Trang chủNewsThời sựToan tính chiến lược của các bên ở Trung Đông

Toan tính chiến lược của các bên ở Trung Đông


Israel và Mỹ xem xét nghiêm túc, cảnh giác cao độ nhằm đối phó với kịch bản các cuộc tấn công trả đũa từ Iran. Đặc biệt, các sự kiện hồi tháng 4 khi Tehran và các nhóm chiến binh khu vực tiến hành cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên vào lãnh thổ Israel càng có lý do giải thích cho sự cảnh giác của Mỹ và Israel về nguy cơ các cuộc tấn công tiếp theo từ phía Iran.

Tháng 8 ở Trung Đông trôi qua với dự đoán về một cuộc tấn công mới. Trong suốt tháng, các quan chức quân sự, ngoại giao cấp cao trong chính quyền Mỹ đã tới khu vực để kêu gọi các đồng minh tham gia hỗ trợ Israel trong kịch bản một cuộc chiến tranh trên diện rộng có thể xảy ra.

Liên minh chống Iran do Mỹ dẫn đầu

Ý tưởng hình thành một “mặt trận thống nhất chống Iran”, được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trình bày trong bài phát biểu hồi tháng 7 tại Quốc hội Mỹ, đã quay trở lại chương trình nghị sự một lần nữa, nhưng lần này là do căng thẳng khu vực leo thang và “chất xúc tác” đặc biệt quan trọng từ Mỹ.

Về cơ bản, Washington phần nào đã đạt được mục tiêu của mình. Ngoài Israel, vốn là một phần của liên minh mới theo mặc định, Mỹ còn thu hút được hầu hết các đối tác chủ chốt vào liên minh, như Ả Rập Xê Út, UAE, Bahrain, Jordan và Ai Cập. “Tuyến phòng thủ” do Mỹ vạch ra bao gồm cả các lĩnh vực truyền thống, như phòng không và một số lĩnh vực mới, ví dụ như không gian mạng.

toan tinh chien luoc cua cac ben o trung dong hinh 1

Người biểu tình mang theo ảnh của thủ lĩnh bị ám sát Ismail Haniyeh của Hamas ở Lebanon. Ảnh: AFP

Bản thân Mỹ cũng đã thể hiện vai trò chủ chốt của mình, Washington đã triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tới Trung Đông. Trong khi đó, những nước tránh tham gia trực tiếp vào liên minh bảo vệ Israel, như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, thì tích cực các hoạt động ngoại giao con thoi, kêu gọi Tehran từ bỏ các hành động trả đũa, tránh làm leo thang căng thẳng.

Ngày 27/8, Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed Bin al-Thani đã đến Tehran và hội đàm với Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian nhằm tăng cường quan hệ song phương, đồng thời thảo luận các vấn đề cấp bách trong khu vực, trong đó xu hướng xung đột giữa Iran – Israel là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về việc thành lập một liên minh chính thức tập trung vào bảo vệ Israel. Việc không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận bằng văn bản mới nào khiến liên minh mà Mỹ và Israel muốn xây dựng có biên độ an toàn nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu.

Trước hết, điều này xuất phát từ những đặc thù rất riêng của cấu trúc quan hệ khu vực Trung Đông. Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở khu vực để giành quyền lãnh đạo cộng thêm những mâu thuẫn, bất đồng kéo dài nhiều năm giữa Israel và các nước Ả Rập đã tạo ra sự ngờ vực giữa các nước này khi tham gia vào “mặt trận chống Iran”.

Ngay cả những nước đã thiết lập quan hệ với nhà nước Do Thái, như Jordan, Ai Cập, Bahrain và UAE cũng không thể hài lòng với đường lối chính trị và lập trường của Israel đối với người dân Palestine. Vô số vụ bê bối gián điệp ở các nước Ả Rập, trong đó có liên quan đến các cơ quan tình báo Israel, chỉ làm tăng thêm sự hoài nghi giữa các nước.

Các đồng minh khu vực của Mỹ rõ ràng cũng không muốn trở thành mục tiêu của Iran và mạng lưới các nhóm chiến binh do nước này hậu thuẫn rộng lớn ở khu vực. Hơn nữa, trong vài năm qua, các nước Ả Rập đã nỗ lực rất nhiều để thiết lập một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Tehran và ít nhất là giảm nhẹ căng thẳng trong khu vực. Việc tham gia vào cuộc xung đột từ phía Israel sẽ khiến những nỗ lực của họ trở nên vô ích.

Trước đây, vì lý do tương tự mà nhiều nước Ả Rập đã phớt lờ hoạt động hải quân “Người bảo vệ thịnh vượng”, nhằm chống lại lực lượng Houthi ở Yemen, đồng thời từ chối tham gia các cuộc đột kích vào cảng Hodeidah ở Yemen. Do đó, nhiều khả năng, phần lớn các bên tham gia vào liên minh bảo vệ Israel sẽ cố gắng giảm thiểu sự tham gia của mình vào việc đẩy lùi một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran.

