Trang chủChính trịChủ quyềnTọa đàm về Hiệp định Biển cả

Tọa đàm về Hiệp định Biển cả

[sapo]






Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực 

Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) đã tổ chức Tọa đàm về Hiệp định Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ), với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, cùng nhiều diễn giả, học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong lĩnh vực luật biển và đại dương.

Dưới sự điều phối của bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổng Thư ký VSIL, Tọa đàm đã tiến hành thảo luận về nhiều khía cạnh của Hiệp định này. Bà Charlotte Salpin (Cố vấn pháp lý cao cấp, Văn phòng các vấn đề về Biển và Đại dương của Liên hợp quốc) đã cung cấp tổng quan về Hiệp định BBNJ, từ lịch sử hình thành cho tới các nội dung chủ yếu của Hiệp định. Thảo luận sâu hơn về từng vấn đề cụ thể, Tiến sĩ Nilufer Oral (Thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore) giải thích về cơ chế thực thi và tuân thủ Hiệp định; Giáo sư Kentaro Nishimoto (Đại học Tohoku, Nhật Bản) làm rõ về nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường; và Tiến sĩ Sarah Lothian (Đại học Wollongong, Úc) trình bày về cơ chế xây dựng năng lực, tài chính và chuyển giao công nghệ trong Hiệp định BBNJ và so sánh với quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Qua phiên thảo luận, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi nhằm làm rõ hơn việc thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường và cơ chế tài chính và xây dựng năng lực trong Hiệp định BBNJ, và qua đó diễn giả cung cấp thêm các ví dụ điển hình về các dự án, hợp tác xây dựng năng lực và hỗ trợ cho các quốc gia.

Được mệnh danh là “Hiệp ước biển cả”, Hiệp định BBNJ là văn kiện pháp lý mới nhất được xây dựng nhằm thực thi Công ước Luật biển. Hiệp định BBNJ là thành quả của quá trình thương lượng, đàm phán kéo dài nhiều năm kể từ năm 2004 và chính thức được thông qua và mở ký trong năm 2023. Nội dung chính của Hiệp định xoay quanh các vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay, như chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển, thiết lập vùng bảo tồn biển, đánh giá tác động môi trường, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ… Hiệp định cũng thiết lập cơ chế ra quyết định của hội nghị các quốc gia thành viên, thành lập và vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, xây dựng cơ chế tài chính…

Hiệp định BBNJ được coi là cột mốc mới trong phát triển của luật biển quốc tế, thể hiện quyết tâm của các quốc gia chung tay xây dựng một văn kiện quốc tế về quản trị vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc tế, hướng tới thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 14 của Liên hợp quốc. Thành quả này một lần nữa khẳng định ý nghĩa phổ quát của Công ước Luật biển là “Hiến pháp của đại dương”, là minh chứng sống động cho thấy Công ước vẫn là khuôn khổ pháp lý nền tảng để giải quyết các vấn đề mới nổi trong quản trị biển và đại dương.

Là một quốc gia ven biển luôn đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình thương lượng, đàm phán xây dựng Hiệp định thứ ba thực thi Công ước. Việt Nam là một trong số các quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định và hiện đang trong quá trình xây dựng hồ sơ phê duyệt Hiệp định. Việt Nam đang tích cực phối hợp với các nước tham gia vào quá trình chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định khi chính thức có hiệu lực.

Tọa đàm này là một trong các nỗ lực của Bộ Ngoại giao và Hội Luật quốc tế Việt Nam nhằm tuyên truyền rộng rãi hơn về Công ước Luật biển nói chung và Hiệp định BBNJ nói riêng tới các bộ, ngành, cơ quan trong nước, cũng như giới nghiên cứu luật pháp quốc tế tại Việt Nam, qua đó làm rõ hơn nghĩa vụ của các quốc gia cũng như những lợi ích mang lại từ các cơ chế hỗ trợ trong Hiệp định này, bao gồm chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực và hỗ trợ tài chính./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/toa-dam-ve-hiep-dinh-bien-ca-bbnj-mot-cot-moc-moi-trong-phat-trien-luat-bien-quoc-te-686171.html

Cùng chủ đề

Long An tăng tốc kết nối nhiều tuyến đường trọng điểm

Ông Đặng Hoàng Tuấn - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An - cho biết năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng tốc, bứt phá để thực hiện 3 công trình giao thông...

