Tọa đàm



(MPI) – Chiều ngày 18/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chủ trì Tọa đàm báo chí về việc tham mưu xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tham dự Tọa đàm có đại diện một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện các cơ quan báo chí.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc phương phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: MPI

Phát biểu mở đầu Tọa đàm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hiện Bộ đang được giao chủ trì xây dựng 2 dự án luật là Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Trong quá trình tổ chức triển khai xây dựng 02 dự án Luật này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng luôn chỉ đạo sát sao phải đổi mới rõ nét, đột phá về tư duy và cách tiếp cận trong làm luật. Thiết kế các quy định cần cởi mở, kiến tạo phát triển, không trói buộc. Tư duy kiến tạo phát triển rất khó, làm sao vừa cởi mở, kiến tạo nhưng vẫn phải quản lý được.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức tọa đàm, các cuộc Hội thảo tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam để lấy ý kiến các địa phương và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ nước ngoài và nhận được sự đánh giá cao về chất lượng, nội dung của hai Dự án Luật. Nội dung đề xuất thể hiện tính đột phá, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ đã hoàn thiện dự thảo Luật và hồ sơ dự án Luật, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhấn mạnh đến các điểm nổi bật của 02 dự án Luật này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, thực hiện chỉ đạo chung của Chính phủ, đặc biệt là của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, một trong những yêu cầu trong sửa luật lần này là rà soát ngay những vướng mắc, tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn trong các quy định pháp luật để trong quá trình thực hiện thời gian tới thuận lợi hơn. Mục tiêu xa hơn là giải phóng nguồn lực, vì các luật sửa lần này chủ yếu là về đầu tư, tài chính, ngân sách,… tác động ngay đến nguồn lực của nền kinh tế.

Từ kết quả rà soát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) để đảm bảo việc sửa đổi một cách toàn diện; đồng thời sửa đổi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Trong đó, Luật Đầu tư công được sửa đổi theo hướng cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn đã được Chính phủ thông qua, thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Việc xây dựng, ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội; giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn triển khai liên quan đến công tác quy hoạch, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: MPI

Tại Tọa đàm, ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giới thiệu về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và cho biết,  Dự thảo Luật gồm 07 Chương, 116 Điều (sửa đổi 53 điều, bổ sung 22 điều, bãi bỏ 07 điều so với Luật Đầu tư công năm 2019), với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 05 nhóm chính sách lớn. Một là, nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng. Hai là, nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ba là, nhóm chính sách về nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước. Bốn là, nhóm chính sách về thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài). Năm là, nhóm chính sách về đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ông Đặng Xuân Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày về nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, trong đó nhấn mạnh đến các chính sách cụ thể được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại mỗi luật. Đồng thời cho biết, dự thảo Luật sửa bốn Luật được xây dựng trên các quan điểm chỉ đạo như tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật có mâu thuẫn, đang gây khó khăn, vướng mắc, yêu cầu cấp bách cần sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Những quy định cần sửa đổi, bổ sung phải được xác định rõ ràng nội dung, phương án sửa đổi, bổ sung và đánh giá tác động cụ thể; đồng thời, bảo đảm tính độc lập, ổn định, thống nhất, kế thừa được nội dung khi sửa đổi, bổ sung toàn diện các luật.

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các thỏa thuận, cam kết của Việt Nam, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước liên quan đến nội dung chính sách (nếu có) để bảo đảm sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước.

Tại Tọa đàm, đại diện các cơ quan báo chí đã đặt các câu hỏi liên quan đến 02 dự án luật nêu trên và được Thứ trưởng Trần Quốc Phương và đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan trả lời một cách chi tiết. Nội dung các câu hỏi tập trung vào các các điểm mới, đột phá của các dự án luật; các nội dung cụ thể về quy định chấm dứ dứt dự án đầu tư; việc phân cấp phân quyền; dự án BT; công trình hiện hữu; tách dự án giải phóng mặt bằng; dự án khẩn cấp; áp dụng các điều khoản chuyển tiếp; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp…; các địa phương ý kiến, quyết tâm làm được…

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: MPI

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng 02 dự án Luật nên nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn khẳng định tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy và cách tiếp cận, thể hiện mạnh mẽ tư duy đổi mới, đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. “Đột phá trong xây dượng dựng Luật lần này thể hiện ở chỗ là thiết kế các quy định để cởi mở, kiến tạo sự phát triển chứ không ràng buộc. Tư duy này khi triển khai không hề dễ chút nào vì vừa cởi mở vừa kiến tạo phát triển nhưng phải quản lý được. Khó nhưng vẫn phải quyết tâm làm”, Thứ trưởng chia sẻ.

Đột phá thứ hai là cụ thể hóa những tư tưởng lớn, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính. Cụ thể, tại Luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trong đó  tập trung vào những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu như phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn NSTW giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ; Phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng chung vốn NSTW, vốn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW, các khoản vốn NSTW chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, từ Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hay như là phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng; dự án nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Phân cấp thẩm quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng, nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý; Phân cấp thẩm quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm…

Đột phá thứ ba là thiết kế thủ tục, quy trình phải nhanh nhưng phải đúng; đơn giản hóa các quy trình, thủ tục; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công; tăng cường công tác hậu kiểm. “Đến nay, những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong 2 Dự án Luật thể hiện cụ thể tư duy đột phá này”.

Nhiều quy định tại 2 Dự án Luật sẽ tháo gỡ ngay những ách tắc thực tiễn, điểm nghẽn để giải phóng nguồn lực cho tăng trưởng. Sửa đổi Luật Đầu tư nhằm tạo căn cứ pháp lý rõ ràng, phù hợp với thực tiễn để chấm dứt hoạt động đối với các dự án không được triển khai thực hiện trong nhiều năm, góp phần giải phóng nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Nội dung sửa đổi Luật PPP sẽ bổ sung quy định để xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu nhằm gỡ ngay một vướng mắc trong thực tiễn đấu thầu dự án ODA, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, mua sắm trực tiếp đối với việc mua thuốc; tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, bảo đảm quyền lợi của các đối tượng trong quá trình tham dự thầu…

Liên quan đến ODA, Thứ trưởng cho biết, tại Dự thảo lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài). Theo đó, những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu bao gồm: Bổ sung quy định về việc cho phép giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn NSTW và kế hoạch vốn cho vay lại của ngân sách địa phương được giải ngân theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công, không phụ thuộc vào tỷ lệ cấp phát và cho vay lại.

Đơn giản hóa nội dung liên quan đến Đề xuất dự án; bổ sung hoạt động lập Đề xuất dự án vào nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn cho nhiệm vụ lập Đề xuất dự án.

Đồng thời, phân cấp thẩm quyền, đơn giản hóa trình tự, thủ tục phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn nước ngoài; Bổ sung quy định về thời gian bố trí kế hoạch vốn của các dự án sử dụng vốn nước ngoài và giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài;

Làm rõ quy định cơ quan gửi Đề xuất dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi do Công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư; Bổ sung quy định dừng sử dụng vốn ODA ở từng giai đoạn của chương trình, dự án; Đơn giản hóa việc thực hiện dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, làm rõ thêm các nội dung được nhà báo nêu về hợp đồng BT; các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; điều khoản chuyển tiếp; tính đồng bộ khi xây dựng luật, đảm bảo không có sự chồng chéo, xung đột… Đồng thời nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cơ quan báo chí trong việc truyền thông chính sách về các lĩnh vực của kế hoạch, đầu tư và thống kê đến người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với quá trình xây dựng các dự án Luật, trong đó có Luật Đầu tư công sửa đổi và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-18/Toa-dampzwqud.aspx

Cùng chủ đề

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam

(MPI) - Ngày 18/9/2024, tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore Tan See Leng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore. Hội nghị Bộ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng kiều bào hướng về đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

 Đại sứ Đinh Toàn Thắng trong buổi làm việc trực tiếp và trực tuyến với đại diện các...

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có Văn bản số 4255/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) - Ảnh: QH Ủy ban Thường...

Địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học khi cần thiết để đảm bảo an toàn

Để ứng phó với khả năng áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam

(MPI) - Ngày 18/9/2024, tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore Tan See Leng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore. Hội nghị Bộ...

Dành nguồn lực lớn, tập trung đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt

(MPI) - Phát biểu kết luận phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định dự án Tân Phú - Bảo Lộc và Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình; đẩy nhanh các thủ tục thẩm...

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

(MPI) - Nghị định số 113/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã quy định rõ về phân loại quy mô hợp tác xã; Tiêu chí lựa chọn, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Điều kiện...

Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

(MPI) - Sáng ngày 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Quy định về phân loại hợp tác xã

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, trong đó quy định lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định theo ngành nghề kinh doanh chính mà hợp tác xã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại theo 04 nhóm lĩnh vực căn cứ vào các ngành...

Bài đọc nhiều

Việt Nam và Triều Tiên triển khai các nội dung hợp tác quốc phòng

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Triều Tiên, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang thăm Triều Tiên. Sáng 18/9, tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã hội đàm với Trung tướng Kim Min Seop, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Quang cảnh...

Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024

(MPI) - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó, lạm phát phải kiểm soát dưới 4,5% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng 7%, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(MPI) – Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. ...

Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và quần chúng

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với một số cơ quan giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Quang cảnh buổi làm việc.Tại hội nghị, các...

Tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng,...

Cùng chuyên mục

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam

(MPI) - Ngày 18/9/2024, tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore Tan See Leng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore. Hội nghị Bộ...

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Như Thương vụ đã thông tin trong kỳ trước, với thủ đoạn giả mạo doanh nghiệp, đối  tượng lừa đảo lừa doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt tiền và doanh nghiệp Pakistan không thể tiêu thụ được lô hàng kém chất lượng tại Việt Nam và...

Công điện về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Ludong (Philippin) vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20km/giờ về hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới; bão có thể ảnh hưởng trực...

Bộ Công Thương tiếp tục ủng hộ 1,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3

Trong những ngày qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước đang hướng về những mất mát đau thương, cùng chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Đặc biệt đối với những địa phương chịu nhiều hậu quả của thiên tai bão lũ, thiệt hại nặng nề cả về người, của cải vật chất và đất đai hoa màu.Phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá...

Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch

Ngày 17/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch. ...

Mới nhất

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Bộ Xây dựng thông tin, nhiều tỉnh phía Bắc đã và đang chịu ảnh hưởng lớn...

Ứng phó với cơn bão số 4: Người dân không được chủ quan

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT lưu ý, bão số 4 có sức gió giảm nhẹ hơn bão số 3 nhưng người dân không được chủ quan, tránh những thiệt hại đáng tiếc   Theo Trung tâm dự báo...

Hàng quán mời khách thanh toán bằng cách ủng hộ người dân vùng bão lũ

Nhiều quán cà phê thay mã QR thanh toán thành thông tin chuyển khoản đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ủng hộ đồng bào vùng bão lũ. Những ngày gần đây, các hội nhóm trên trang mạng xã hội đã truyền nhau những thông tin nhiều quán cà phê sẵn sàng chuyển lợi nhuận bán hàng thành khoản...

Mỹ bị bất ngờ dù Israel có báo trước về hoạt động tại Lebanon

Các quan chức Israel đã thông báo với Mỹ rằng nước này sẽ tiến hành một hoạt động ở Lebanon vào ngày 17/9 nhưng không cung...

Mới nhất