Trang chủNewsThời sựToàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chụp ảnh chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chụp ảnh chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8/2024, hai bên đã ra “Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.”

Sau đây Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8 năm 2024.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh.

Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai bên thông báo cho nhau tình hình mỗi đảng và mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến, đạt nhận thức chung quan trọng về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc trong tình hình mới và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc là hai Đảng Cộng sản cầm quyền trên thế giới, gánh vác sứ mệnh lịch sử, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân, phát triển đất nước, nỗ lực vì hòa bình và tiến bộ nhân loại.

Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước, hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung đã tương trợ, ủng hộ lẫn nhau, thiết lập nên truyền thống hữu nghị “mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em.”

Năm nay tròn 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Đông hoạt động cách mạng; năm 2025 là kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bước vào thời đại mới, hai bên sẽ không quên nguyện ước hữu nghị ban đầu, khắc ghi sứ mệnh chung, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy hiện đại hóa phù hợp với tình hình mỗi nước, đi theo con đường hữu nghị Việt-Trung đã được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước thiết lập, tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân và đất nước giàu mạnh, vì sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

3. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng 75 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhiệt liệt chúc mừng Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được tổ chức thắng lợi, đánh giá cao những thành tựu vĩ đại mà Trung Quốc đạt được trong thời kỳ mới; cho rằng hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đã mở ra sự lựa chọn về con đường và phương án thực hiện cho sự phát triển tự chủ của các nước đang phát triển; việc Trung Quốc đi sâu cải cách toàn diện, mở cửa đối ngoại ở mức độ cao sẽ đem lại động lực mới, cơ hội mới cho sự phát triển của các nước.

ttxvn_hoi_dam.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Phía Việt Nam chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, dưới sự định hướng của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc sẽ xây dựng toàn diện cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai.

Phía Trung Quốc chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu quan trọng của Việt Nam đạt được trong gần 40 năm đổi mới, gần 15 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), đặc biệt là những thành quả quan trọng, nổi bật, toàn diện kể từ sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam đạt tới tầm cao chưa từng có.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tô Lâm, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2026, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ, thúc đẩy đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị, phát huy vai trò ngày càng quan trọng hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới.

4. Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam và luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đây là lựa chọn chiến lược của hai bên.

Hai bên nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung và những kết quả đạt được trong các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, nhất là hai chuyến thăm mang tầm vóc lịch sử trong năm 2022 và năm 2023 của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cùng với “Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” và “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” được lần lượt công bố trong hai chuyến thăm trên; tuân theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt,” kiên trì thực hiện phương hướng “6 hơn,” tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn; thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều thành quả thực chất hơn nữa, nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

5. Hai bên khẳng định duy trì trao đổi chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cùng định hướng sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Phát huy đầy đủ vai trò đặc biệt của kênh Đảng, tăng cường hơn nữa vai trò điều phối tổng thể của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, nhất là gặp gỡ cấp cao hai Đảng, Hội thảo Lý luận giữa hai Đảng, trao đổi giữa cơ quan đối ngoại hai Đảng; nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và cấp ủy địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới; triển khai toàn diện giao lưu lý luận và kinh nghiệm quản lý Đảng, quản lý đất nước, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy luật phát triển của nhân loại nhằm phục vụ xây dựng Đảng và phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của mỗi bên.

Tăng cường giao lưu hữu nghị và phát huy vai trò của các cơ chế Ủy ban hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức ở Trung ương và các tỉnh biên giới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Hai bên nhất trí Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tăng cường điều phối tổng thể, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hai nước xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc, tăng cường các cơ chế, hình thức trao đổi, hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Phía Việt Nam khẳng định kiên định thực hiện chính sách “một Trung Quốc,” công nhận trên thế giới chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc.

Ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan.

Phía Việt Nam cho rằng các vấn đề Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các khu vực trên sẽ duy trì ổn định và phát triển thịnh vượng. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam duy trì ổn định xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và phát triển, đoàn kết toàn dân tộc.

ttxvn_to_lam_3.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

6. Hai bên khẳng định hợp tác quốc phòng-an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt-Trung; nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh; thông qua các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại quốc phòng an ninh, tăng cường giao lưu các cấp giữa quân đội hai nước; làm sâu sắc giao lưu biên phòng, hải quân, cảnh sát biển; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như công tác chính trị, công nghiệp quốc phòng, tàu hải quân thăm lẫn nhau, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Tăng cường các cơ chế giữa Bộ Công an hai nước như Hội nghị cấp Bộ trưởng về hợp tác phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược, Nhóm công tác An ninh chính trị; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phòng chống tội phạm lừa đảo viễn thông, an ninh mạng, tội phạm kinh tế, mua bán người, tổ chức đưa dẫn người xuất nhập cảnh trái phép, truy bắt, truy thu tài sản của tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài; phối hợp trao đổi, thúc đẩy thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Công an hai nước, sớm phê chuẩn có hiệu lực Hiệp định cấp nhà nước về chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam-Trung Quốc; thiết lập, mở rộng hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Quản lý ứng phó khẩn cấp Trung Quốc.

Tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “cách mạng màu,” cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị và an ninh chế độ. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa hai nước, bảo đảm về pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc.

7. Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; đẩy nhanh thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh; Trung Quốc đồng ý cung cấp hỗ trợ để Việt Nam lập Quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng, xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 (Tân Thanh-Pò Chài). Tích cực nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm khu hợp tác kinh tế qua biên giới, cùng xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, ổn định.

Hai bên khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín và công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia, trọng điểm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng, năng lượng sạch, kinh tế số, phát triển xanh; sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp của nước kia. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm về cải cách và quản lý doanh nghiệp nhà nước, triển khai hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; tích cực nghiên cứu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản then chốt.

Sử dụng tốt Nhóm công tác hợp tác về tài chính-tiền tệ giữa hai nước, tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về điều hành chính sách và các cải cách trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ, thúc đẩy hợp tác tiền tệ. Đẩy nhanh thực hiện các dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật như Bệnh viện Y dược cổ truyền cơ sở 2.

Phát huy tốt vai trò của “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) và Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA); sử dụng tốt các nền tảng về thương mại điện tử, hội chợ triển lãm; tăng cường hợp tác hải quan, mở rộng xuất khẩu hàng hóa thế mạnh của nước này sang nước kia.

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam sớm mở thêm các Văn phòng Xúc tiến thương mại tại một số địa phương của Trung Quốc.

Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định, tích cực hoan nghênh đề nghị gia nhập RCEP của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong thuộc Trung Quốc.

8. Hai bên khẳng định sẽ gìn giữ tình cảm hữu nghị truyền thống, khắc ghi lý tưởng, sứ mệnh chung, kiên trì tăng cường tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung.

Hai bên tuyên bố năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung”, sẽ cùng tổ chức chuỗi hoạt động chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.

Thông qua kênh Đảng, thanh niên, thành phố hữu nghị, khai thác tốt tài nguyên “di tích đỏ” tại các địa phương như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Trùng Khánh, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, học tập, văn hóa, du lịch với hình thức phong phú. Khuyến khích ngày càng nhiều du khách sang du lịch ở nước bên kia.

Phát huy vai trò của Trung tâm văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, hoan nghênh Việt Nam đặt Trung tâm văn hóa tại Trung Quốc; khuyến khích triển khai hợp tác về truyền thông, tin tức, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nghiên cứu hợp tác đào tạo nghề, tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, y học cổ truyền, phòng chống, giảm thiểu tác hại thiên tai.

ttxvn_tiec-Tra.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Tiệc trà. (Ảnh: TTXVN)

9. Hai bên khẳng định tăng cường điều phối, hợp tác đa phương phù hợp với quá trình xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Hai bên cần kiên trì “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, cùng bảo vệ hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc làm hạt nhân và trật tự quốc tế với luật pháp quốc tế làm nền tảng, bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế và lợi ích chung của các nước đang phát triển. Kiên định thúc đẩy một thế giới đa cực bình đẳng, có trật tự và toàn cầu hóa kinh tế toàn diện, bao trùm, bền vững.

Hai bên đồng ý thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ các sáng kiến lớn Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu, các sáng kiến trên có mục tiêu đề ra nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn nhân loại, vì sự nghiệp hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của nhân dân thế giới, đáp ứng mong muốn xây dựng thế giới tốt đẹp của nhân dân các nước.

Hai bên chủ trương triển khai giao lưu, hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, kiên quyết phản đối “chính trị hóa,” “công cụ hóa” và tiêu chuẩn kép trong vấn đề nhân quyền, kiên quyết phản đối việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

Tăng cường điều phối, phối hợp trong các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ủng hộ nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức năm APEC 2027, ủng hộ Việt Nam gia nhập và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương.

Hai bên nhất trí cùng thúc đẩy hợp tác khu vực mở. Trung Quốc ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực không ngừng biến đổi; cùng các nước ASEAN thúc đẩy sáng kiến về xây dựng “5 ngôi nhà chung” hòa bình, an ninh, phồn vinh, tươi đẹp và hữu nghị; đẩy nhanh xây dựng Khu thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0. Tăng cường triển khai các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai các quốc gia Mekong-Lan Thương vì hòa bình và thịnh vượng; tăng cường hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

10. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Hai bên nhất trí cần tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp. Thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ sớm đạt tiến triển thực chất, tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

Tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất sớm đạt được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và thỏa thuận liên quan, tăng cường hợp tác tại khu vực biên giới trên bộ Việt Nam-Trung Quốc, tổ chức tốt hoạt động kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

11. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực trường đảng, kết nối liên thông, công nghiệp, tài chính, kiểm nghiệm kiểm dịch hải quan, y tế, báo chí truyền thông, địa phương và dân sinh.

12. Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thành công tốt đẹp, phát huy vai trò thúc đẩy quan trọng đối với xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 20 tháng 8 năm 2024”.

Vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-post971575.vnp

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique chứng kiến lễ ký văn kiện hợp tác giữa hai nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. NDO - Ngày 9/9/2024, sau hội đàm tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi chứng kiến...
06:08:54

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Mozambique

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10/9/2024. Sáng 9/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hoà Mozambique

TPO - Sáng nay (9/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hoà Mozambique Filipe Jacinto Nyusi tại Phủ Chủ tịch. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Cộng hoà Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân chụp ảnh chung, ngày 9/9. (Ảnh: Như Ý) Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 – 10/9, theo lời mời của...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Việt Nam: Dấu mốc trong lịch sử quan hệ

Chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt-Lào, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới. Ngày mai (10/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân Naly Sisoulith sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và...

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10/9/2024.   Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải đón Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài, chiều 8/9/2024. (Ảnh: TTXVN) Đây là chuyến thăm lần đầu của Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi tới Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo trên sông tăng nhanh, Phú Thọ và Đồng Nai khẩn trương ứng phó

UBND huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chỉ đạo xã Hiền Lương di dời 205 hộ với 770 nhân khẩu đến nơi cao hơn nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến mưa lũ, trong khi tỉnh Đồng Nai cảnh báo lũ trên sông La Ngà.   Trước tình hình nước sông dâng cao, tỉnh Phú Thọ đã có phương án di dời dân ở vùng thấp đến nơi an toàn. Do ảnh hưởng của bão số 3, tỉnh Phú Thọ có...

Nạn nhân thoát nạn ở vụ sập cầu Phong Châu kể lại giây phút sinh tử

Anh Phan Trường Sơn, nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, kể lại giây phút sinh tử khi bị rơi xuống sông. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nan-nhan-thoat-nan-o-vu-sap-cau-phong-chau-ke-lai-giay-phut-sinh-tu-post975262.vnp
06:08:54

Video cận cảnh khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập

Camera hành trình ôtô của người tham gia giao thông đã ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ sập.  

8 tháng năm 2024: Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.Lào Cai: Sa Pa tạm dừng đón khách tại các điểm du lịch“Hậu trường” đoàn 4.500 khách Ấn Độ: Đâu là cơ hội cho các DN du lịch Việt?Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 24,5%...

Cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế-Xã hội

(TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cuoc-hop-giua-thuong-truc-chinh-phu-voi-thuong-truc-tieu-ban-kinh-te-xa-hoi-post975214.vnp

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Cùng chuyên mục

Danh tính 7 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất ở Lào Cai

Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã xác định danh tính 7 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất vào rạng sáng ngày 9/9, tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát. Trong cơn mưa lớn vào rạng sáng ngày 9/9, tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát xảy ra vụ sạt lở đất khiến 7 người bị mất tích.  Nhiều ngôi nhà Lào Cai bị đất đá vùi lấp (Ảnh:...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ: Nước lũ kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp chính cầu

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. 5 ô tô rơi xuống sông, 10 người mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ Quân khu 2 huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm Quân khu 2 cho biết ngay khi nhận được tin báo về sập cầu Phong Châu, Quân khu 2 đã huy động hàng trăm cán bộ,...

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Được biết, hiện nay Tổ vay vốn của anh Sửu có 50 thành viên, với các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết việc làm… Bằng nguồn vốn vay 50 triệu đồng/ hộ gia đình, nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ra đời, mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ tính riêng giai...

Phu nhân Ngô Phương Ly tặng Phu nhân Tổng thống Mozambique tranh sơn mài hoa sen

Sau khi xem các tác phẩm hội họa sơn mài nổi tiếng của Việt Nam, Phu nhân Ngô Phương Ly và Phu nhân Tổng thống Mozambique đã trải nghiệm công đoạn dán bạc trên tranh sơn mài. Sáng 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mozambique và Phu nhân, sau lễ đón chính thức, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly cùng Phu nhân Tổng thống Mozambique...

Quảng Ninh: Vỡ đập thuỷ lợi trên sông, nước tràn ồ ạt gây ngập 3 thôn

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, làm phần đập đất vai trai của công trình thuỷ lợi Hà Thanh (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) vỡ khoảng 50m, gây ngập 3 thôn ở xã Đông Hải (huyện Tiên Yên).   Ngày 9/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và phòng thủ dân sự Quảng Ninh đã có báo cáo nhanh về sự cố công trình thủy lợi Hà Thanh,...

Mới nhất

Quảng Ninh: Vỡ đập thuỷ lợi trên sông, nước tràn ồ ạt gây ngập 3 thôn

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, làm phần đập đất vai trai của công trình thuỷ lợi Hà Thanh (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) vỡ khoảng 50m, gây ngập 3 thôn ở xã Đông Hải (huyện Tiên Yên).   Ngày 9/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực...

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30-35 nền kinh tế lớn

Thủ tướng yêu cầu phải đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV...

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Hà Nội

Tại buổi tiếp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của đoàn diễn ra trong bối cảnh Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đang tổ chức lớp tập huấn cho Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Vientiane và tỉnh Luong Prabang. Cho rằng chương trình của lớp...

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông

(Dân trí) - Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu. Trưa 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến hiện trường vụ...

Mới nhất