Trang chủDi sảnTới Huế ngắm di sản, thăm làng nghề

Tới Huế ngắm di sản, thăm làng nghề

Cùng các khu di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, Thừa Thiên Huế còn gìn giữ nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc. Đây là cơ sở để mảnh đất cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa-di sản.
 
Khách quốc tế thử làm hương tại làng hương Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khách quốc tế thử làm hương tại làng hương Thủy Xuân, thành phố Huế.

Tại Thừa Thiên Huế có 92 làng nghề, trong đó có 42 làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời như: Đúc đồng Phường Đúc, nón lá Phủ Cam, mây tre đan Bao La, cẩn khảm xà cừ Địa Linh, điêu khắc Mỹ Xuyên, kim hoàn Kế Môn, gốm Phước Tích, tranh giấy Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, dệt zèng A Lưới… Những làng nghề này được đánh giá như những kho tàng tri thức nghề và là di sản văn hóa phong phú cho địa phương phát triển du lịch làng nghề.

Lưu giữ, bảo tồn làng nghề

Trong số các làng nghề định danh ở Huế, đến nay đã có hơn 20 làng nghề truyền thống, như đúc đồng, kim hoàn, làm hương, làm gốm, hoa giấy, điêu khắc gỗ mỹ nghệ, đan lát… Các sản phẩm được du khách trong nước cũng như quốc tế ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay, vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế cho người dân, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Nhiều người con xứ Huế dù xa quê hay ở hải ngoại vẫn luôn nhớ về những sản phẩm làng nghề đặc sắc ở quê nhà.

Sau khi được Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao giải thưởng “Điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam” vào năm 2015, làng hoa giấy Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (nay thuộc thành phố Huế) càng được biết đến nhiều hơn, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Nghệ nhân Nguyễn Hóa ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu (thành phố Huế) cho biết, hằng tuần, ông đón hàng trăm khách quốc tế, trong nước và các đoàn học sinh của các trường đến tham quan. Hiện tại, lúc đông nhất, làng hoa giấy Thanh Tiên có tới 30 hộ làm hoa, du khách đến đây đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân. Đối với du khách, các làng nghề truyền thống còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng nghề lại gắn với một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa.

Theo Phòng Văn hóa thành phố Huế, nhiều làng nghề từ chỗ chỉ sản xuất hàng tiêu dùng, trang trí nội thất, ngoại thất giờ đã phát triển thành các tour du lịch làng nghề ấn tượng, thu hút du khách. Trong đó, làng hương Thủy Xuân là một điển hình cho sự chuyển dịch từ một làng nghề trước đây chỉ làm ra sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, nay được nâng tầm thành điểm du lịch nổi tiếng.

Hầu như du khách nào đến Huế cũng tới làng hương Thủy Xuân để check-in. Sự kết hợp với áo dài ngũ thân khiến làng hương trở thành hiện tượng mới của du lịch cố đô trong 2 năm trở lại đây. Nhiều du khách còn mua sản phẩm hương trầm ở đây để mang về làm quà cho gia đình, bạn bè. Thu nhập của người dân tăng lên đáng kể từ khi được chuyển hướng.

Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, bảo tồn, lưu giữ và phát triển các nghề truyền thống đã mang lại cả giá trị về vật chất lẫn tinh thần cho người dân và du khách. Điều dễ thấy, các làng nghề đã giúp cho người dân định danh được thương hiệu, tạo việc làm cho nhiều lao động. Ngoài góp phần tăng thu nhập cho người dân, các làng nghề còn là nơi lưu giữ và gắn với những giá trị văn hóa vùng miền.

Thí dụ như nghề kim hoàn là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng của Huế có từ lâu đời. Nghề này xuất phát từ làng Kế Môn, xã Điền Môn (huyện Phong Điền), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km về hướng đông bắc.

Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong chia sẻ: “Từ nhiều năm qua, nghề kim hoàn ở Huế được các nghệ nhân truyền nghề cho lớp sau tiếp nhận, vừa bảo tồn vừa phát triển, tiếp tục tạo ra những sản phẩm mang những nét đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Mỗi thời kỳ đều có những nghệ nhân, thợ giỏi hết lòng giữ, truyền nghề cho thế hệ trẻ”.

