Nhưng trong gần 18 tháng hoạt động, Bilan, có nghĩa là “tỏa sáng”, đã vượt qua định kiến và sự bất an để đưa tin về một số chủ đề cấm kỵ nhất ở Somalia, bao gồm vấn nạn ma túy ở phụ nữ, bệnh bạch tạng, phụ nữ nhiễm HIV và nỗi xấu hổ thời kỳ kinh nguyệt.
Ahmed nói: “Đôi khi tâm hồn tôi mách bảo rằng tôi không thể tiếp tục công việc vì sự bất an và áp lực xã hội. Tuy nhiên, đó là nghề mà tôi yêu thích từ khi còn nhỏ và là ước mơ vẫn sống trong tôi”.
Mặc dù được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ nhưng thành công không hề dễ dàng hoặc không có rủi ro đối với Ahmed và nhóm của cô.
Với hơn 50 nhà báo bị sát hại kể từ năm 2010, Somalia là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo ở châu Phi, theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo xếp Somalia cuối cùng trong Chỉ số Miễn trừ Toàn cầu, thước đo số vụ sát hại nhà báo chưa được giải quyết tính theo phần trăm dân số của một quốc gia.
Ahmed nói: “Là một xã hội gia trưởng sâu sắc, một số người cảm thấy khó thảo luận công khai các vấn đề của phụ nữ. Những người khác phàn nàn rằng những câu chuyện của Bilan đã làm tổn hại đến danh tiếng của đất nước”.
Cô cho biết: “Chúng tôi biết đối với người Somalia, vấn đề của các cô gái thật đáng xấu hổ. Ví dụ, các dấu hiệu của tuổi vị thành niên như kinh nguyệt. Các bé gái không được dạy về các triệu chứng của phụ nữ trong lớp học.”
Sự kỳ thị xung quanh kinh nguyệt đã trở thành một trong những câu chuyện được chia sẻ rộng rãi nhất trên Bilan khi nó được phát sóng vào đầu năm nay, thu hút hơn 130.000 lượt xem và hàng chục bình luận trên Facebook.
Maria Abdullahi Jama, học sinh 19 tuổi tại trường Bondhere ở Mogadishu, cho biết: “Tôi từng cảm thấy sợ hãi khi muốn chia sẻ những vấn đề cá nhân của mình với giáo viên. Tôi không thể bày tỏ vấn đề của mình. Tôi kêu gọi các sinh viên đừng cảm thấy xấu hổ và sợ hãi”.
Sheikh Abdi Hayi, người thuyết giảng tại Nhà thờ Hồi giáo Omar Ibnu Khadab, cho biết: “Thật tốt khi nâng cao nhận thức cho các cô gái về thời kỳ kinh nguyệt và cách giữ sạch sẽ để họ coi đó là điều tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều có”.
Abdallah Al Dardari, Giám đốc Văn phòng khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc dành cho các quốc gia Ả Rập, cho biết Bilan đã cách mạng hóa chương trình tin tức ở Somalia.
Al Dardari nói: “Với tiếng nói độc đáo và phạm vi tiếp cận ngày càng tăng của thương hiệu Bilan Media, họ đang tạo ra sự thay đổi và sự đối xử tốt hơn với phụ nữ và trẻ em gái”.
Mai Anh (theo Reuters)