Trang chủNewsThời sựToàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc


TTXVN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Thưa Ngài Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc,

Thưa Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc,

Thưa Quý vị đại biểu,

Trước hết, tôi xin chúc mừng Ngài Philemon Yang được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và tin rằng Hội nghị của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp.

Tôi cũng đánh giá cao những đóng góp và nỗ lực quan trọng của Ngài Dennis Francis, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, và Ngài Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong nhiệm vụ điều phối các hoạt động của Liên hiệp quốc nhằm ngăn chặn chiến tranh, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác phát triển toàn cầu thời gian qua.

Thưa Ngài Chủ tịch và các quý vị,

Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại. Hoà bình, hợp tác, phát triển tuy là xu thế lớn, song đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới, nghiêm trọng hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc, mở rộng về phạm vi không gian, gia tăng cường độ và tính đối đầu; mâu thuẫn, xung đột chính trị tăng nhanh, môi trường an ninh ngày càng căng thẳng, không gian sinh tồn, phát triển bị thu hẹp,đe doạ, nguy cơ xung đột, hình thành các điểm nóng, kích thích chạy đua vũ trang, nguy cơ căng thẳng, đối đầu, va chạm trực diện ngày càng gia tăng. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cường quyền, dân tộc vị kỷ đang thách thức luật pháp quốc tế, làm xói mòn các thể chế đa phương và lòng tin vào hợp tác toàn cầu. Vòng xoáy xung đột và bạo lực leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới, gây đau thương cho hàng triệu người dân vô tội. Nguy cơ về cuộc chiến tranh hạt nhân giới hạn, thậm chí cuộc chiến thế giới thứ ba là chưa thể loại trừ.

Các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gay gắt, biến đổi khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, già hoá dân số… đẩy lùi các nỗ lực phát triển của nhân loại. Các nước nghèo bị bỏ lại phía sau với khoảng cách phát triển ngày càng xa. Siêu bão Yagi mà Việt Nam và một số nước trong khu vực vừa phải hứng chịu với những hậu quả tàn khốc và tang thương, một lần nữa là sự cảnh báo về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với sự phát triển nhanh, bền vững của tất cả chúng ta. Lương thực trên thế giới đủ nuôi 1,5 lần dân số toàn cầu, nhưng nạn đói vẫn tiếp tục đe dọa hơn 780 triệu người và 2,4 tỉ người không được đảm bảo an ninh lương thực. Chi tiêu quốc phòng liên tục tăng trong gần một thập kỷ qua, đạt mức kỉ lục hơn 2,4 nghìn tỷ USD năm 2023, trong khi không thể huy động 100 tỷ USD cho các hành động khí hậu. Chúng ta chỉ còn 1/3 chặng đường triển khai, nhưng hơn 80% chỉ tiêu của các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) có nguy cơ không thể đạt được đúng thời hạn.

Kinh tế thế giới tăng trưởng khó khăn, xu hướng “phân tách”, phân mảnh và gây sức ép, trừng phạt kinh tế đe doạ sự phát triển nhanh, bền vững. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra cơ hội phát triển bứt phá song cũng đặt ra những thách thức gắn liền với an ninh, an toàn của xã hội và người dân.

Đây là những khó khăn, thách thức chưa từng có đối với hoà bình, hợp tác, phát triển bền vững và phẩm giá con người của các thế hệ hiện tại và mai sau. Tình hình hiện nay càng đòi hỏi sự chung tay, cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa mọi quốc gia, phát huy cao độ vai trò của các thể chế quốc tế, trước hết là Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, nhằm đạt mục tiêu cao nhất đó là chấm dứt chiến tranh, xoá bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột, kiến tạo hoà bình, xây dựng thế giới tốt đẹp và đem đến hạnh phúc cho nhân loại.

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Trên tinh thần đó, Tôi mong muốn chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững hơn cho mọi người dân:

Thứ nhất, hoà bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo tương lai thịnh vượng, cần thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc ở tất cả các quốc gia, trước hết là các nước lớn. Mỗi quốc gia cần hành xử có trách nhiệm, tuân thủ cam kết của chính mình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; trong đó có các nguyên tắc cơ bản về giải quyết hoà bình các tranh chấp, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau; tôn trọng thể chế chính trị mỗi nước đã lựa chọn và được Nhân dân ủng hộ; đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế tùy theo khả năng của mình. Không ngừng củng cố đoàn kết, sự chân thành, lòng tin giữa các quốc gia, đề cao đối thoại, loại bỏ đối đầu; quyết liệt phản đối các hành vi cô lập và cấm vận đơn phương đi ngược lại với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Thứ hai, đảm bảo sự phát triển bình đẳng của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia. Ưu tiên nguồn lực cho những “vùng trũng” trong triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững. Chú trọng hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển, đặc biệt về nguồn vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi về đầu tư, thương mại, giảm gánh nặng nợ cho các nước nghèo.

