Trang chủDi sảnTổ chức diễu hành chào mừng 25 năm Hội An được công...

Tổ chức diễu hành chào mừng 25 năm Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới


VHO – Hội An sẽ tổ chức diễu hành và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi động nhằm chào mừng 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2024).

UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 4.12, thành phố sẽ tổ chức đoàn diễu hành trên các phương tiện xe đạp, xích lô, xe điện,… trên các trục đường trong khu phố cổ và trên địa bàn thành phố.

Tổ chức diễu hành chào mừng 25 năm Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới - ảnh 1
Hội An sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày được công nhận DSVHTG

Sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (DSVHTG), 7 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại (7.12.2017 – 2024), 15 năm ngày Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới và Hội An gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Với chủ điểm hoạt động “Di sản văn hóa trong tim và trong tay chúng ta”, các sự kiện được tổ chức đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung; có chiều sâu, mang ý nghĩa kế thừa, bảo tồn, phát huy các giá trị của DSVH Hội An; gắn kết với các hoạt động lễ hội, sự kiện của thành phố trong năm 2024.

Gắn kết việc tôn vinh giá trị DSVH truyền thống và sự sáng tạo trong văn hóa hướng đến các tiêu chí xây dựng thành phố di sản về sáng tạo và thông minh.

Trong đó đáng chú ý là tọa đàm “Những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An” (ngày 3.12). Thông qua buổi gặp mặt thường niên giữa lãnh đạo thành phố với tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVHTG Đô thị cổ Hội An cùng tọa đàm, trao đổi, thông tin về những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Đô thị cổ Hội An thời gian qua.

Tập trung vào một số nội dung trao đổi như: Vấn đề tư duy và những biện pháp bảo tồn di sản văn hóa từ những ngày đầu gian khó của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hội An; những câu chuyện, sự kiện đáng nhớ trong những ngày đầu được công nhận DSVHTG; những kinh nghiệm trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản; những định hướng,…

Tổ chức diễu hành chào mừng 25 năm Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới - ảnh 2
Bảo tàng Thổ sản Hội An sẽ được khai trương vào ngày 3.12

Đặc biệt, dịp này thành phố Hội An sẽ tổ chức công bố tuyến phố văn minh thương mại tại đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú; khai trương Bảo tàng Thổ sản phục vụ khách tham quan.

Một số hoạt động khác như: Trưng bày ấn phẩm về Hội An và hoạt động “Tìm hiểu Di tích qua trang sách” giúp thiếu nhi Hội An có thể khám phá, tìm hiểu về các di tích trong Khu phố cổ.

Trưng bày ảnh trực tiếp và online giới thiệu “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy”; Hội thi “Chúng em với di sản” dành cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.

Tổ chức diễu hành chào mừng 25 năm Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới - ảnh 3
Ngày 1.12 sẽ diễn ra Giải việt dã “Vì di sản văn hóa thế giới – Hội An 2024” dành cho trường học,nhân dân địa phương và du khách đang sinh sống làm việc và lưu trú tại Hội An

Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An chia sẻ: Đây là cột mốc quan trọng để nhìn nhận, đánh giá toàn diện kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVHTG Đô thị cổ Hội An; ghi nhận sự nỗ lực và quyết tâm bảo tồn di sản văn hóa của hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn thành phố cùng sự hỗ trợ, cộng tác hiệu quả của bạn bè trong nước và quốc tế; tôn vinh và tiếp tục động viên các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân tiếp tục chung tay gìn giữ di sản văn hóa cho thế hệ mai sau.

Đồng thời cũng là dịp để đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn các giá trị DSVH; khẳng định vai trò của DSVH đối với sự phát triển của thành phố; phát huy hiệu quả sức lan tỏa các danh hiệu về DSVH để thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/to-chuc-dieu-hanh-chao-mung-25-nam-hoi-an-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-the-gioi-113583.html

Cùng chủ đề

Loạt sự kiện đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

Với chủ đề chung “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An”, loạt hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2024) được thành phố Hội An tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm. Cao điểm trong hai ngày 3-4.12 diễn ra nhiều sự kiện đặc biệt ý nghĩa như:...

Ngắm ‘phiên bản phố cổ’ đẹp nhất ở Hội An sau 25 năm nhận danh hiệu di sản UNESCO

Nhiều người tới Hội An nhầm lẫn tuyến phố bên kia sông Hoài là phố cổ. Tuy nhiên đó chỉ là một 'phiên bản tiệm cận' phố đi bộ được ra đời từ một khu nhà chồ của dân vạn chài. Các tuyến phố ở bờ nam sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn đoạn chảy qua Hội An). Khu vực này thuộc vùng 2 của phố cổ Hội An, không thuộc trung tâm phố cổ - Ảnh: B.D. Nói...

Gắn kết di sản và du lịch trong bối cảnh phát triển bền vững

(Tổ Quốc) - Hội thảo khoa học quốc tế: “Di sản và du lịch từ tiếp cận Nhân học và liên ngành” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD - Pháp)...

Nhìn lại 25 năm Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới

Hội An là một trong những ví dụ tiêu biểu về gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội. Ngày 4/12, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024). Đây là sự kiện nằm trong...

Hội An kỷ niệm 25 năm UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới

Ngày 4/12, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024). Phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm sáng trong công tác trùng tu di tích Chăm và thu hút khách du lịch

Sáng ngày 3.12, tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm – Chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (1999-2024) , cùng nhìn lại những dấu mốc đạt được trong công tác quản lý, gìn giữ bảo tồn và phát huy giá trị Khu di sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải...