Từ nhiều năm qua, nghề kim hoàn ở Huế được các nghệ nhân truyền nghề cho lớp sau tiếp nhận, vừa bảo tồn vừa phát triển, tiếp tục tạo ra những sản phẩm mang những nét đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Mỗi thời kỳ đều có những nghệ nhân, thợ giỏi hết lòng giữ, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong

Tại các làng nghề khác như đan lát, làm tranh, đúc đồng, mộc mỹ nghệ… bằng tài năng của các nghệ nhân, thợ giỏi đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, như: bàn ghế, tượng, tranh, vật dụng trang trí trong nhà, ngoài vườn, các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng… Các sản phẩm đan lát dù làm bằng vật liệu mây và tre nhưng hiện nay đã cách điệu, cách tân, trở thành những sản phẩm nội thất trang trí độc lạ như, bàn ghế, lồng đèn… thường được các chủ nhà hàng, khách sạn yêu thích đặt hàng.

Nhiều tiềm năng cần được khai thác

Đến làng gốm Phước Tích, xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), đoàn khách du lịch là đại diện các doanh nghiệp lữ hành toàn quốc, ai cũng mê khung cảnh bình yên của làng quê và tỏ ra thích thú với nghề gốm ở Phước Tích. Đại diện một doanh nghiệp lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Được hướng dẫn và tự tay làm gốm rất thú vị. Những trải nghiệm ở đây có cảm giác đưa mọi người về lại tuổi thơ, về với những nét đẹp chân chất, mộc mạc. Điều đó là chất liệu để khai thác du lịch”.

Không chỉ ở Phước Tích, tại Huế có nhiều nghề, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch. Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho biết, Huế là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa hơn 400 năm và gần 160 năm là kinh đô của triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, là nơi lưu giữ và lan truyền những vẻ đẹp mang tính thời gian.

Huế cũng là vùng đất hội tụ tinh hoa tài năng sáng tạo của cả nước, chứa đựng một kho tàng văn hóa đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, kiến trúc cùng các loại hình làng nghề truyền thống độc đáo. Hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận 7 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống tại 8/9 huyện, thị xã, thành phố.

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng, địa phương, các nghề, làng nghề của tỉnh được khôi phục, sản xuất, kinh doanh có thu nhập khá và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường như: Làm bún Vân Cù, Ô Sa, chế biến nước mắm Phú Thuận, mộc Mỹ Xuyên… Huế còn du nhập, phát triển thêm một số ngành nghề như mộc mỹ nghệ, thêu ren, mây tre, đan… góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho rằng, hiện nay nhiều làng nghề đã được định hướng, kết hợp phát triển du lịch và mang lại những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật có phần lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công, truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi… Đó là một trong những trăn trở khi gắn kết phát triển du lịch nghề, làng nghề.

Nhiều năm qua, tỉnh đã có những chính sách để bảo tồn và phát triển các làng nghề. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Tỉnh đang thực hiện đề án “Phát triển du lịch nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2030”, nhằm thực hiện tổng thể hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống để chuyển tải các giá trị cộng đồng và là điểm đến của du lịch, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, lịch sử cũng như thúc đẩy các giá trị kinh tế-xã hội của làng nghề truyền thống trên địa bàn.

Tỉnh đang thực hiện đề án “Phát triển du lịch nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2030”, nhằm thực hiện tổng thể hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống để chuyển tải các giá trị cộng đồng và là điểm đến của du lịch, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa di sản, lịch sử cũng như thúc đẩy các giá trị kinh tế-xã hội của làng nghề truyền thống trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình

Phát triển du lịch các làng nghề không chỉ bảo tồn những tinh hoa văn hóa truyền thống mà còn giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường hội nhập của làng nghề.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, để phát triển du lịch nghề, làng nghề không chỉ cần sự nỗ lực của ngành du lịch mà còn cần sự hợp lực của nhiều ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Ngành du lịch và các đơn vị, địa phương cần tập trung nhiều giải pháp, trong đó sẽ định hướng phát triển các địa điểm, tuyến du lịch nghề, làng nghề truyền thống; nghiên cứu, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch; định kỳ nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch để làm cơ sở xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch xúc tiến quảng bá điểm đến, sản phẩm và thương hiệu du lịch làng nghề truyền thống; đa dạng hóa hình thức xúc tiến quảng bá du lịch làng nghề truyền thống; số hóa 3D một số điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống điển hình để phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu trực quan hơn về các sản phẩm, dịch vụ làng nghề truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước.

