Trang chủNewsThế giớiTính toán chiến lược phía sau các khoản viện trợ của phương...

Tính toán chiến lược phía sau các khoản viện trợ của phương Tây cho Ukraine


Tính toán chiến lược phía sau các khoản viện trợ của phương Tây cho Ukraine - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev ngày 20/2 (Ảnh: AFP).

Một hơn năm đã trôi qua kể từ khi Nga bắt đầu triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine nhưng chiến sự vẫn diễn biến phức tạp và đang tiếp tục bào mòn sức lực của các bên tham chiến. Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin muốn hướng tới việc viết lại các quy tắc của “trật tự thế giới đơn cực” để xây dựng các quy tắc của trật tự thế giới mới, đa cực, khởi đầu bằng hoạt động quân sự tại Ukraine.

Mỹ và phương Tây đã không đứng yên trước tham vọng trên của Nga và đã hậu thuẫn Ukraine ngay từ những ngày đầu và tận dụng toàn bộ ưu thế về kinh tế, công nghệ nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga. Theo tính toán của hãng thông tấn TASS của Nga, kể từ khi chiến sự nổ ra vào cuối tháng 2/2022 đến nay, tổng viện trợ mà Ukraine nhận được từ phương Tây và các tổ chức quốc tế là hơn 150 tỷ USD, trong đó viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine vào khoảng 48,5 tỷ USD, gần bằng 95% ngân sách quốc phòng năm 2022 của Nga (51,1 tỷ USD). Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất của Ukraine khi đã phê duyệt khoản viện trợ hơn 100 tỷ USD cho nước này với tổng viện trợ quân sự từ khi chiến sự bùng phát tới nay là hơn 24,9 tỷ USD. Các đồng minh NATO khác của Mỹ như Anh, Canada, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan… đã viện trợ hơn 19 tỷ USD cho Ukraine cùng hàng chục tỷ USD khác để hỗ trợ Kiev duy trì kinh tế; đồng thời liên tục cung cấp vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu cho Ukraine.

Trong bối cảnh triển vọng hòa đàm Nga – Ukraine vẫn đang vô cùng mờ mịt, Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn quyết tâm hỗ trợ Ukraine đến khi cần và đã lên phương án khả thi hơn là cung cấp cho Ukraine những vũ khí tiên tiến hạng nặng để giúp nước này thay đổi cục diện và áp đảo khả năng chiến đấu của Nga nhằm giành lợi thế tốt nhất trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Mỹ và phương Tây có những tính toán chiến lược gì đằng sau các khoản viện trợ khổng lồ dành cho Kiev?

Mục tiêu chiến lược của Mỹ và phương Tây

Mỹ đã đạt được những mục tiêu chiến lược lớn từ việc hỗ trợ Ukraine. Một số chuyên gia đánh giá, những khoản viện trợ của Washington là một trong “những khoản đầu tư tốt nhất mà Mỹ” có thể thực hiện để cạnh tranh với Nga và thúc đẩy an ninh của chính mình.

Một là, về mặt chiến lược, cuộc xung đột tại Ukraine đã được ví như một cuộc chiến ủy nhiệm của Mỹ với Nga. Mỹ đã có thể “danh chính ngôn thuận” cùng các đồng minh và đối tác hiệp lực trừng phạt Nga một cách sâu rộng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, Mỹ luôn có những tính toán và sự phân chia chiến lược rõ ràng. Họ đang đầu tư những gì mà họ coi là vì lợi ích quốc gia của mình và Ukraine là một ví dụ điển hình. Những gì mà Mỹ đang chi cho cuộc chiến ở Ukraine có thể coi là một khoản đầu tư hơn chi phí phải bỏ ra.

Hai là, Mỹ muốn đảm bảo Ukraine có thể tồn tại, qua đó giúp duy trì và gia tăng niềm tin của các đồng minh và đối tác về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Việc Mỹ ngay từ đầu đã cung cấp ồ ạt viện trợ cho Ukraine và tiếp tục gia tăng các khoản viện trợ bổ sung, nhất là về mặt quân sự cho Ukraine khi cuộc chiến leo thang nhằm tạo niềm tin cho các đồng minh phương Tây về sự đảm bảo khả năng răn đe mở rộng của Mỹ. Hơn nữa, đây cũng là một mũi tên trúng nhiều đích. Việc cung cấp viện trợ cho Ukraine còn giúp Mỹ củng cố niềm tin với các quốc gia đồng minh và đối tác của họ ở châu Á và Trung Đông rằng họ có thể trông chờ và tin cậy vào các cam kết của Mỹ. Rõ ràng rằng, nếu không thể cung cấp viện trợ cho Ukraine, điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ đã thua trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bất chấp tất cả sức mạnh của một cường quốc về kinh tế và quân sự mà họ đang có.

