Trang chủPolitical ActivitiesTổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc, chu...

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc, chu đáo và thân thiện


Dự hội nghị có thành viên, tổ thư ký Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ GDĐT; Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng đại diện các cơ quan, đơn vị trung ương và địa phương.

Hơn 1 triệu thí sinh dự thi, trên 2.300 điểm thi

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Bộ GDĐT chỉ đạo chung, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương. Theo đó, các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 26, 27, 28 và 29/6/2024; chấm thi từ ngày 29/6/2024; công bố kết quả thi vào 8h00 ngày 17/7/2024, xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19/7/2024.


Toàn cảnh hội nghị trực tuyến

Bộ GDĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024. Cùng với đó là ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức Kỳ thi.

Về công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, Bộ GDĐT đã hoàn thành việc rà soát ma trận của 15 môn thi. Xây dựng và hoàn thiện đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 công bố ngày 22/3/2024. Đồng thời rà soát, biên tập, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để phục vụ công tác ra đề thi.

Bộ GDĐT cũng đã ban hành hướng dẫn quy trình ra đề thi bảo đảm xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi để thực hiện soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; các mẫu biểu của mỗi khâu được rà soát hoàn thiện; thực hiện phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia Hội đồng ra đề thi.

Để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT đã triển khai xây dựng các hệ thống, phần mềm và thống nhất sử dụng trên toàn quốc trong nhiều năm. Tháng 4/ 2024 Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Công an tổ chức kiểm tra đánh giá, rà soát an ninh, an toàn phần mềm này trước khi triển khai và đưa vào sử dụng đúng phạm vi quy định.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đã tổ chức tập huấn về sử dụng các phần mềm. Các tình huống, vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, quá trình sử dụng các hệ thống phần mềm trong những năm trước đây đều đã được các đơn vị chức năng của Bộ GDĐT tổng hợp và hướng dẫn chi tiết cách thức xử lý đến các sở GDĐT tại Hội nghị tập huấn.


Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương thông tin về Kỳ thi

Năm nay, các sở GDĐT đã tổ chức cho thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ ngày 24/4 đến ngày 28/4 và đăng ký dự thi chính thức từ ngày 02/5/2024 đến 17 giờ ngày 10/5/2024 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.071.393, tăng hơn 45.000 thí sinh so với Kỳ thi năm 2023. Toàn quốc có 2.323 điểm thi và 45.149 phòng thi. Có 66.927 thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ, chiếm 6,25% tổng số thí sinh.

Để Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, bảo mật, Bộ GDĐT đã ban hành kế hoạch về công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Theo đó, Thanh tra Bộ GDĐT đã tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ cốt cán làm công tác thanh tra, kiểm tra. Bộ GDĐT cũng đã phân công, triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp công tác chuẩn bị thi tại các địa phương.

Qua quá trình kiểm tra thực tế, kết quả bước đầu cho thấy các địa phương được kiểm tra đã sớm thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh với đầy đủ các thành phần theo quy định, huy động cả hệ thống chính trị, sở ban ngành của tỉnh vào cuộc, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết đến từng thành viên của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, nhiều địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và huy động các sở ban hành và cả hệ thống chính trị cùng tham gia.

Bên cạnh thuận lợi, vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục như một số địa phương điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn; một số địa phương để xảy ra tình trạng duyệt hồ sơ thí sinh chậm so với lịch công tác; diễn biến thời tiết khí hậu ở các vùng miền dự báo còn biến động nhất là các địa phương vào thời điểm mùa mưa hay có địa phương lại vào thời điểm nắng nóng mùa hè.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia tiếp tục tổ chức các đoàn việc với các địa phương về công tác chuẩn bị tổ chức thi, công tác coi thi và chấm thi. Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trực đường dây nóng đã công bố đến 63 tỉnh, thành phố, kết nối thường xuyên với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để phối hợp tổ chức Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế. Đồng thời, tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại các địa phương trong thời gian diễn ra Kỳ thi.

