Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTình người xuất hiện trong bão lũ miền Bắc gieo thêm niềm...

Tình người xuất hiện trong bão lũ miền Bắc gieo thêm niềm tin vào cuộc sống

Trong bão số 3 và lũ lụt ở một số tỉnh phía Bắc, tình người, sự san sẻ, những hành động tử tế xuất hiện khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng, gieo thêm niềm tin vào cuộc sống.

TS. Cù Văn Trung: 'Những hành động tử tế trong và sau cơn bão số 3 gieo thêm niềm tin vào cuộc sống'
TS. Cù Văn Trung cho rằng, cần lan tỏa những hành động tử tế, tình người trong và sau cơn bão số 3. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của TS. Cù Văn Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và các vấn đề xã hội với Báo Thế giới và Việt Nam về tình người, sự tử tế của con người trong cơn bão số 3 vừa qua và tình trạng lũ lụt tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hiện nay.

Góc nhìn của ông về tình người, sự tử tế trong và sau cơn bão số 3 vừa qua? Sự sẻ chia được thể hiện như thế nào trong cộng đồng trong và sau cơn bão? Sự sẻ chia có thể tạo ra những thay đổi tích cực nào cho xã hội?

Tôi cho rằng, sự tử tế của con người là phẩm chất tồn tại mãi mãi trong tiến trình phát triển của nhân loại. Ở đâu, cộng đồng nào cũng có và bất cứ giai đoạn lịch sử nào của con người cũng có sự xuất hiện về sự tử tế, lòng trắc ẩn của mỗi cá nhân.

Từ xa xưa ở Phương Đông đã xuất hiện nhân vật điển hình là Mạnh Thường Quân chuyên giúp đỡ dân thường, những người nghèo, sa cơ lỡ vận. Người Việt Nam mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, tử tế và lương thiện. Đáng nói hơn, chính những đức tính ấy càng được nhân lên, bộc lộ rõ hơn thông qua các biến cố, sự cố do thiên tại, lũ lụt gây nên.

Vốn là một dân tộc trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã hình thành được tính cố kết cộng đồng làng xã rất lâu đời, gần gũi thương yêu, che chở lẫn nhau để cùng chống lại các thế lực ngoại bang cũng như việc bảo vệ đê điều, làng mạc, mùa màng trước những thảm họa thiên nhiên có thể thường xuyên xảy ra.

Cơn bão số 3 vừa qua gây ra thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, thành phố ở miền Bắc nước ta. Trong quá trình bão đến, sau bão, những hành động giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau của người dân cho thấy sự đùm bọc, hỗ trợ và thương yêu nhau như truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

“Xe ô tô, xe tải cùng nhau đi chậm trên cầu Nhật Tân giúp những người dân đi xe máy làn phía trong tránh bị gió báo thổi ngã. Câu chuyện cảnh sát giao thông cứu tài xế đang hoảng loạn ngồi trong xe ô tô bị cây bên đường đổ xuống. Chàng thanh niên không quản hiểm nguy, sẵn sàng lao vào cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Đó là những câu chuyện nhân văn, tử tế trong và sau cơn bão”.

Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn như thế, mọi sự san sẻ, những hành động tử tế xuất hiện khiến chúng ta ấm áp, gieo thêm niềm tin vào cuộc sống. Rõ ràng, nếu được cổ vũ, lan tỏa những phẩm chất cao quý ấy trong mỗi con người thì xã hội sẽ ngày càng tốt lên.

Biết bao nhiêu tác phẩm văn học, bao nhiêu bài giảng về đạo đức và nhiều tấm gương về sự tử tế của con người đều nhằm hướng dẫn xã hội đến cái đích tích cực, hướng thiện. Sự sẻ chia của con người trong những tình cảnh khó khăn cần được khích lệ, khơi gợi hơn nữa để cộng đồng có thêm nhiều hiệu ứng lan tỏa và tốt đẹp.

Những câu chuyện cảm động nào đã để lại ấn tượng sâu sắc với ông trong cơn bão vừa qua?