Ba là, Mỹ muốn đạt được đòn bẩy chiến lược to lớn: Nga đã bắt đầu cuộc chiến với nhiều nguồn lực quân sự và tài chính hơn Ukraine. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), năm 2021, GDP của Nga là 1.775 tỷ USD, gấp gần 9 lần so với GDP của Ukraine (201 tỷ USD) và cũng trong năm này, Nga đã chi 62,2 tỷ USD cho quốc phòng, gấp 14 lần so với mức 4,35 tỷ USD mà Ukraine đã chi. Tuy nhiên, cùng với các khoản viện trợ của Mỹ và đồng minh cũng như các biện pháp trừng phạt và áp lực ngoại giao, nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến tiêu hao chưa biết khi nào có hồi kết. Điều này đồng nghĩa với việc, Nga đang bị tụt lại sau Mỹ. Quan trọng không kém, vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc tạo ra các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế và xuất khẩu năng lượng của Nga đã buộc Nga phải tiến hành một cuộc chiến tranh không hồi kết khi đối mặt với những tổn thất lớn về thu nhập xuất khẩu và những hạn chế nghiêm trọng đối với hàng nhập khẩu mà nước này cần cho các lực lượng quân sự và nền kinh tế của mình. Mỹ đang tạo được đòn bẩy chiến lược to lớn đối với Nga.

Bốn là, cuộc xung đột Nga – Ukraine mở ra cơ hội phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Cuộc chiến càng kéo dài, mức độ ác liệt của chiến tranh càng tăng thì Mỹ càng ra sức ủng hộ Ukraine. Đây cũng là lúc mà ngành công nghiệp quân sự của Mỹ phát huy hết hiệu quả không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp quân sự của Mỹ có thêm nhiều hợp đồng lớn, bao gồm cả các khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, cuộc chiến này cũng mang đến cơ hội hiếm có cho Mỹ và đồng minh có thể nghiên cứu cách thức hoạt động của các hệ thống vũ khí của Kiev và Moscow cũng như kiểm nghiệm hiệu quả các loại đạn dược và khí tài quân sự mà họ tài trợ cho Kiev. Rõ ràng, đây là một cuộc thử nghiệm chiến đấu trong thế giới thực. Mỹ cũng nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc xung đột để rút ra những bài học về cuộc chiến giữa hai quốc gia trong thế kỷ 21. Các nhà thầu quốc phòng Mỹ cũng nhân cơ hội mới này để nghiên cứu và tiếp thị hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự của họ tới cách khách hàng tiềm năng.

Hơn nữa, với quân đội Mỹ, cuộc chiến ở Ukraine còn là nguồn dữ liệu rất lớn về cách thức các hệ thống vũ khí của họ hoạt động trong điều kiện thực tế. Theo một sĩ quan quân đội Mỹ, một số loại vũ khí tiên tiến được gửi cho Ukraine như UAV Switchblade 300 hay tên lửa chống radar đã hoạt động kém hiệu quả trên chiến trường so với dự đoán.

Năm là, Mỹ phần nào được hưởng lợi ích về kinh tế do tác động từ cuộc chiến này. Các đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga đã vô hình trung biến châu Âu thành khách hàng béo bở mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng với giá cao từ thị trường Mỹ thay vì khí đốt giá rẻ từ Nga như trước kia. Trong bối cảnh châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của cuộc xung đột Nga – Ukraine, chiến tranh năng lượng với Nga và đang loay hoay tìm cách “cai” khí đốt của Nga thì Mỹ dường như đang hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này.

Cùng với đồng minh Mỹ, các nước phương Tây đã tích cực viện trợ kinh tế, cung cấp vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến đấu để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Stoltenberg vẫn khẳng định rằng cả NATO và các đồng minh của NATO đều không tham gia vào cuộc xung đột; những gì họ làm chỉ là hỗ trợ cho Ukraine theo diễn biến của cuộc chiến và Ukraine đang tự bảo vệ mình.