Thứ ba, sớm thiết lập những khuôn khổ quản trị toàn cầu thông minh với tầm nhìn dài hạn về khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, thụ hưởng những thành tựu tích cực; đồng thời chủ động ngăn chặn, đẩy lùi những hiểm hoạ đối với hoà bình, phát triển bền vững và nhân loại. Trong bối cảnh đó, tôi hoan nghênh các văn kiện của Liên hợp quốc thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, nhất là Văn kiện số toàn cầu. Đây sẽ là nền tảng quan trọng thúc đẩy xây dựng quản trị toàn cầu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực này.

Thứ tư, có tư duy mới kiến tạo tương lai mang tính chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi quản trị toàn cầu. Trong đó, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là những công cụ quan trọng giúp các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển tăng cường sức chống chịu, năng lực tự cường nhằm kịp thời ứng phó, chủ động phòng ngừa trước các cú sốc, khủng hoảng và thảm họa trong tương lai. Tập trung cải tổ các cơ chế đa phương, nhất là hệ thống Liên hợp quốc và các thể chế tài chính – tiền tệ quốc tế đảm bảo tốt hơn tính đại diện, công bằng, minh bạch; tăng cường năng lực, hiệu quả, sự sẵn sàng cho tương lai và theo kịp một thế giới đang thay đổi.

Thứ năm, đặt con người ở vị trí trung tâm chủ thể để hiện thực hoá các tầm nhìn. Lấy người dân là trung tâm, mục tiêu, động lực của mọi chính sách và hành động ở tất cả các cấp độ. Đầu tư và phát triển toàn diện thế hệ trẻ về tri thức, văn hoá trên cơ sở các giá trị chung và tinh thần trách nhiệm, cống hiến. Việt Nam hoan nghênh việc Đại hội đồng đã chính thức trao thêm quyền tham gia thực chất hơn cho Nhà nước Palestine từ Khóa 79 này; khẳng định đoàn kết với Nhà nước và Nhân dân Cuba, kêu gọi Hoa Kỳ gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận đơn phương chống lại Cuba và đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Đây là những hành động cụ thể, thiết thực vì sự phát triển bình đẳng, hạnh phúc của các quốc gia, cần thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thưa Ngài Chủ tịch và các quý vị,

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi – “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, đã từng nhấn mạnh “Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết. Thành công – thành công – đại thành công”. Chỉ khi đoàn kết, hợp tác, tin cậy, chung sức, đồng lòng, chúng ta mới có thể xây dựng thành công thế giới hoà bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện tại và mai sau, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong thế giới đang mạnh mẽ chuyển mình ngày nay, mỗi quốc gia đều đóng một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại. Việt Nam đang ra sức phấn đấu, bức tốc để có thể hiện thực hóa một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững, không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đó là tầm nhìn, là mục tiêu và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế hôm nay và mai sau.

Xin trân trọng cảm ơn.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tai-phien-thao-luan-chung-cap-cao-dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-380566.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cán bộ, nhân viên cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng; Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ Đặng Hoàng Giang; Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn; Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston Hoàng Thuỳ Dương...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các chuyên gia, học giả tại Đại học Columbia

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-cac-chuyen-gia-hoc-gia-tai-dai-hoc-columbia-380512.html

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cảm ơn Asia Society đã dành cho đoàn đại biểu Việt Nam sự đón tiếp trọng thị và phối hợp tổ chức sự kiện nói trên. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao sự quan tâm, ủng hộ của cá nhân của Tiến sỹ Kang Kyung Wha đối với Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Hàn Quốc trước đây và cương vị Chủ tịch Asia Society hiện nay và...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu chuyến công tác tại Mỹ và Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba. Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy làm Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo COP26

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo COP26, gồm: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (Ủy viên thường trực); Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh (Ủy viên).Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (24/9/2024). ...

Đẩy nhanh tiến độ, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025

Cùng với đó, Đồng Nai phải quyết liệt bảo đảm cấp đủ nguyên vật liệu cho nhà thầu, Bộ TN&MT hỗ trợ tỉnh về thủ tục để cấp nhanh các mỏ nguyên vật liệu.Đồng Nai và Bộ GTVT chỉ đạo các nhà thầu phải làm "3...

Điều động, chỉ định đồng chí Hồ Xuân Trường làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ngày 24/9, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh...