Đón khoảng 8,86 triệu lượt khách năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày 10/12, TP Sầm Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị SIA tiếp tục kêu gọi các tập đoàn Hoa Kỳ hợp tác, đầu tư sâu rộng hơn, hiệu quả hơn với Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… là những lĩnh vực rất quan trọng với tương lai của nhân loại cũng như sự phát triển của mỗi nước; ...

VietinBank – Top 50 Doanh nghiệp niêm yết Quản trị công ty tốt nhất

Ngày 5/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao Quản trị công ty (QTCT) Việt Nam - VNCG50 tại Diễn đàn thường niên QTCT (AF7). AF7 là sự kiện chuyên môn uy tín nhất tại Việt Nam về QTCT tích hợp với môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG)...

Bí thư Hà Nội biểu dương đơn vị phá vụ án liên quan Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã có thư biểu dương các đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội và VKSND quận Cầu Giấy đã có chiến công xuất sắc phá án liên quan đến Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam. Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã có thư biểu dương các đơn vị của Công an TP Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đón khoảng 8,86 triệu lượt khách năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày 10/12, TP Sầm Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị SIA tiếp tục kêu gọi các tập đoàn Hoa Kỳ hợp tác, đầu tư sâu rộng hơn, hiệu quả hơn với Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… là những lĩnh vực rất quan trọng với tương lai của nhân loại cũng như sự phát triển của mỗi nước; ...

Kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam

(ĐCSVN) – Kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Venezuela là mốc son đáng tự hào trong chiều dài quan hệ giữa hai nước; là dịp để nhìn lại quan hệ Việt Nam - Venezuela từ trước đến nay, và kiến tạo nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp này những bước phát triển mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của mỗi nước, đồng thời góp phần củng cố...

Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Kinh tế hàng hải là một trong các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực. ...

Hoạch định tài chính cá nhân là nền tảng cho tài chính toàn diện tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh vai trò của hoạch định tài chính cá nhân này trong việc thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Đây được xem là yếu tố quan trọng để xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. ...

Bài đọc nhiều

Triển khai đồng bộ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị

 Đại tá Vũ Anh Tuấn, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân...

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển...

Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Kinh tế hàng hải là một trong các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực. ...

Khatoco tặng quân và dân Trường Sa 20 tấn thịt đà điểu

(NLĐO) - Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cán bộ lãnh đạo, người lao động Khatoco tặng quân dân huyện đảo Trường Sa 20 tấn thịt đà điểu ...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Kinh tế hàng hải là một trong các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực. ...

Kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển...

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Vùng Cảnh sát biển 4 hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao

(NLĐO) - Vùng Cảnh sát biển 4 và cá nhân Thiếu tướng Trần Văn Lượng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì. ...

Nhìn lại vai trò và thực thi Công ước Luật biển, định hướng giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong quản trị...

Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực.

Mới nhất

Kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam

(ĐCSVN) – Kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Venezuela là mốc son đáng tự hào trong chiều dài quan hệ giữa hai nước; là dịp để nhìn lại quan hệ Việt Nam - Venezuela từ trước đến nay, và kiến tạo nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp này những bước...

Đại biểu tranh luận gay gắt về chính sách hỗ trợ thẻ BHYT cho người dân

(Dân trí) - "Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn trong 3 năm mà hiện nay đã một năm rồi nhưng vẫn còn người chưa được thụ hưởng. Để chính sách đến chậm với người dân là chúng ta có lỗi". Chất vấn UBND tỉnh Bạc Liêu tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân...

Giá vàng “nóng hầm hập”, sóng tăng/giảm sẽ đan xen, tín hiệu mới tích cực “gõ cửa” thị trường

Giá vàng hôm nay 11/12/2024 đi lên liên tục khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) nối lại hoạt động mua vàng sau sáu tháng gián đoạn. Đồng USD suy yếu càng tạo thêm động lực để giá vàng tiếp tục đi lên, củng cố vai trò của vàng trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Quyết định truy thu Thảo cầm viên Sài Gòn gần 800 tỉ được thanh tra kiến nghị từ năm 2022

Quyết định truy thu tiền thuê đất của Thảo cầm viên Sài Gòn là một câu chuyện dài, được Thanh tra TP.HCM kiến nghị từ năm 2022. ...

Mới nhất