Trang chủPolitical ActivitiesTọa đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy...

Tọa đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học

Sáng 6/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm.

Tham dự tọa đàm có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, các chuyên gia, lãnh đạo một số Sở GDĐT và cơ sở giáo dục đại học và Ban soạn thảo.

Quang cảnh tọa đàm

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến rộng rãi. Những điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo Thông tư nhằm khắc phục những bất cập trong công tác tuyển sinh thời gian qua và đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh.

Nhận khó về hệ thống, làm sao để các trường và thí sinh thuận lợi nhất

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, tọa đàm được tổ chức nhằm mục đích để các thầy cô là những người trực tiếp quản lý, đào tạo, có kinh nghiệm tham gia công tác tuyển sinh nhiều năm cùng hiểu rõ hơn về các nội dung dự kiến sửa đổi và bàn bạc, thống nhất, đưa ra các nội dung tối ưu, làm sao để làm tốt hơn những công việc hiện có.

Thứ trưởng chia sẻ, Bộ GDĐT luôn cầu thị, lắng nghe vì mục tiêu tốt hơn cho cả hệ thống. Những năm qua, những lần sửa đổi thông tư dù lớn hay nhỏ đều xin ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia, thầy cô trực tiếp đào tạo, quản lý nhiều năm có kinh nghiệm để bàn bạc, đưa ra những gì tối ưu nhất.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu khai mạc tọa đàm

Nhấn mạnh trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội với nhiều ràng buộc, Thứ trưởng cho rằng, công tác tuyển sinh vẫn cần thay đổi, hạn chế các bất cập bởi có tác động lớn trực tiếp đến các trường và thí sinh, nhất là trong bối cảnh tự chủ hiện nay.

Một trong những điểm sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Quy chế là chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Thứ trưởng cho rằng, việc cần nhìn nhận và có điều chỉnh về “xét tuyển sớm” là rất cần thiết để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh.

Hơn nữa, điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Nhấn mạnh đây mới là thước đo, Thứ trưởng cho rằng cần quy về thước đo chung này. Đương nhiên quy đổi được là điều không dễ, nhưng vẫn cần phải bàn.  

Khẳng định việc tuyển sinh của đại học, cao đẳng tác động rất lớn tới quá trình học ở giáo dục phổ thông, Thứ trưởng cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ hai của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn. Điều này sẽ rất khó khăn cho các em sau này khi vào đại học.

 Đại biểu dự tọa đàm

“Ngoài ra, chúng ta cần đo được năng lực, khả năng học tập của thí sinh phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu của từng ngành/chương trình đào tạo. Chúng ta cần xác định quan điểm là làm thế nào để công tác tuyển sinh đơn giản hóa, thuận lợi nhất cho các trường nhưng không được vi phạm những nguyên tắc chung của giáo dục, đó là công bằng, bình đẳng, chất lượng”, Thứ trưởng yêu cầu.

Theo Thứ trưởng, dự thảo chưa phải là cuối cùng nhưng có những điểm mới nhằm khắc phục một số bất cập. Việc dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho xét tuyển sớm sẽ tác động ngược trở lại giáo dục phổ thông. Giờ đây, dù có khó khăn vẫn phải làm, nhận cái khó về mình, làm sao để các trường và các thí sinh được thuận lợi nhất.

Đồng thuận cao với dự thảo, sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc

Tại tọa đàm, hầu hết các chuyên gia, các Sở GDĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học bày tỏ đồng thuận, nhất trí cao với dự thảo thông tư và cho rằng, những điểm mới của dự thảo sẽ tháo gỡ được các vướng mắc.

Bà Vương Hương Giang, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, trong những năm qua, Sở GDĐT Hà Nội luôn là đơn vị có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và xác nhận nhập học vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước với tỷ lệ nhập học ngày càng tăng dần. Cụ thể như: Năm 2022, số thí sinh đã xác nhận nhập học vào các trường là 52.529/92.464 thí sinh đăng kí xét tuyển, chiếm 56.81%; năm 2023, số thí sinh đã xác nhận nhập học là 69.540/98.208 thí sinh đăng kí xét tuyển, chiếm 70.81%; năm 2024, tính đến hiện nay số thí sinh Hà Nội đăng ký xét tuyển vào các trường là 107.127 thí sinh.

Bà Vương Hương Giang, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội bày tỏ nhất trí cao với dự thảo Thông tư

Đồng thuận với quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường đại học và quy định điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung, bà Vương Hương Giang cho biết: Trong những năm qua khi triển khai hỗ trợ thí sinh tham gia xét tuyển sớm, Sở GDĐT Hà Nội thấy bộc lộ một số tồn tại như với mong muốn trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng bằng chỉ tiêu xét tuyển sớm nên thí sinh đã làm nhiều hồ sơ đăng ký vào nhiều cơ sở đào tạo, dẫn đến các trường THPT mất rất nhiều thời gian, công sức để sao in học bạ, xác nhận hồ sơ cho thí sinh trong khi đây là thời gian cao điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Hơn nữa, sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh không có tâm lý tiếp tục ôn tập, vì chỉ cần đạt được tốt nghiệp THPT, ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi và ảnh hưởng đến tâm lý ôn tập của các thí sinh khác. Vì thế, bà Hương Giang cho rằng, việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển đảm bảo được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển và giảm được được các tồn tại nêu trên.

Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cũng đồng tình với quy định việc xét học bạ phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, vì như vậy, đảm bảo đánh giá kiến thức của thí sinh trong toàn cấp THPT và tránh được hiện tượng học lệch, hoặc bỏ không học một số môn ở Học kỳ II năm lớp 12, vì chỉ học các môn để thi tốt nghiệp.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT đánh giá cao việc Bộ GDĐT tổ chức tọa đàm để lấy ý kiến, thống nhất những quy định, phục vụ sự phát triển chung của hệ thống.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT phát biểu tại tọa đàm

Khẳng định những gì Bộ GDĐT đã thực hiện và sửa đổi quy chế tuyển sinh trong những năm qua là vì mục đích nâng cao chất lượng, không chỉ chất lượng tuyển sinh, mà còn là chất lượng giáo dục phổ thông, đảm bảo công bằng cho các thí sinh, góp phần xử lý thí sinh ảo giúp các trường tuyển sinh theo kế hoạch, đơn giản hóa tối đa cho thí sinh, cho các trường, nhận cái khó về hệ thống… TS Lê Trường Tùng trân trọng và ghi nhận nỗ lực của Bộ GDĐT để phục vụ mục tiêu chung này.

Ủng hộ những thay đổi trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh ngành Cao đẳng Mầm non đang lấy ý kiến, TS Lê Trường Tùng cho rằng, vấn đề cần bàn hiện nay là nhìn nhận lại hệ thống tuyển sinh hiện tại và xem xét những sửa đổi làm sao cho khả thi và phù hợp. Theo đó, đối với việc xét tuyển sớm, thì các trường cần quy định rõ, chỉ được thông báo trúng tuyển sớm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo không gây xáo trộn quá trình học tập, không ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi THPT.

Những thay đổi để phù hợp với tình hình mới là cần thiết và cần làm ngay

Cũng về vấn đề xét tuyển sớm, theo PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính, khi tất cả các trường đều xét tuyển sớm sẽ làm các trường phổ thông vất vả, khối lượng xác nhận nhiều, các em không quan tâm đến học kỳ 2 năm lớp 12. Có trường chỉ xét kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 nên có câu chuyện học sinh ăn Tết xong vào học kỳ 2 không tập trung học nữa.

PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính chia sẻ tại tọa đàm

“Do vậy, chúng tôi ủng hộ điểm mới trong dự thảo quy chế là nếu xét tuyển bằng học bạ THPT phải có đủ 6 học kỳ, để thí sinh tập trung học tập nghiêm túc đến cuối năm học. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để các đơn vị thực hiện nghiêm quy chế; tăng cường chế tài về công tác thanh tra, hậu kiểm để công tác tuyển sinh đi vào nền nếp, hiệu quả”, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng trao đổi.

