Trang chủDestinationsĐắk NôngToàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội...

Toàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV


Toan van Bai phat bieu be mac Ky hop thu 5, Quoc hoi khoa XV hinh anh 1Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Sau đây là toàn văn Bài phát biểu bế mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Kính thưa Quốc hội,

Thưa các vị khách quý,

Thưa đồng bào và cử tri cả nước

Sau 23 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hôm nay, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi xin báo cáo khái quát kết quả Kỳ họp như sau:

Thứ nhất, về công tác lập pháp

Tiếp tục quán triệt Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, bám sát Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật toàn khóa, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét kỹ lưỡng, biểu quyết thông qua 8 luật, gồm 6 luật đã cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4: (1) Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng; (2) Luật Đấu thầu; (3) Luật Giá; (4) Luật Giao dịch Điện tử; (5) Luật Hợp tác xã; (6) Luật Phòng thủ Dân sự; đồng thời, cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp đối với 2 dự án luật là: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân; (2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quốc hội cũng đã thông qua 3 nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: (1) Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; (2) Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; (3) Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn 12 triệu lượt ý kiến, cho ý kiến lần thứ hai, hoàn thiện một bước cơ bản đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho nhiều ý kiến lần đầu rất quan trọng đối với 08 dự án luật khác, gồm: (1) Luật Các Tổ chức Tín dụng (sửa đổi); (2) Luật Căn cước Công dân (sửa đổi); (3) Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi); (4) Luật Nhà ở (sửa đổi); (5) Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); (6) Luật Viễn thông (sửa đổi); (7) Luật Quản lý, Bảo vệ Công trình Quốc phòng và Khu quân sự; (8) Luật Lực lượng Tham gia Bảo vệ An ninh, Trật tự ở Cơ sở.

Với kết quả công tác lập pháp tại Kỳ họp này, cho đến nay, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã hoàn thành 112/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ, đạt tỷ lệ 81,8%; trong đó, có 32 nhiệm vụ đã được ban hành thành luật, pháp lệnh, nghị quyết quy phạm pháp luật; 29 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, nhiều vấn đề mới phát sinh, nhưng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã bám sát thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo, chủ động, linh hoạt, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, đề cao trách nhiệm với tinh thần chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa,” đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác lập pháp.

Thời gian còn lại của nhiệm kỳ, khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu rất cao cả về chất lượng và tiến độ. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các nhiệm vụ lập pháp còn lại của nhiệm kỳ đã có trong kế hoạch và nghiên cứu, đề xuất bổ sung thêm các nhiệm vụ lập pháp cần thiết để tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toan van Bai phat bieu be mac Ky hop thu 5, Quoc hoi khoa XV hinh anh 2Toàn cảnh phiên bế mạc. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đồng thời, phải tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách,” lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý mà chưa xem xét thỏa đáng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Thứ hai, về hoạt động giám sát

Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.”

Quốc hội trân trọng cảm ơn, biểu dương, ghi nhận sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài; sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 – là nhân tố quyết định giúp Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn và thử thách ngặt nghèo, kiểm soát thành công đại dịch và nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Quốc hội cũng đã chỉ rõ và yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; đẩy nhanh việc chuẩn bị, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật như: Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Phòng, Chống Bệnh Truyền nhiễm, Luật về Thiết bị Y tế, Luật An toàn Thực phẩm và các luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng; khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại để xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng; nâng cao năng lực phòng, chống dịch, bệnh gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế và đầu tư hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở, y tế dự phòng… để thực hiện mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khoẻ toàn diện theo lộ trình đã được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ về 4 nhóm lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội, Dân tộc, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải.

Các vấn đề được chất vấn cùng nhiều vấn đề khác qua ý kiến của cử tri, nhân dân, đại biểu Quốc hội đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm thúc đẩy giải quyết, tạo bước chuyển biến ngay trước thềm phiên chất vấn, nhận được sự đồng tình của đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội đánh giá cao.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp, xác định cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thời hạn hoàn thành, làm cơ sở để giám sát việc thực hiện, yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành thực hiện nghiêm các cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước, vừa kịp thời khắc phục hiệu quả các yếu kém, hạn chế trước mắt, vừa phải tạo được chuyển biến thực chất, căn cơ và lâu dài trong từng lĩnh vực được chất vấn.