Phối hợp thông suốt, chặt chẽ, hỗ trợ tối đa cho thí sinh


Đại diện Bộ Công an trao đổi tại hội nghị

Báo cáo kết quả công tác phối hợp với Bộ GDĐT trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho Kỳ thi, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an cho biết: Bộ Công an đã ban hành kế hoạch chỉ đạo lực lượng công an địa phương đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Kỳ thi. Đến nay, 100% các đơn vị liên quan đã xây dựng kế hoạch bám sát chỉ đạo của Bộ Công an về đảm bảo an ninh, an toàn cho Kỳ thi. Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an cũng đã phối hợp với công an địa phương đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội đồng ra đề thi và quá trình vận chuyển, giao nhận đề thi đến 63 Hội đồng thi cũng như tập huấn về phòng ngừa, xử lý tình huống gian lận bằng thiết bị công nghệ cao đảm bảo Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, bảo mật trên toàn quốc.

Về công tác y tế, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Vương Ánh Dương, thông tin: Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác y tế phục vụ kỳ thi, đảm bảo cấp cứu y tế, cấp cứu thảm họa. Chủ động các phương án liên quan đến cháy nổ, tai nạn giao thông, bão, lũ lụt. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa hè; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện biện pháp phòng chống dịch trong thời gian diễn ra kỳ thi tại các điểm thi.Thành lập các đội cơ động chống dịch và sẵn sàng triển khai ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết: Đến thời điểm này, tỉnh Cà Mau đã tập trung toàn bộ nguồn lực về cơ sở vật chất, con người thực hiện công tác tổ chức để Kỳ thi diễn ra an toàn, đúng Quy chế. Nhấn mạnh đặc thù của tỉnh Cà Mau là vùng sông nước, ông Nguyễn Minh Luân chia sẻ, những tuyến đường bộ, vai trò của cha mẹ học sinh được phát huy, sáng tạo, sẵn sàng bố trí xe đưa, đón các em học sinh đến điểm thi. Còn các thí sinh ở vùng sông nước thì địa phương đã bố trí phương tiện đường thủy để các em đến địa điểm thi được thuận lợi.

“Thời tiết mưa nhiều nên chúng tôi quán triệt tinh thần phải đảm bảo an toàn cho các thí sinh; đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo các nhà trường giữ mối liên hệ chặt chẽ với thí sinh. Tiên lượng trước các tình huống để ứng phó kịp thời. Đồng thời đảm bảo sẵn sàng các điều kiện để tổ chức một kỳ thi thành công, nghiêm túc, an toàn, hiệu quả.


Hội nghị trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trên toàn quốc

Năm 2024, số lượng thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Quảng Ninh tăng 10% so với năm ngoái. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh, năm nay, Bộ GDĐT đã sớm có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung một số quy định thiết thực trong Quy chế thi để địa phương có thể triển khai thực hiện thực tế. Với số lượng thí sinh lớn, địa bàn rộng, có nhiều địa hình khác nhau như vùng biên giới, vùng hải đảo, vì vậy tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành lập Ban Chỉ đạo thi các cấp, đảm bảo an ninh, an toàn ở tất cả các điểm thi. Sở GDĐT đã tổ chức điều động hơn 2.700 nhân sự tinh nhuệ, có trách nhiệm tham tổ chức thi ở các khâu. Đồng thời, cũng đã lên các phương án dự phòng ở tất cả các khâu thực hiện.

Không để bất cứ thí sinh nào vì khó khăn không thể dự thi

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Kỳ thi THPT luôn là hoạt động quan trọng, phức tạp, nhạy cảm vì diễn ra trên quy mô toàn quốc, các vùng miền khác nhau, số lượng lớn học sinh dự thi, lực lượng tham gia tổ chức lớn. Đến thời điểm này công tác chuẩn bị của các địa phương cho Kỳ thi năm 2024 hết sức chu đáo, sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực.

Điều này được thể hiện qua công tác chuẩn bị chủ động từ sớm, từ xa và hết sức tích cực của các địa phương. Từ việc ban hành hệ thống văn bản, thành lập bộ máy chỉ đạo các cấp, phân công công việc kịp thời, trách nhiệm; tới việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra thực tế triển khai, tăng cường cơ sở vật chất, triển khai hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ và chủ động truyền thông về Kỳ thi.

