Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao về bộ máy làm việc của VKSND tối cao.

Trình bày tờ trình, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Hồ Đức Anh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc VKSND tối cao.

Hồ Đức Anh.jpg
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Hồ Đức Anh. Ảnh: Quốc hội

Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) thành "Vụ công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng".

Ngoài ra, VKSND tối cao cũng sáp nhập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh (T3) thành "Trường Đại học Kiểm sát", có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại TP.HCM.

Đồng thời kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua – Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng VKSND tối cao.

Cơ cấu, sắp xếp lại Vụ Pháp chế và quản lý khoa học cùng Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.

Bên cạnh đó, chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc VKSND tối cao, đảm bảo ngắn gọn, khái quát nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Tán thành kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị 

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, những nội dung này Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị có ý kiến "cơ bản nhất trí với việc rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy trong ngành KSND". 

Do đó, Thường trực Ủy ban Tư pháp tán thành tờ trình của Viện trưởng VKSND tối cao về đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc VKSND tối cao. 

lethinga.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội

Sau khi thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tổ chức bộ máy của Viện KSND tối cao.

Theo đó, VKSND tối cao có 24 đơn vị gồm 14 vụ: Công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh; Công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Công tố và Kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng; Công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy; Công tố và Kiểm sát điều tra án tư pháp; Công tố và Kiểm sát xét xử hình sự; Kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự; Kiểm sát án dân sự; Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại; Kiểm sát thi hành án dân sự; Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp; Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự; Pháp chế; Tổ chức cán bộ.

Ngoài ra, VKSND tối cao còn có: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra VKSND tối cao; Cục Thống kê tội phạm và chuyển đổi số; Cục Tài chính; Thanh tra; Trường Đại học Kiểm sát (có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại TP.HCM); Viện Khoa học kiểm sát; Báo Bảo vệ pháp luật; Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.

Cơ quan thẩm tra cho biết, có ý kiến cho rằng việc dự thảo nghị quyết bỏ quy định về giới hạn số lượng cấp phó của VKSND tối cao và cấp phó của các cục, vụ, phòng thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao dễ dẫn đến cách hiểu là đối với VKSND tối cao sẽ không còn giới hạn về bổ nhiệm số lượng cấp phó.

Trong bối cảnh thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giản bộ máy, biên chế, ý kiến này cho rằng cần phải giữ lại quy định số lượng cấp phó trong dự thảo nghị quyết nhưng có bổ sung những trường hợp đặc biệt do sắp xếp lại tổ chức bộ máy để thực hiện chủ trương của Đảng. Trường hợp nội dung này không được tiếp tục quy định trong dự thảo nghị quyết thì phải được quy định trong một văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Dự kiến Quốc hội giảm 2 ủy ban, còn 8 cơ quan

Dự kiến Quốc hội giảm 2 ủy ban, còn 8 cơ quan

Dự kiến Quốc hội giảm 2 ủy ban, còn Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban: Pháp luật và Tư pháp; Kinh tế và Tài chính; Văn hóa và Xã hội; Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Dân nguyện và Giám sát; Công tác đại biểu.
Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng.