịch bệnh truyền nhiễm đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Dịch bệnh mới nổi và tái nổi: Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóaTrong bối cảnh toàn cầu hóa...

Mới nhất