Để việc tổ chức Kỳ thi đáp ứng các yêu cầu đề ra, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Ban Chỉ đạo các cấp tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc, nghiêm túc và cụ thể hóa những nhiệm vụ mà Thủ tướng đã nêu trong Chỉ thị số 15 ngày 16/5/2024. Trong đó, tập trung vào 5 nhiệm vụ chính, cốt lõi về công tác chỉ đạo, công tác phối hợp, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức và công tác truyền thông.

Đối với công tác chỉ đạo, Thứ trưởng yêu cầu phải sâu sát, toàn diện, chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương, từ nguồn lực, cơ sở vật chất, con người, thiết bị công tác phối hợp, phân công nhiệm vụ, thanh tra kiểm tra, lường trước các vấn đề.


Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị

Về công tác phối hợp, Kỳ thi diễn ra với quy mô toàn quốc, số lượng nhân lực đông, nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia, cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành như Công an, Y tế, đoàn thanh niên… do đó công tác phối hợp cần nhịp nhàng, thông suốt, hiệu quả và không chồng chéo.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác chuẩn bị, Thứ trưởng yêu cầu chuẩn bị cho Kỳ thi chu đáo, kỹ lưỡng. Càng chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo bao nhiêu thì càng triển khai thuận lợi bấy nhiêu.

Đối với công tác tổ chức thực hiện, Thứ trưởng lưu ý, các nhân sự được phân công phải thực hiện công việc đúng khâu, đúng quy chế. Đặc biệt là các quy trình, từ quy trình về chuyên môn, quy trình về xử lý các tình huống bất thường, quy trình báo cáo phải tuyệt đối tuân thủ tuyệt đối.

Nhấn mạnh yêu cầu công tác truyền thông, Thứ trưởng yêu cầu công tác này phải thực hiện chủ động, kịp thời, truyền thông đúng, đủ, để xã hội thấu hiểu, đồng thuận, thấy được tính chất, quy mô, áp lực của Kỳ thi. Trong quá trình truyền thông, các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương cần phản ánh đúng tinh thần của Kỳ thi, có những trường hợp cần cảnh báo, răn đe nhưng cũng tránh áp lực, căng thẳng cho Kỳ thi.

Với một Kỳ thi có hàng triệu thí sinh dự thi, hàng trăm nghìn cán bộ tham gia vào công tác thi, theo Thứ trưởng không thể tránh khỏi những sơ suất, tình huống bất thường, do vậy, các địa phương cần tiên lượng trước và chủ động phương án dự phòng.

Thứ trưởng đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không để thí sinh mang điện thoại, thiết bị gian lận vào phòng thi. Các lực lượng từ công an tới các thầy cô giáo, bằng khả năng nghiệp vụ và bằng khả năng quan sát đã được tập huấn cần hết sức trách nhiệm để phát hiện và phòng ngừa.

Với phương châm cao nhất là không để bất cứ thí sinh nào vì điều kiện khó khăn về kinh tế hay cách trở về giao thông không được dự thi, Thứ trưởng chỉ đạo, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các thí sinh dự thi. Đối với thí sinh ở vùng khó khăn, nơi cách trở về giao thông, phương tiện, ảnh hưởng của mưa bão cần tạo điều kiện để các em đến được điểm thi trước.

Tiếp tục quán triệt tinh thần “4 Đúng – 3 Không” trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đồng thời cũng lưu ý với các địa phương về công tác vận chuyển, in sao đề thi; công tác coi thi, chấm thi; công tác nhân sự.

“Các đơn vị, địa phương xác định rõ tính chất tầm quan trọng của công việc, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng để Kỳ thi diễn ra đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, với tinh thần an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy chế, chu đáo và thân thiện”, Thứ trưởng nhấn mạnh.





Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9503

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Đoàn Điều IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(MPI) - Ngày 19/6/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc với Đoàn Điều IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Paulo Medas làm Trưởng đoàn. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt...

Nhận định bóng đá Slovenia vs Serbia: Cân sức cân tài

Sau 24 năm Slovenia mới được trở lại sân khấu EURO. Jan Oblak và các đồng đội giới thiệu mình với châu Âu bằng trận hòa Đan Mạch 1-1. "Điều này có nghĩa rất lớn với tôi và các đồng đội khác, khi giấc mơ thành hiện thực", thủ môn Oblak lên tiếng sau trận mở màn bảng C. Hòa Đan Mạch mang lại niềm tin lớn lao cho Slovenia khi bước vào lượt trận thứ 2 gặp Serbia. Slovenia không...