Vì sao Iran quyết định trì hoãn trả đũa?

Về phía Iran, Chính quyền của Tổng thống Masoud Pezeshkian có đủ lý do và cơ sở để tiến hành tấn công trả đũa nhằm vào Israel, song nhiều lần trì hoãn. Vậy điều gì giải thích cho quyết định trì hoãn của Iran?

Trước hết, Iran tiếp tục tìm kiếm sự cân bằng giữa khối quyền lực bảo thủ theo đường lối cứng rắn và chính quyền theo chủ nghĩa cải cách, nhằm mục đích giảm dần căng thẳng trong quan hệ với phương Tây. Tổng thống mới đắc cử của Iran, Masoud Pezeshkian, người đã xây dựng chiến dịch bầu cử của mình dựa trên lời hứa cải thiện nền kinh tế quốc gia và đạt được việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, hầu như không muốn cắt đứt cuộc đối thoại với Mỹ vốn chưa thực sự bắt đầu.

Thứ hai, trong “Trục kháng chiến” ở Trung Đông do Tehran dẫn đầu, cuộc tranh luận gay gắt vẫn tiếp tục diễn ra về giới hạn leo thang cho phép. Iran lo ngại rằng, nếu thực hiện các hành động trả đũa trong thời điểm này có thể khiến tiến trình hòa bình ở Dải Gaza sụp đổ khi mà các cuộc đàm phán giữa Israel và phong trào Hamas đang có những tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, “sự im lặng” này của Tehran sẽ không làm hài lòng lực lượng Houthi ở Yemen và Hezbollah ở Lebanon, những người mong đợi những hành động quyết đoán và cứng rắn hơn từ Tehran. Cả hai nhóm đều có quyền tự chủ khá nghiêm túc và đã nhiều lần cố gắng tiến hành các cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Israel nhưng không mang lại nhiều thành công.

Cuối cùng, Tehran lo ngại rằng một cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Israel cuối cùng sẽ chỉ làm xấu đi vị thế của Iran, vì nhà nước Do Thái có quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ và sẽ cố gắng lôi kéo nước này vào cuộc xung đột với tư cách là “người chơi chính”.

Ngay cả khi tính đến khả năng có sự thay đổi ở Nhà Trắng, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh chủ chốt của nước này ở Trung Đông bằng mọi biện pháp sẵn có.

Điều này có nghĩa là trong trường hợp leo thang nghiêm trọng trong khu vực, Mỹ có thể tính tới biện pháp can thiệp quân sự. Khi đó, không chỉ Iran mà cả các đồng đội của nước này trong “Trục kháng chiến” cũng sẽ bị tấn công.

Hơn nữa, các đồng minh của Washington đều có những vấn đề cá nhân cần giải quyết với một số bên ủy nhiệm. Chẳng hạn, UAE từ lâu đã mơ ước trả thù Yemen và khó có thể bỏ lỡ cơ hội để đánh bại lực lượng Houthi, nhất là khi chính quyền Tehran đang bận bảo vệ biên giới của chính mình.

Iran đang tạo áp lực và chờ đợi thời cơ?

Ngoài ra, việc Iran trì hoãn các cuộc tấn công trả đũa cũng có những ưu điểm nhất định. Tehran có thời gian để thích nghi với những thay đổi của cục diện khu vực và chuyển trọng tâm vào việc chuẩn bị tốt nhất cho các hành động tiếp theo.

Trên thực tế, giọng điệu của các quan chức cấp cao trong chính quyền Tehran cũng đã “nhẹ tông” đáng kể so với trước đây. Ngoài việc tiếp tục tạo dựng hình ảnh một quốc gia cởi mở trong đàm phán, Tehran còn có thể đóng góp tiếng nói trong giải quyết các vấn đề khu vực, như khuyến khích các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.

Thông qua việc trì hoãn các cuộc tấn công trả đũa, Iran đang đẩy áp lực sang cho Mỹ và Israel. Nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran sẽ đặt Israel trong tình trạng căng thẳng liên tục và buộc nước này phải chi ngân sách nhiều hơn để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Còn Mỹ không có cơ hội để mở rộng vòng tròn “những người bạn của Israel” trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống đang bước vào giai đoạn chạy nước rút.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã dành rất nhiều nỗ lực để đóng góp vào tiến trình bình thường hóa mối quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê Út, nhưng sự leo thang ở Dải Gaza và nguy cơ xung đột trên diện rộng với Iran có thể khiến những nỗ lực đó trở nên vô ích và mọi thứ quay trở lại điểm khởi đầu.

