Tham dự buổi lễ có bà Phạm Thị Phương Hạnh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình; ông Hoàng Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Viễn; bà Lưu Thị Huyền, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; ông Phạm Văn Tam, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện, trưởng Ban tổ chức lễ hội;… cùng các cán bộ và nhân dân 2 xã (Gia Tiến, Gia Thắng), du khách thập phương.
Đức Thánh Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành, tương truyền, Ngài sinh ngày 15/10/1065, quê quán Làng Đàm Xá – Phủ Tràng An – Trấn Sơn Nam, sau thay đổi thành huyện Gia Viên tỉnh Ninh Bình; chia thành 2 làng Điềm Xá và Điềm Giang (nay là hai xã Gia Tiến – Gia Thắng). Sinh thời từ nhỏ, ngài đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, tu nghiệp đắc đạo và trở thành thiền Sư tài danh lẫy lừng.
Ngoài ra, Ngài còn là thầy thuốc giỏi, có nhiều công lớn trong việc chữa bệnh cho vua Lý và chữa bệnh cho Hoàng Thái Tử nhà Tống được nhân dân vinh danh là Thần Y. Ngoài ra, ngài còn có công tìm hiểu kỹ thuật nung, pha chế đồng để phục hưng nghề đúc đồng – Tinh hoa của nền văn minh Đông Sơn – Văn minh Việt cổ. Sử sách sau này thường gọi Ngài là Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, còn dân gian tôn vinh Ngài là Thánh hay Đức Thánh Nguyễn.
Nơi đây là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An xưa (nay thuộc hai xã Gia Tiến và Gia Thắng huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Đền thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không – Quốc sư triều Lý. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa cổ có tên là Viên Quang Tự do chính ngài Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121.Đến Mùa thu, tháng 8 năm 1941, (Niên hiệu Đại Định thứ hai) Quốc sư Nguyễn Minh Không viên tịch, tại núi Tản viên- xã Hàm Lý, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Sau khi Ngài mất, nhân dân Đàm Xá tưởng nhớ công ơn của Ngài, đã xây dựng đền thờ Thánh Nguyễn để thờ Ngài.
Trong sáng nay, tại khu vực Đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo huyện Gia Viễn cũng tham quan các gian hàng phiên chợ làng Điềm.
Đây là một nội dung quan trọng và ý nghĩa trong chương trình Lễ Hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024 nhằm tiếp tục thắp sáng sự nghiệp thiên tài của người và tưởng nhớ công ơn của Ngài đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của giá trị văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.