Phát huy 5 bài học kinh nghiệm để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia,...

Chính phủ thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng để...

Bài đọc nhiều

Tập đoàn APM Holding mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn APM Holding đánh giá cao những thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài...   Chiều 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Maersk Uggla - Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk, thành viên của APM Holding - Tập đoàn kinh doanh và đầu...

Khuyến khích A.P.Moller và Maersk đầu tư các dự án logistics, cảng biển xanh tại Việt Nam

NDO - Chiều 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Maersk Uggla – Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk – thành viên của APM Holding. Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Robert Maersk Uggla – Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk – thành viên của APM Holding (Ảnh: Trần Hải). Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương tại Hoa Kỳ

VOV.VN - Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 tại Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Baiba Braze và Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtior Saidov, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar.   Tại cuộc gặp Bộ trưởng...

Phó thủ tướng muốn tập đoàn ô tô tư nhân lớn nhất Trung Quốc tạo ra sản phẩm ô tô Việt Nam

Ngày 23-9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Gan Jiayue - giám đốc điều hành Tập đoàn ô tô Geely Auto, Trung Quốc.   Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Gan Jiayue - giám đốc điều hành Tập đoàn ô tô Geely Auto (Trung Quốc) - Ảnh: VGP Tại buổi tiếp, ông Gan Jiayue đã báo cáo một số nét chính trong hoạt động của tập đoàn trên thế giới, đặc biệt là đã mua lại và hợp...

Chính phủ sắp ban hành Nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà

(Chinhphu.vn) - Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.     Thủ tướng yêu cầu Nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt...

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp xây hai cầu qua sông Hồng, vốn hơn 35.000 tỉ đồng

Hà Nội đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư hai cầu qua sông Hồng, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 35.000 tỉ đồng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) và các đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái...

Hà Nội sẽ đón Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7 vào tháng 11

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11-11 với khẩu hiệu: Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh.   Poster của HANIFF lần V Đây là sự kiện điện ảnh ý nghĩa, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và 70 năm ngày Giải phóng thủ đô. Theo ban tổ chức, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII nhằm giới thiệu, tôn vinh các...

Hàng ngoại giá rẻ tràn vào VN nhờ miễn thuế

Những món hàng vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng xuất xứ nước ngoài tràn ngập trên các sàn thương mại điện tử, sẵn sàng giao đến tận tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn đã trở nên phổ biến tại VN.   Ngồi VN mua hàng nước ngoài giá bèo Tự tay mua hàng khắp nơi ở thế giới và được giao tận nhà không còn là chuyện lạ với các bạn trẻ ở những thành phố lớn như TP.HCM,...

Thủ tướng: Sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sân bay Long Thành là công trình biểu tượng của nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng. Do đó, ông yêu cầu thay đổi mục tiêu tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành. Chiều nay (24/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành tại Đồng Nai. Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ sân bay...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Thế giới đối mặt với nhiều thách thứcPhiên thảo luận có chủ đề "Không...

Mới nhất

Thanh Hóa: Mưa lũ gây sạt lở, ngập lụt trên diện rộng

Sáng 24-9, UBND tỉnh Thanh Hóa thông tin, từ ngày 21 đến ngày 23-9, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp gây ra ngập lụt, sạt lở đất trên diện rộng. Địa phương đã phải sơ tán gần 3.000 hộ dân với khoảng hơn 11.700 nhân khẩu đến nơi an toàn. Theo UBND tỉnh Thanh Hóa,...

Mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Đêm 22 và ngày 23.9, trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có mưa to đến rất to, gây ngập lụt, sạt lở ở nhiều nơi. Tại Thanh Hóa, mưa lớn cộng với lũ từ thượng nguồn khiến nước trên sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Lèn trên mức báo động 2 đến báo động 3. Hàng ngàn...

X và Starlink của Elon Musk đối mặt với khoản phạt gần 1 triệu USD/ngày

Hai công ty X và Starlink thuộc sở hữu của Elon Musk đang đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ tới gần 1 triệu USD mỗi ngày tại Brazil vì cáo buộc lách luật.

Nghi phạm mưu sát ông Trump hứa trọng thưởng cho người ‘hoàn thành công việc’?

Bộ Tư pháp Mỹ có kế hoạch buộc tội cố ý ám sát một ứng cử viên chính trị đối với người đã ẩn náu với một khẩu súng tại sân golf ở bang Florida của cựu Tổng thống Donald Trump. Nếu bị kết tội, nghi phạm có thể phải chịu án chung thân. Chính quyền liên bang muốn khép...

Mới nhất