Thứ nhất, cho đến nay các nước phương Tây vẫn không gửi quân đến tham chiến ở Ukraine mà chỉ dừng lại ở viện trợ kinh tế và quân sự vì lo ngại kích động xung đột trực tiếp với Ukraine. Họ cũng từ chối vận hành vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine vì lý do tương tự. Tuy nhiên, mức độ viện trợ của phương Tây cho cuộc chiến của Ukraine đang ngày càng tăng dần theo diễn biến của tình hình chiến sự.

Thứ hai, việc NATO tích cực hỗ trợ cuộc chiến Ukraine khiến khối này được hưởng lợi khi không cần mất quá nhiều công sức đã có thể đẩy đường biên NATO đến sát chân nước Nga khi bất ngờ có thêm Phần Lan và Thụy Điển – hai nước có tiềm lực kinh tế, quốc phòng hùng hậu với vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng xin gia nhập. Có thể thấy, trong khi Nga chưa thực hiện được mục tiêu là ngăn NATO đặt tên lửa trên đất Ukraine nếu Ukraine trở thành thành viên NATO thì giờ đây khối này đã có đủ cơ sở để đặt tên lửa ngay ở vùng đất cửa ngõ Nga khi Phần Lan và Thụy Điển chính thức trở thành thành viên của khối.

Ba là, cuộc xung đột cũng là cơ hội để cho thấy, phương Tây có thể đóng vai trò là bên có tiếng nói quan trọng. Một quan chức cấp cao EU đã nói rằng: “Châu Âu đang làm không quá tệ, họ đã thể hiện khả năng phục hồi, khả năng phản ứng rất nhanh ngay từ khi xung đột nổ ra, với những hỗ trợ quân sự cho Ukraine, viện trợ cho người tị nạn hay nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga”. Hơn nữa, EU chắc chắn sẽ tìm cách đảm nhận vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột. Cuối năm 2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng trả lời phỏng vấn báo Le Monde rằng: “Tôi không muốn chỉ có Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về những gì xảy ra tiếp theo với Ukraine”. Đây cũng là cơ hội để châu Âu có những chuẩn bị cho tương lai và vị thế của mình trên bàn cờ toàn cầu chưa.

Bốn là, thông qua sự hỗ trợ cho cuộc chiến của Ukraine, các nước phương Tây cũng có được kinh nghiệm ngoại giao và quân sự thực tế vô giá cũng như cách hợp tác trong một cuộc chiến hiện đại; từ đó giúp họ hiện đại hóa các lực lượng chiến đấu cũng như toàn bộ cấu trúc quân sự của các lực lượng.

Với những chuyển hướng mới trong viện trợ quân sự cho Ukraine, Mỹ và phương Tây đã bước sang một thời kỳ mới, kết thúc giai đoạn “đi dây” vất vả một năm qua. Điều quan trọng giờ đây là phải làm sao để sớm chấm dứt cuộc chiến làm rung chuyển thế giới này bởi nó không chỉ đang để lại những tổn thất không thể đong đếm được cho riêng Ukraine hay Nga, mà còn tác động to lớn trên phạm vi toàn cầu khi ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống con người và làm xáo trộn trật tự địa chính trị thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hỗ trợ các chủ thể OCOP và hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý

Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) có phụ nữ tham gia quản lý. Theo bà Trương Thị...

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14/11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.600 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều hành trước đó, hôm nay, giá xăng E5 được điều chỉnh giảm 290 đồng/lít, giá bán là 19.450 đồng/lít. Giá xăng RON...

Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện do Công ty TNHH Spex International phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức. ...

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’. Sau hơn 5 năm có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã góp phần đem lại tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng cho Việt Nam, trong đó, có các thị trường truyền thống như Australia. Australia là đối tác...

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Tiếp tục bốc hơi

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Theo đà đi xuống của giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC cũng đồng loạt giảm nửa triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm gần 1 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI -...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Landco nhận vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hành trình phát triển bền vững

(Dân trí) - Nội thất Landco Corporation được Bộ Công Thương công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 trong chương trình mang chủ đề "Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh". Trong Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, 190 doanh nghiệp cùng 359 sản phẩm tiêu biểu, hội tụ các tiêu chí về chất lượng - đổi mới, sáng tạo và năng lực tiên phong đã được vinh danh. Đây...