Loạt sự kiện đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

Với chủ đề chung “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An”, loạt hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2024) được thành phố Hội An tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm. Cao điểm trong hai ngày 3-4.12 diễn ra nhiều sự kiện đặc biệt ý nghĩa như:...

Mở cửa tham quan Bảo tàng Thổ sản ở Hội An

Với 130 hình ảnh, tư liệu, thư tịch, bản đồ cổ; 178 hiện vật có giá trị cao về lịch sử văn hóa liên quan được trưng bày, kết hợp cùng một số mô hình, sa bàn, tiêu bản đa dạng về hình dáng, chất liệu, giải pháp… tại Bảo tàng Thổ sản ở Hội An đã mở ra cho du khách một điểm tham quan mới. Bảo tàng Thổ sản Hội An mở cửa phục vụ khách tham quan...

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống

VHO - Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian “Tri thức may, mặc áo dài Huế”. Đây được xem là kết quả vận động trong hơn 4 năm qua của địa phương, nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của trang phục áo dài truyền thống từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung

VHO - Nhiều vấn đề về phát triển bền vững văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường… được thảo luận tại Hội thảo khoa học “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào cuối tuần...

Bài đọc nhiều

Giới thiệu về cột cờ Hà Nội

Kỳ đài “Cột cờ Hà Nội” nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường “ngư đạo”, qua...

Hài Hòa Giữa Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững: Hành Trình Gìn Giữ Di Sản Thế Giới Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới, đã trở thành biểu tượng không chỉ của Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam. Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan kỳ vĩ, vịnh Hạ Long là nơi hội tụ những giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo và văn hóa lịch sử. Hành trình bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên này là một câu chuyện kết nối...

Kiến trúc của Đoan Môn tại Hoàng Thành Thăng Long

Đoan Môn Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Đoạn Môn được xây dựng theo chiều...

Lịch Sử Ngã Ba Đồng Lộc: Tượng Đài Thanh Niên Xung Phong Qua Các Thế Hệ

Ngã Ba Đồng Lộc không chỉ là một địa danh, mà còn là biểu tượng bất diệt về lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần quật khởi của những người con đất Việt. Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Ngã Ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từng là điểm nóng trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt, nơi những trận bom dồn dập của không quân Mỹ nhằm...

Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ: Lá Chắn Xanh Bảo Vệ TP.HCM Trước Biến Đổi Khí Hậu

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km về phía Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ từ lâu đã được ví như một "lá phổi xanh" khổng lồ, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển và đối phó với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Với diện tích trải rộng hơn 75.000 ha, Cần Giờ không chỉ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất ở Việt...

Cùng chuyên mục

Hài Hòa Giữa Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững: Hành Trình Gìn Giữ Di Sản Thế Giới Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới, đã trở thành biểu tượng không chỉ của Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam. Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan kỳ vĩ, vịnh Hạ Long là nơi hội tụ những giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo và văn hóa lịch sử. Hành trình bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên này là một câu chuyện kết nối...

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống

VHO - Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian “Tri thức may, mặc áo dài Huế”. Đây được xem là kết quả vận động trong hơn 4 năm qua của địa phương, nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của trang phục áo dài truyền thống từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung

VHO - Nhiều vấn đề về phát triển bền vững văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường… được thảo luận tại Hội thảo khoa học “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào cuối tuần...

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

VHO - Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản" với nhiều hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh đã chính thức khép lại. Thành công Festival đã góp phần lan tỏa, tôn vinh các giá trị tinh hoa của các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Tối 30.11, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Hà Tĩnh, đã diễn...

Làng Nghề Thêu Xã La Khê: Gắn Kết Nghệ Thuật Truyền Thống Và Đương Đại

Trên dải đất Hà Đông, La Khê từ lâu đã nổi danh là một làng nghề truyền thống với những sản phẩm thêu tinh xảo và sắc nét, ghi dấu một nét đẹp văn hóa trong dòng chảy lịch sử. Những người nghệ nhân nơi đây không chỉ bảo tồn tinh hoa của nghề mà còn từng bước gắn kết giá trị truyền thống với sự sáng tạo đương đại, đem lại sức sống mới cho làng nghề này. La...

Mới nhất

“Mạnh tay” chi tiền thưởng cho VĐV, HLV các giải thi đấu quốc tế

(NLĐO)- Hải Phòng trở thành địa phương có mức thưởng một lần cho các VĐV, HLV đạt thành tích tại các giải quốc tế cao nhất cả...

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc” lần thứ 2

Năm 2024, Cuộc thi được tổ chức lần thứ 2, phát động trên quy mô toàn quốc nhằm thu hút sự tham gia của của đông đảo các tác giả trên khắp mọi miền đất nước. Sáng 20/3 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ...

‘Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024’: Cuộc thi thu hút hơn 10.000 tác phẩm tham dự

Lễ khai mạc và công bố giải thưởng được tổ chức bởi Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam vào tối 11/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, được livestream...

Những chi tiết đặc biệt, tinh xảo đầy ý nghĩa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mỗi chi tiết xây dựng, mỗi hình dáng hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đều mang ý nghĩa và sự tự hào dân tộc. Đài Truyền hình Việt Nam

“Chắp cánh” đưa sản phẩm OCOP Cao Bằng vươn xa

Tỉnh Cao Bằng hiện có 144 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm gặp khó khăn nhất định trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng đối tượng khách hàng. Dự án “Nọong Huế Cao Bằng" đoạt giải...

Mới nhất