Đặc biệt, cần tập trung theo dõi, bám sát diễn biến của nền kinh tế và thị trường lao động để chủ động, kịp thời có giải pháp trong điều hành, hoạch định chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, giảm bớt khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động; giải quyết dứt điểm vướng mắc đối với các trường hợp thu, chi bảo hiểm xã hội không đúng quy định; xem xét khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tập trung tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn, khắc phục sự chậm trễ, chồng chéo, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Toan van Bai phat bieu be mac Ky hop thu 5, Quoc hoi khoa XV hinh anh 3Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là đột phá chiến lược, nhân tố quyết định để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng giao thông; xử lý dứt điểm trong năm 2023 các vướng mắc, bất cập, tồn tại đối với một số dự án BOT, hoạt động đăng kiểm; tách bạch và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

Tại Kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và một số báo cáo khác theo quy định; thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 và các nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội đối với 2 nội dung rất quan trọng, gồm: (1) Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, (2) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Những đổi mới, cải tiến và kết quả quan trọng đã đạt được trong công tác giám sát của Quốc hội thời gian qua càng khẳng định giám sát là khâu trọng tâm, then chốt trong đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; đồng thời, là cơ sở quan trọng để các cơ quan nghiên cứu, đề xuất Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân sẽ được xem xét, sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Thứ ba, về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận các báo cáo, tờ trình của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Quốc hội đánh giá cao sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, biểu dương tinh thần nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã cơ bản hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 với mức tăng trưởng GDP cao (8,02%), chỉ số lạm phát CPI thấp (3,15%).

Những tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô nước ta cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do tác động không thuận lợi của bối cảnh, tình hình địa chính trị, kinh tế, tài chính thế giới và các hạn chế, yếu kém đang tích tụ của kinh tế trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự vững chắc; tăng trưởng kinh tế đạt thấp; kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ số sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm; rủi ro nợ xấu gia tăng; thu ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ năm trước; phân bổ, giải ngân đầu tư công còn chậm, chưa đạt được mục tiêu; sản xuất, đời sống của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, an ninh kinh tế-xã hội, an ninh nông thôn có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp…

Toan van Bai phat bieu be mac Ky hop thu 5, Quoc hoi khoa XV hinh anh 4Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ vẫn quyết tâm kiên định các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2023 đã đề ra. Cùng với những nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách rất quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, như: (i) tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2023 để kích cầu, thúc đẩy thị trường nội địa; (ii) cho phép tiếp tục phân bổ hơn 100.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bổ sung thêm vốn cho nền kinh tế, đồng thời, cho phép linh hoạt điều hòa vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đẩy nhanh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; (iii) quyết định và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, (iv) quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; (v) sửa đổi bổ sung căn bản các thủ tục, quy định về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam để tạo thuận lợi tối đa cho công dân và kích cầu du lịch…”

“Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các cấp, các ngành tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các chủ trương nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra, nâng cao năng lực phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới, có phản ứng chính sách nhanh nhạy, phù hợp, giải pháp điều hành sát hợp với thực tiễn, cụ thể, có tính khả thi cao để giữ vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, chống chọi của nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến căn bản trong giải ngân vốn đầu tư công, các công trình, dự án quan trọng quốc gia, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; kịp thời giải quyết các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người dân, doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cơ cấu lại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường khoa học, công nghệ, thị trường lao động; thúc đẩy phát triển và quản lý chặt chẽ các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công chức, công vụ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thay thế các cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là người đứng đầu các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc đối với các quy định về phòng cháy, chữa cháy; giải quyết dứt điểm bất cập, vướng mắc trong công tác kiểm định xe cơ giới. Có giải pháp khắc phục kịp thời và căn cơ tình trạng thiếu điện, đảm bảo ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống; tháo gỡ triệt để, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, tăng cường củng cố y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm sóc người có công với cách mạng; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và môi trường; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, chủ động ứng phó hiệu quả, kịp thời với diễn biến khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh…

Để giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách, Quốc hội quyết định giao Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan hữu quan, các địa phương tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá…; xác định cụ thể những quy định chưa rõ ràng, có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật, nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn…, báo cáo kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10/2023); kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản dưới luật không còn phù hợp, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết có liên quan.

Thứ tư, về công tác nhân sự

Với quy trình, thủ tục chặt chẽ, trên cơ sở quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội đã xem xét, quyết định công tác nhân sự đối với chức danh Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm 1 thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Toan van Bai phat bieu be mac Ky hop thu 5, Quoc hoi khoa XV hinh anh 5Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Để các luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, bảo đảm yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả,” Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan sẽ tổ chức hội nghị để quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp này trong Quý 3 năm 2023, đồng thời rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XV và sẽ đưa nội dung này thành hoạt động định kỳ sau mỗi kỳ họp của Quốc hội.

Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội sớm báo cáo cử tri cả nước kết quả Kỳ họp, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri, động viên nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực giám sát việc tổ chức, thi hành Hiến pháp và pháp luật, trong đó có các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Kính thưa Quốc hội,

Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định rằng Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, tiếp tục có đổi mới, sáng tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Trong Kỳ họp này, đã có 1.533 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 10 phiên thảo luận tổ, 3 phiên thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; 1.415 lượt đăng ký, 695 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận và 107 lượt tranh luận tại 30 phiên thảo luận tại Hội trường; 454 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký, 112 lượt đại biểu nêu câu hỏi chất vấn và 49 lượt đại biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Khoảng thời gian một tuần giữa 2 đợt của Kỳ họp, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức hữu quan đã làm việc khẩn trương, liên tục, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức họp trong suốt 4 ngày để cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng, thấu đáo ý kiến của đại biểu Quốc hội về các dự án luật, dự thảo nghị quyết, nhất là các vấn đề lớn, các nội dung còn có ý kiến khác nhau cũng như về kỹ thuật lập pháp, các điều khoản áp dụng pháp luật, chuyển tiếp… đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Với không khí làm việc rất sôi nổi, dân chủ và đoàn kết, trong 23 ngày làm việc của Kỳ họp, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 8 luật, 17 nghị quyết đều với tỷ lệ tán thành rất cao; đã cho ý kiến lần đầu 8 dự án luật, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

Đại diện Hội đồng nhân dân của 63 tỉnh, thành phố đã tham gia dự thính để theo dõi trực tiếp một số phiên họp toàn thể của Quốc hội, tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp, gắn bó chặt chẽ và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các cơ quan dân cử ở trung ương và các địa phương.

Để có kết quả này, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng nội dung; bảo đảm sự thông suốt, hiệu quả trong điều hành và tạo điều kiện cho việc đổi mới, linh hoạt trong tổ chức Kỳ họp.

Quốc hội trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cảm ơn các bậc lão thành cách mạng, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước đã tham gia, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có giá trị trong quá trình chuẩn bị và diễn ra Kỳ họp.

Trân trọng cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương, với hơn 30.000 tin, bài (có ngày hơn 3.000 tin, bài) đã thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan diễn biến và kết quả Kỳ họp; trân trọng cảm ơn và biểu dương các Bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tổ chức phục vụ hết sức chu đáo, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Kỳ họp.

Kính thưa Quốc hội,

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thành công rất tốt đẹp và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối của nhiệm kỳ.

Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, được tiếp nối và phát huy qua thành công tốt đẹp của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng, nỗ lực và tâm huyết của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhất định chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn, thách thức, nắm bắt được thời cơ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và giai đoạn 2021-2025, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Kính chúc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị khách quý trong Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các vị đại biểu Quốc hội và toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, cử tri cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội!”./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời chất vấn về lời giải cho bài toán kinh tế báo chí

Kinhtedothi- Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào đối với báo chí truyền thống… Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc...

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20). Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy)...

Ông Bùi Văn Cường thôi làm Tổng Thư ký Quốc hội, đại biểu Quốc hội

Kinhtedothi - Chiều tối 25/10, Văn phòng Quốc hội phát đi thông cáo báo chí cho biết, Quốc hội họp riêng xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Theo thông cáo báo chí, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 157/2024/QH15 ngày 25/10/2024 về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông...

bảo đảm thống nhất với Luật Đất đai, Luật Xây dựng

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa    Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ...

Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Xử lý hiệu quả tội phạm mua bán người Báo cáo tóm tắt giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đắk Nông triển khai Chiến dịch truyền thông ‘Hướng về lá cờ Tổ quốc’

Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Nông đề nghị các đơn vị, địa phương triển khai Chiến dịch 'Hướng về lá cờ Tổ quốc'. Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), Cục Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch truyền thông “Hướng về lá cờ Tổ quốc” nhằm lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc đến...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông xứng đáng với niềm tin của Nhân dân

 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông (20/8/2013-20/8/2023), phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về những thành tựu nổi bật của Ban trong 10 năm qua.PV: Xin đồng chí khái quát...

Quốc hội Thái Lan xác nhận ngày bầu Thủ tướng mới

Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan cho biết, các nhà lập pháp Thái Lan sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày 22/8 tới. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của đảng Tiến bước (MFP) liên quan việc tái đề cử Chủ tịch của MFP vào vị trí thủ tướng. ...