Nhận định Tây Ban Nha vs Italy, 2h ngày 20/6: Vé sớm cho ‘Bò tót’?

TPO - Nhận định bóng đá Tây Ban Nha vs Italy, bảng B EURO 2024 lúc 2h00 ngày 21/6 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu hai đội. Cuộc đối đầu duyên nợ giữa Tây Ban Nha và Italy là tâm điểm ở loạt trận 2, vòng bảng EURO 2024. Nhận định trước trận Tây Ban Nha vs Italy Ở trận ra quân, Tây Ban Nha gây bất ngờ khi đánh bại Croatia...

Nhận diện ứng cử viên vô địch EURO: Bỉ

TPO - Sau thất bại ở World Cup 2022, thế hệ tài năng nhất từng có của Bỉ “tan đàn xẻ nghé”. Kevin de Bruyne và Romelu Lukaku còn trụ lại, gánh vác vai trò nặng nề ở đội tuyển tại EURO 2024. 10 năm trước, Bỉ bước vào World Cup 2014 với lứa cầu thủ được mệnh danh là “Thế hệ vàng” của nền bóng đá nước này....

HLV Southgate ngăn tác động xấu từ mạng xã hội lên tuyển Anh

HLV Gareth Southgate đang tìm biện pháp giúp các cầu thủ tuyển Anh tránh xa những tác động tiêu cực từ mạng xã hội. HLV Gareth Southgate không muốn áp dụng các quy tắc cứng nhắc trong việc cầu thủ sử dụng mạng xã hội sau trận đấu - Ảnh: GETTY Họp báo trước trận Đan Mạch - Anh (23h, ngày 20-6), HLV Gareth Southgate cho biết ông đang cố gắng ngăn chặn những tác động từ mạng xã hội đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ tâm huyết góp ý dự thảo Luật Nhà giáo

Tại hội thảo, ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) đại diện Ban soạn thảo đã thông tin về quá trình triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, các chính sách và điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật. GS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu mở đầu hội thảo Đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng của...

Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo Luật Nhà giáo

Hội thảo có sự tham dự của các cán bộ quản lý, nhà giáo, các chuyên gia, nhà khoa học đã và đang công tác trong ngành giáo dục. Quang cảnh hội thảo Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam cảm ơn sự quan tâm và tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đối với dự thảo Luật Nhà giáo, một bộ...

Bộ GDĐT gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các phóng viên, nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương. Quang cảnh buổi gặp mặt Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn gửi lời chúc mừng tới các phóng viên, nhà báo công tác tại các cơ quan thông tấn, báo chí nhân dịp kỷ niệm 99...

Thành phố Hà Nội sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tại đây, Đoàn công tác số 1 đã đến kiểm tra tại điểm thi Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), địa điểm in sao, điểm chấm thi và làm việc với Ban Chỉ đạo thi thành phố Ha Nội. Số thí sinh của Hà Nội chiếm 10% cả nước Thông tin tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GDĐT Thành phố Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: Năm...

60 Sở Giáo dục và Đào tạo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo

Tại hội thảo, các thành viên Ban soạn thảo Luật Nhà giáo, chuyên gia đã cung cấp thông tin về tổng thể dự án Luật và một số nội dung cụ thể liên quan đến các nhóm chính sách được quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo. Quang cảnh hội thảo Đó là, nội dung định danh nhà giáo; nội dung về tuyển dụng, sử dụng, chế độ làm việc và chính sách tiền lương, đãi ngộ của nhà...

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiểm tra tiến độ trạm biến áp 500kV Thanh Hoá

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đoàn công tác đã kiểm tra công tác kéo dây khoảng néo 109-117 thuộc gói thầu số 5 do Công ty cổ phần Sông Đà 11 thi công thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá; kiểm tra công tác thi công dựng cột vi trí (VT) cột số 41 ĐZ 500 kV NMNĐ Nam Định I - Phố Nối do Công ty cổ phần ĐTTM Việt Á thi công tại xã Nghĩa...