Lợi thế giúp gia tăng giá trị bất động sản Vinhomes Global Gate

(Dân trí) - Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội) đồng hành nhà đầu tư bằng việc thúc đẩy hạ tầng, gia tăng tiện ích và xây dựng cộng đồng dân cư cùng chính sách ưu việt. Những lý do giúp dự án Vinhomes thu hút nhà đầu tưHơn 10 năm qua, Vinhomes khẳng định vị thế là thương hiệu nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam bằng loạt dự án. Không chỉ kiến tạo điểm đến...

Tràng Phục Linh PLUS đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”

(Dân trí) - Tràng Phục Linh PLUS, sản phẩm của Dược phẩm Thái Minh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt, đạt giải thưởng "Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024". Giải thưởng vinh danh những thương hiệu Việt có chất lượng vượt trội, uy tín và tầm ảnh hưởng lớn, không chỉ trong nước mà còn từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc...

Hà Nội: Quán bánh rán thu 50 triệu đồng/ngày, khách xếp hàng chờ mua

(Dân trí) - Quán bánh rán truyền thống trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) mỗi ngày bán 7.000-10.000 chiếc bánh, thu trung bình 50 triệu đồng/ngày. Chạy xe qua phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), nếu không chủ ý tìm kiếm, rất khó để nhìn thấy một quán bánh rán siêu nhỏ, nằm lọt thỏm giữa hai cửa hàng lớn, ẩn mình sau một gốc cây.  Thực khách đến đây thường nhận biết bằng cách "tìm quán nào...

Hành trình đồng hành cùng sự phát triển các đô thị tại Việt Nam của Nam Long

(Dân trí) - Vào cuối năm 1996, sau 4 năm thành lập, "Chương trình nhà Nam Long" được ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT công ty đưa ra. Đây là một trong những tuyên ngôn đầu tiên về hình hài của một tập đoàn bất động sản tích hợp chuyên nghiệp như hiện nay. "Chương trình nhà Nam Long" nhanh chóng được hiện thực hóa. Năm 1996, dự án An Lạc ở Bình Chánh (TPHCM) ra đời với mô...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga bác tin ông Putin và ông Trump điện đàm

Điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chưa hề điện đàm như báo chí phương Tây đưa tin. ...

Cùng chuyên mục

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan nữ hoàng Pháp bị hành hình

Nhà đấu giá Sotheby's vừa bán ra chiếc vòng cổ đính kim cương được cho là liên quan vụ bê bối góp phần dẫn đến sự sụp đổ của hoàng hậu Marie Antoinette trong thời Cách mạng Pháp. ...

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung “hàng nóng” sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân đội, chuyển đổi và giải trừ vũ khí Ukraine (CACDS) cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.

Hezbollah tấn công vào quân Israel

Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng. ...

Luật mới của Israel đe doạ tương lai giáo dục của Dải Gaza

Ông Philippe Lazzarinim, Tổng ủy viên Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ngày 13/11 khẳng định trẻ em Dải Gaza đang đứng trước nguy cơ "bị tước đoạt quyền học tập" nếu tổ chức này sụp đổ do luật mới của Israel.

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia. ...

Mới nhất

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Đau đầu gối và thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài thuốc uống, thuốc bôi, phương pháp điều trị không phẫu thuật còn bao gồm tiêm...

Landco nhận vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hành trình phát triển bền vững

(Dân trí) - Nội thất Landco Corporation được Bộ Công Thương công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 trong chương trình mang chủ đề "Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh". Trong Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, 190 doanh nghiệp cùng 359 sản phẩm tiêu biểu, hội tụ các...

Sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế suất đối với phân bón

Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%. Cơ quan soạn thảo đã thống nhất với mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm và bỏ quy định điều chỉnh theo...

Dòng sông Máspero chảy qua lòng một thành phố ở Sóc Trăng bất ngờ sáng rực vì đèn nước

Đêm 12/11, dòng sông Máspero giữa lòng thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) được thắp sáng bởi những chiếc Đèn nước và ghe Cà hâu từ các ngôi chùa Khmer,...

Sẽ giao Chính phủ quy định ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế VAT

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ về quy định mức ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế VAT, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đề nghị giao cho Chính phủ quy định. ...

Mới nhất