Tuy nhiên, trong phán quyết tương tự, các thẩm phán tại tòa án cấp cao nhất của Liên hợp quốc này phát hiện ra rằng Nga đã vi phạm hiệp ước chống phân biệt đối xử khi không hỗ trợ giáo dục tiếng Ukraine ở Crimea sau khi sáp nhập bán đảo này vào năm 2014.
Tòa án cũng bác bỏ yêu cầu của Ukraine về việc ra lệnh bồi thường cho cả hai cáo buộc nói trên và chỉ yêu cầu Nga tuân thủ các hiệp ước.
Ukraine đã đệ đơn kiện lên ICJ, còn gọi là Tòa án Thế giới, vào năm 2017, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước chống khủng bố bằng cách hỗ trợ cho phe ly khai ở phía đông Ukraine. Trong phiên điều trần tại tòa án ở Den Haag vào tháng 6 năm ngoái, Nga đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine là hư cấu và “lời nói dối trắng trợn”.
Trong vụ án kéo dài gần 7 năm, Kiev cáo buộc Nga hỗ trợ cho lực lượng ly khai đã bắn hạ chuyến bay MH17 vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Vào tháng 11 năm 2022, một tòa án Hà Lan đã kết án vắng mặt hai người Nga và một người Ukraine án tù chung thân vì vai trò của họ trong thảm họa này.
Phán quyết của Tòa án Thế giới là cuối cùng và không có kháng cáo, nhưng cơ quan của Liên hợp quốc này không có cơ chế nào để thi hành phán quyết của mình.
Huy Hoàng (theo ICJ, Reuters)