700 trẻ em biết bơi nhờ… công an

Những ngày hè năm 2023, Trung úy Phan Văn Hải, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Đắk Mil hầu như kín lịch công tác. Bên cạnh việc bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn thường nhật, hàng tuần, anh giành từ 4 - 5 buổi để tham gia đứng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em huyện Đắk Mil. Công việc này, anh Hải đã...

Sự tích rừng lạnh Đắk Song

Ngày xưa ở Tây Nguyên có một trận lụt rất lớn. Nước dâng ngập cả lên ngọn núi cao, đồi to. Núi Nâm Nung ngập hết chỉ còn đỉnh núi to bằng cái rổ xúc cá, núi Nâm N’Jang ngập chìm chỉ còn lại bằng bàn tay, núi Gà Rừng còn bằng một vạc trẻ. Trong lúc đó, người nào kịp làm bè, ngồi trên bè mới thoát chết. Bon nào gần núi cao,...

Bài đọc nhiều

Cách tìm số điện thoại qua tài khoản Zalo đơn giản, dễ dàng

Cách xem số điện thoại trên Zalo qua điện thoạiBạn chỉ có thể xem số điện thoại bạn bè trên Zalo khi họ để chế độ công khai trên Zalo. Nếu bạn bè của bạn cài đặt chế độ riêng tư trên Zalo thì khi xem sẽ thấy ký tự "*".Bước 1: Tại giao diện chính của Zalo, chọn biểu tượng Danh bạ trên thanh công cụ phía dưới.Bước 2: Trong danh bạ Zalo,...

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ năm 2023 được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là thứ Năm ngày 22/6/2023.Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi...

Hành trình 28 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Bước đột phá trong tư duy đối ngoạiTham gia ASEAN, Việt Nam đã chứng kiến những bước chuyển quan trọng của Hiệp hội. Từ một khởi đầu khiêm tốn, ASEAN đã từng bước lớn mạnh, trở thành một trong những tổ chức khu vực được đánh giá là thành công nhất, là hạt nhân thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, là đối...

Điểm danh nghề truyền thống ở Đắk Nông

Hai tổ hợp tác nghề truyền thống hiện nay đều đang hoạt động tại bon N’Jriêng và bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa.Các tổ hợp tác được cấp giấy công nhận nghề truyền thống và được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các hỗ trợ khác theo...

dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Trên cơ sở ý kiến tham gia góp ý của cử tri và các cơ quan có liên quan về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, Đoàn ĐBQH Đắk Nông đã tổng hợp, chuyển tải nội dung góp ý của cử tri đến phiên thảo luận tại tổ về vào sáng 20/6 về dự án...

Cùng chuyên mục

Sở TT&TT Đắk Nông kỉ niệm 20 năm ngày thành lập

Chiều ngày 29/8, Sở TT&TT Đắk Nông đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập (01/9/2004 - 01/9/2024). Dự buổi lễ có các đồng chí: Y Quang B'Krông, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Bốn, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở TT&TT các thời kì. Một số kết quả nổi bật sau 20 năm xây dựng và...

Bảo tồn và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho giới trẻ

Văn hóa cồng chiêng là một di sản vô giá của Tây Nguyên, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Để bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này, việc truyền dạy cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Âm thanh của cồng chiêng gắn kết cộng đồng, tạo ra không khí vui tươi, đoàn kết. Việc học đánh cồng chiêng giúp các em rèn luyện tính kiên...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông xứng đáng với niềm tin của Nhân dân

 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông (20/8/2013-20/8/2023), phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về những thành tựu nổi bật của Ban trong 10 năm qua.PV: Xin đồng chí khái quát...

Quốc hội Thái Lan xác nhận ngày bầu Thủ tướng mới

Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan cho biết, các nhà lập pháp Thái Lan sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày 22/8 tới. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của đảng Tiến bước (MFP) liên quan việc tái đề cử Chủ tịch của MFP vào vị trí thủ tướng. ...

700 trẻ em biết bơi nhờ… công an

Những ngày hè năm 2023, Trung úy Phan Văn Hải, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Đắk Mil hầu như kín lịch công tác. Bên cạnh việc bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn thường nhật, hàng tuần, anh giành từ 4 - 5 buổi để tham gia đứng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em huyện Đắk Mil. Công việc này, anh Hải đã...

Mới nhất

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I...

Mới nhất