Nhiều khả năng Iran sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược trả thù trì hoãn cho đến khi tổn thất hình ảnh vượt quá lợi ích chính trị – với hy vọng rằng “mặt trận chống Iran” mà Mỹ và Israel nỗ lực xây dựng sẽ xuất hiện rạn nứt và tan vỡ ngay cả trước khi bắt đầu hoạt động trả đũa của Iran. Tehran có lý khi lựa chọn giải pháp này, bởi lẽ, rõ ràng thời gian đang đứng về phía họ.

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/toan-tinh-chien-luoc-cua-cac-ben-o-trung-dong-post311521.html

Cùng chủ đề

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát lực lượng nổi dậy lật đổ tổng thống Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát các nhóm quân sự đối lập đã lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12. ...

Giá vàng lao dốc vì sức mạnh Mỹ, ưu tiên của Nga: SJC, nhẫn trơn giảm tới đâu?

Giá vàng thế giới lao dốc vài phiên gần đây trong bối cảnh thế giới thay đổi trước thời điểm ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Sự thay đổi ưu tiên của Nga và sức mạnh của nước Mỹ có thể tiếp tục kìm hãm đà tăng của kim loại quý. Nga dịch chuyển ưu tiên - yếu tố mới tác động đến vàng Cục diện Trung Đông thay đổi nhanh chóng. Khu vực này bước vào một giai đoạn...

Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara đã thúc giục Nga và Iran không can thiệp quân sự để hỗ trợ lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi phe đối lập tiến vào Damascus. ...

Lửa Trung Đông có đang hạ nhiệt?

Chuyển biến tại Trung Đông theo hướng có lợi cho Israel được cho là cơ sở để Tel Aviv tạo thế đàm phán ngừng bắn ở Gaza. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội vàng sở hữu BĐS siêu sang trên “đảo tỷ phú” đầu tiên của Việt Nam

(CLO) Cuối năm, không khí tại “đảo tỷ phú” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) thêm phần sôi động khi các lễ hội Giáng sinh, chào đón năm mới đã sẵn sàng, tiến độ xây dựng và hoàn thiện của các phân khu và tiện ích được đẩy nhanh. Đặc...

Quán bia Bắc Triều Tiên chính thức khai trương tại Bình Nhưỡng

(CLO) Tại một trong những quận mới ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, một quán bia hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, thu hút sự chú ý của người dân địa phương. ...

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Sắp diễn ra Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày ở Yên Bái

(CLO) Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn dự kiến được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nhân dịp đón năm mới 2025. ...

Năm 2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức gần 80 hoạt động văn hoá – lễ hội hai bên bờ sông Hàn

(CLO) Năm 2025, dọc hai bên bờ sông Hàn (TP. Đà Nẵng) sẽ là nơi diễn ra gần 80 hoạt động văn hóa - lễ hội định kỳ và thường niên, trong đó, có nhiều hoạt động mới lạ, mang tính đột phá, phục vụ nhu cầu của người dân và...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết 20/12/2024: Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, sương mù dày buổi sáng

Dự báo thời tiết 20/12/2024, miền Bắc giảm khoảng 3 độ so với ngày 19/12. Sương mù dày đặc vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và giao thông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/12, nhiệt độ ở miền Bắc giảm so với ngày 19/12. Nhiệt độ Hà Nội thấp nhất được dự báo chỉ còn 10-13 độ, giảm 3 độ so với ngày 19/12. Sáng sớm, những...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bình Thuận lần thứ IV năm 2024: “Khát vọng vươn lên, phát triển bền vững”

Ngày 19/12, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024, với tinh thần “Đồng bào các DTTS tỉnh Bình Thuận khát vọng vươn lên, phát triển bền vững”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông về dự và chỉ đạo Đại hội.Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát...

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng cấp và xây mới Khu Nhà khách Hồ Tây ...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Tăng tốc thi công nút giao phức tạp nhất dự án Vành đai 3 TP.HCM

Do vướng mặt bằng nên gói thầu xây dựng nút giao Tân Vạn của dự án Vành đai 3 TP.HCM có chiều hướng chậm tiến độ. Tuy nhiên, chủ đầu tư và các nhà thầu nỗ lực, tăng tốc để giữ vững kế hoạch về đích. Dự...

Mới nhất

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

(ĐCSVN) - Tiếp tục chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Venezuela, 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 18/12 (theo giờ địa phương), Nhà hữu nghị Venezuela – Việt Nam (CAVV) đã phối hợp...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Cử tri đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15-18 triệu đồng/tháng

Đồng loạt cử tri các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng có văn bản kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cá nhân. Mức cao nhất được đề nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Mới nhất