Nguồn: https://nhandan.vn/toi-hue-ngam-di-san-tham-lang-nghe-post850418.html

Cùng chủ đề

Quảng Bình có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 15/12, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm 3 lễ hội truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian của địa phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  Biểu diễn hát tuồng bội ở Quảng Bình Trước đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Huyện Thường Tín: 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(VTC News) - Ngày 19/11, UBND huyện Thường Tín phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Huyện Thường Tín phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công...

Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ

Chào đón năm mới 2025, hãng hàng không Vietjet mang đến cơ hội trải nghiệm bay miễn phí trên khinh khí cầu Vietjet tại Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tamil Nadu 2025. Lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ này sẽ diễn ra tại các địa điểm nổi tiếng thuộc bang Tamil Nadu, bao gồm Chennai từ ngày 10-12/1, Pollachi từ ngày 14- 16/1, và Madurai từ ngày 18-19/1, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo và đáng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị Chính phủ với địa phương

Chính phủ đặt ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2025 hơn 8%Với báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ trọng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Bình có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 15/12, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm 3 lễ hội truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian của địa phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  Biểu diễn hát tuồng bội ở Quảng Bình Trước đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình...

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm. Trong thông báo trên trang web chính thức của Bộ Y tế, Bộ trưởng Budi nêu rõ, báo cáo cho thấy một số trẻ em đã nhiễm virus và chính phủ đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Ông...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên

NDO - Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều 7/1, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác dâng hương tưởng niệm, tri ân...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025

NDO - Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án Luật và Nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới.  Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ,...

Cầu mạnh cuối phiên, VN-Index đảo chiều lấy lại sắc xanh

NDO - Phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán mạnh trong phiên chiều khiến VN-Index giảm điểm mạnh nhưng lực cầu quay lại cuối phiên đã kéo cổ phiếu nhiều nhóm ngành đi lên, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngân hàng với các mã tăng mạnh như BID, MBB, NAB, CTG, STB… đóng góp tích cực giúp VN-Index đóng cửa trong sắc xanh, tăng 0,60 điểm, lên mức 1.246,95 điểm. Thanh khoản toàn thị...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Cùng chuyên mục

Quảng Bình có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 15/12, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm 3 lễ hội truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian của địa phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  Biểu diễn hát tuồng bội ở Quảng Bình Trước đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Để thực hiện chủ trương giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, đưa văn hóa trở thành động lực quá trình phát triển, HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành, địa phương tập trung khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện tình hình quản lý, khai thác các di sản đã được công nhận để đề xuất giải pháp tổng thể...

Bảo tồn Huế, đô thị di sản đầu tiên của cả nước

Thành phố Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam kể từ ngày 1.1.2025. Theo các chuyên gia, TP Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Và bảo tồn đô thị di sản Huế là bảo tồn những...

Lan toả giá trị văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn, đồng thời mở cửa miễn phí phục vụ Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Nghi lễ thả cá chép Tết ông...

Mới nhất

6 học sinh bị khởi tố vẫn đi học

TPO - Liên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ, sau gần 1 tháng bị khởi tố bị can, 6 nữ sinh vẫn đi học bình thường. TPO - Liên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ,...

Đại học Đông Á trao 330 vé xe Tết cho sinh viên khó khăn miền Trung – Tây Nguyên

DNVN - Ngày 7/1, tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), chương trình Xuân tình nguyện 2025 Đại học...

Bảo tồn Huế, đô thị di sản đầu tiên của cả nước

Thành phố Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam kể từ ngày 1.1.2025. Theo các chuyên gia, TP Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo...

Trắng đêm trên cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu qua tỉnh Đồng Nai

(Dân trí) - Trong ánh đèn sáng rực cả công trường, hàng trăm máy móc, nhân lực hối hả thi công xuyên đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Những ngày đầu năm, công trường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai trở nên...

HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại TP.HCM với tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác. Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024Human metapneumovirus (HMPV) không phải...

Mới nhất