Những kết quả đáng ghi nhận của Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ UNISFA

(Bqp.vn) - Từ ngày 09 - 13/6, Đoàn công tác liên ngành về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Phái bộ An ninh lâm thời Liên hợp quốc tại Abyei (UNISFA). Chuyến thăm lần này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ...

Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm đào tạo và ứng dụng AI

(MPI) - Ngày 19/6/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm đào tạo và ứng dụng AI dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Duy Đông.   Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI ...

Bế mạc Liên hoan Du lịch biển Nha Trang 2024

Tối 16.6, tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP. Nha Trang) diễn ra chương trình bế mạc Liên hoan Du lịch biển Nha Trang 2024. Dự lễ bế mạc có các ông: Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trần Hòa Nam - Phó...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm việc với Đoàn doanh nghiệp Ốt-xtrây-li-a

(MPI) - Ngày 17/6/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đã có buổi làm việc với Đoàn doanh nghiệp Ốt-xtrây-li-a do ông Harry Hughes, Trưởng bộ phận Chiến lược xanh và Carbon, Tập đoàn Global, Advisory dẫn đầu. Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: MPI ...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Đoàn Điều IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(MPI) - Ngày 19/6/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc với Đoàn Điều IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Paulo Medas làm Trưởng đoàn. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt...

Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm đào tạo và ứng dụng AI

(MPI) - Ngày 19/6/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm đào tạo và ứng dụng AI dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Duy Đông.   Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI ...

Bộ Tổng Tham mưu sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học

(Bqp.vn) - Sáng 19/6, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số điểm cầu trong toàn quân. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại biểu Bộ Giáo...

Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ tâm huyết góp ý dự thảo Luật Nhà giáo

Tại hội thảo, ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) đại diện Ban soạn thảo đã thông tin về quá trình triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, các chính sách và điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật. GS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu mở đầu hội thảo Đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng của...

Thứ trưởng Trần Duy Đông tiếp Tổng Giám đốc AstraZeneca

(MPI) - Ngày 19/6/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Duy Đông tiếp ông Nitin Kapoor, Chủ tịch Công ty AstraZeneca Việt Nam. Thứ trưởng Trần Duy Đông, Chủ tịch AstraZeneca Việt Nam Nitin Kapoor và đoàn đại biểu tham dự. Ảnh: MPI Tại buổi tiếp, Thứ...

Mới nhất

Cơ hội mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối ô tô

173 doanh nghiệp tham dự triển lãm Automechanika 2022 tại TP. Hồ Chí Minh Khai mạc triển lãm Automechanika TP. Hồ Chí Minh 2023 Hôm nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dịch vụ ô tô (Automechanika 2024). Tại triển lãm này đã...

Cần hơn 66 tỷ USD làm đường sắt đô thị Hà Nội

TPO - Theo báo cáo, tổng số vốn TP. Hà Nội cần huy động để xây dựng đường sắt đô thị đến năm 2045 là hơn 66 tỷ USD, trong số này thành phố có thể huy động được gần 58 tỷ USD và cần Trung ương hỗ trợ hơn 8,6 tỷ USD. Chiều 7/6, tại...

Áp lực bán gia tăng về cuối phiên, VN-Index giảm nhẹ

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so phiên trước, đạt hơn 19.775,44 tỷ đồng. Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 12 mã tăng, 8 mã đứng giá và 10 mã giảm. Trong đó, STB tăng cao nhất khi tăng 3,72% lên 30.700 đồng/cổ phiếu, tiếp đến SHB tăng 2,60% lên...

Đà Nẵng nói gì về kiến nghị kiểm tra công suất hoạt động nhà máy nước ngàn tỉ?

Có xảy ra lãng phí đầu tư công ở đây không khi Đà Nẵng phải vào Quảng Nam đắp đập tạm để dẫn nước ngọt về cho Nhà máy nước Cầu Đỏ?.Ngày 20-6, Sở Xây dựng Đà Nẵng có báo cáo UBND TP...

Kbang (Gia Lai): Tỷ lệ hộ nghèo trung bình hằng năm giảm 2%

Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hoá và đoàn kết các dân tộc giai đoạn 2019 - 2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát...

Mới nhất