Giám đốc Học viện Tài chính đề nghị, cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, bởi con số 20% dành cho xét tuyển sớm không mang nhiều ý nghĩa. Đồng thời, đẩy sớm thời gian xét tuyển đợt 1 để đợt 2 các trường tiếp tục tuyển sinh những em có nguyện vọng thực sự.

Chung quan điểm trên, TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho rằng, việc các em lơ là, không tập trung học ở thời điểm cuối năm lớp 12, hay các em chỉ tập trung học những môn học để thi ở THPT cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, làm mất cân bằng đến quá trình các em học đại học sau này. TS Võ Thanh Hải cũng ủng hộ việc bỏ hình thức xét tuyển sớm, cần siết chặt lại các quy định, để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân trao đổi tại tọa đàm

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc xét học bạ THPT phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12 sẽ đảm bảo đánh giá toàn diện kiến thức của học sinh ở cấp THPT, tránh hiện tượng học lệch hay bỏ một số môn ở học kỳ 2 lớp 12.

PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng chia sẻ, ngành giáo dục và đặc biệt là công tác tuyển sinh luôn có áp lực xã hội lớn. Chúng ta xác định đầu vào quan trọng, nhưng cả quá trình đào tạo trong trường đại học mới quan trọng hơn cả, lãng phí về con người mới nguy hiểm hơn nhiều về vật chất. Do vậy, những thay đổi của Bộ GDĐT để phù hợp hơn với tình hình mới là cần thiết và cần làm ngay, bởi chất lượng đào tạo mới là đáng quý, điều này chính là thể hiện trách nhiệm với xã hội của các trường.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị với các trường có tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực, thì cần sớm đưa điểm thi lên hệ thống chung để thuận tiện cho tất cả các trường trong quá trình tuyển sinh; việc sửa đổi quy chế cũng cần nhìn vào yếu tố kỹ thuật, hạ tầng, để tránh vất vả cho hệ thống…

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy trao đổi tại tọa đàm

Cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu cho dự thảo thông tư, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh tác động đến quá nhiều đối tượng liên quan, vì vậy, việc dự thảo nhận được nhiều ý kiến đồng thuận là điều đáng mừng. Đây cũng là thời điểm Bộ GDĐT mong muốn các trường đại học cần lên tiếng nhiều hơn, để cùng với Bộ GDĐT, các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông, để thống nhất cho dự thảo thông tư lần này trước khi ban hành chính thức trong thời gian tới.

Nhấn mạnh Ban soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho rằng, làm sao tất cả vì lợi ích của thí sinh đặt lên hàng đầu, đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo ở cả giáo dục phổ thông, lẫn đầu vào đại học, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10104

Cùng chủ đề

Hoa Kỳ hỗ trợ nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá rất cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho Ngành Thủy sản Việt Nam thông qua các chương trình/dự án, hỗ trợ kỹ thuật đối với lĩnh vực bảo tồn nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là sự hỗ trợ về nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, và phòng chống khai thác IUU. Thứ trưởng...

Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên sau khi hợp nhất

Ngày 6/12, tại trụ sở 130 Lê Duẩn, Hà Nội, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt đã tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị mới (HĐQT), thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch cổ tức tháng 11,12/2024 và một số nội dung quan trọng khác. Đây là đại hội cổ đông đầu tiên của Công ty cổ phần vận tải đường sắt kể...

Bắc Giang tăng trưởng ước 13,85%, dẫn đầu cả nước

Quyền chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2024 ước đạt 13,85%, dẫn đầu cả nước. Lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, không phải chỉ giao việcKết luận hội...

Áp dụng giá khám chữa bệnh theo mức lương mới

Từ ngày 01/11/2024, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo mức lương cơ sở mới, giúp tăng khả năng thanh toán cho các dịch vụ kỹ thuật bảo hiểm y tế. Tin mới y tế ngày 6/12: Áp dụng giá khám chữa bệnh theo mức lương mớiTừ ngày 01/11/2024, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo mức lương cơ sở mới, giúp tăng khả năng thanh toán cho các dịch vụ kỹ thuật bảo...

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 31 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 114 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao của 69 chủ thể. Ngày 29/11, Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu tổ chức “Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2024”. Mục tiêu của hội nghị là dịp để kết nối giữa các hệ thống phân phối, sàn thương mại điện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học thường niên 2024

Trong 2 ngày (6-7/12), Viện Khoa học Giáo dục Viêt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), cùng với sự đồng hành của các đối tác Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổ chức...

Tập huấn công tác soạn thảo văn bản nội bộ và truyền thông chính sách

Trong 2 ngày (5-6/12), tại Đồng Tháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị Tập huấn công tác soạn thảo văn bản nội bộ và truyền thông chính sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội nghị. ...

Thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh trung học

Ngày 5/12, Tiểu ban Giáo dục phổ thông, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức phiên họp Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh trong các cơ sở giáo dục trung học. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng...

Lan tỏa thông điệp xanh cho thế hệ tương lai

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp cùng Quỹ Vì Tương Lai Xanh - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phát động cuộc thi “Gửi Tương Lai Xanh 2050”. Đây là sân chơi sáng...

Hội nghị sơ kết nhiệm vụ đào tạo theo Đề án 89

Ngày 4/12, tại Trường Đại học Phenikaa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ đào tạo theo Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền

Chiều 3/12, tại Đại sứ quán Pháp, ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào...

Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Diễn đàn có sự tham dự của đồng chí Phạm Minh Chính- Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ...

Tập huấn công tác soạn thảo văn bản nội bộ và truyền thông chính sách

Trong 2 ngày (5-6/12), tại Đồng Tháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị Tập huấn công tác soạn thảo văn bản nội bộ và truyền thông chính sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội nghị. ...

Năm 2025, Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh thu hút ước đạt 19 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. ...

Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại nhanh, bền vững

Khởi động từ năm nay, Diễn đàn là một sự kiện thường niên quan trọng nhằm thúc đẩy việc triển khai hiệu quả Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Diễn đàn đã thu hút được sự tham gia của các đại diện đến từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các Bộ, ngành liên...

Cùng chuyên mục

Hoa Kỳ hỗ trợ nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá rất cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho Ngành Thủy sản Việt Nam thông qua các chương trình/dự án, hỗ trợ kỹ thuật đối với lĩnh vực bảo tồn nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là sự hỗ trợ về nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, và phòng chống khai thác IUU. Thứ trưởng...

Hội thảo khoa học thường niên 2024

Trong 2 ngày (6-7/12), Viện Khoa học Giáo dục Viêt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), cùng với sự đồng hành của các đối tác Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổ chức...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp nguyên Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, cố vấn Viện Tony Blair

(MPI) - Ngày 03/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Rajeev Chandrasekhar, nguyên Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ. Tham dự buổi tiếp có đại diện Viện Tony Blair. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và ông Rajeev Chandrasekhar, nguyên Bộ trưởng Bộ Điện...

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng năm 2024

(MPI) – Tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023. ĐTNN 11 tháng năm 2024 theo tháng ...

Vụ Kế hoạch – Tổng hợp tổng kết công tác năm 2024

Báo cáo tại hội nghị Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch – Tổng hợp Lê Quang Linh cho biết, năm 2024, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp đã đoàn kết, nhất trí, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể, lãnh đạo và các công chức trong Vụ luôn có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết cao; lãnh đạo...

Mới nhất

Thu hút nguồn vốn FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế của cả nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với hơn 58,4 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương và Hà Nội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 147 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư...

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

CEO Jensen Huang cho biết Nvidia mua lại VinBrain - công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup - để phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn tại Việt Nam. Chia sẻ sau lễ ký thỏa thuận thành lập 2 trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) với Chính phủ vào tối 5/12, CEO Nvidia Jensen Huang...

156 học sinh có IELTS từ 7.0 được đặc cách giải học sinh giỏi tỉnh

156 học sinh lớp 12 đạt IELTS từ 7.0 trở lên được tỉnh Hà Tĩnh công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh mà không phải tham dự...

Một cán bộ phường ở TP Biên Hòa bị dọa giết

(NLĐO) - Một cán bộ địa chính phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai bị dọa giết và tống tiền. ...

Mới nhất