Thực sự, có nhiều câu chuyện khiến chúng ta cảm động. Có các câu chuyện của đời sống dân sự, chẳng hạn như một số ô tô, xe tải cùng nhau đi chậm trên cầu Nhật Tân nhằm giúp những người dân đi xe máy làn phía trong tránh bị gió báo thổi ngã.

Câu chuyện một người dân đi xe máy đang mặc áo mưa, một mình giữa đường, gió thổi rất lớn, không thể di chuyển được và có nhiều lính cứu hỏa xuống cùng giữ xe, dìu vào lề đường. Đó là câu chuyện cảnh sát giao thông cứu tài xế đang hoảng loạn ngồi trong xe ô tô đang bị cây bên đường đổ xuống.

Thêm nữa, thông tin Quảng Ninh, Hải Phòng nhường lại khoản hỗ trợ 100 tỷ của Chính phủ cho những tỉnh miền núi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đó là chàng thanh niên không quản hiểm nguy, sẵn sàng lao vào cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Đây chỉ là những hành động cụ thể trong rất nhiều câu chuyện nhân văn, tử tế trong và sau cơn bão.

Có thể thấy, cả xã hội và hệ thống chính trị đều biểu hiện những đức tính tốt đẹp, hành động tử tế rất đáng được đề cao. Người dân che chở cho nhau vì truyền thống “thương người như thể thương thân”, chính quyền san sẻ nguồn lực với nơi khác vì còn những nơi đang khó khăn hơn tỉnh nhà; các lực lượng chức năng không quản ngày đêm cứu người khỏi mắc kẹt, bão lũ… Tất cả đều là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, của tình người.

Theo ông, sự tử tế có ý nghĩa như thế nào trong việc vượt qua khó khăn và có thể mang lại những thay đổi tích cực nào cho xã hội?

Tôi cho rằng, sự tử tế có sức mạnh vô hình, rất vi diệu, nó như liều thuốc tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả một cách rất phi thường. Những hành động nhỏ, những cử chỉ quan tâm hoặc hỏi han đều làm cho những người đang chịu tác động, thiệt hại cảm thấy ấm áp, xúc động. Nó xóa tan những vị kỷ, ích kỷ thông thường, khiến con người xích gần lại nhau.

Nếu một xã hội mà những điều tử tế, tốt đẹp “lên ngôi” thì con người được sống trong niềm thương yêu, sự tin tưởng và an toàn. Đấy là mơ ước, là mục đích mà bất kỳ nhà nước nào, chế độ chính trị nào cũng kêu gọi và hướng tới.

TS. Cù Văn Trung: 'Những hành động tử tế trong và sau cơn bão số 3 gieo thêm niềm tin vào cuộc sống'
Đoàn xe ôtô che bão cho xe máy trưa 7/9 trên cầu Nhật Tân, Hà Nội. (Ảnh: Cắt từ clip của người dân)

Truyền thông đã đóng vai trò như thế nào trong việc lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình người?

Trình độ dân trí ngày càng nâng lên rõ rệt, cùng với đó, người ta nhận thức được rằng con người ở đâu cũng như nhau, ai cũng phải mưu sinh cuộc sống, có người thân là bố mẹ và con cái… Chính vì thế, bất kỳ nỗi đau, sự bất hành hay sự cố, rủi ro do thiên tai bão lũ ập đến mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh đều khiến cộng đồng xót xa, thương cảm.

Truyền thông đã làm được việc rất quan trọng đó là khơi dậy, vun lên tất cả những nỗi niềm sâu lắng ấy của chúng ta. Truyền thông giúp lan tỏa và như sự cộng hưởng của tình cảm, ai cũng muốn làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng và xã hội.

Tôi cho rằng, sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội về một số hoàn cảnh, nhân vật trong bão lũ khi được truyền thông đúng hướng sẽ góp phần tạo ra nhiều hiệu ứng tốt đẹp và lan tỏa tới cộng đồng như những câu chuyện về con người, về sự lương thiện và tử tế từ trong bão lũ.

Ông đánh giá như thế nào về tinh thần đoàn kết của người dân trong và sau cơn bão? Những yếu tố nào đã góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết đó? Tinh thần đoàn kết này có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của đất nước?

Đối với dân tộc Việt Nam thì hai vấn đề khiến tinh thần đoàn kết của người dân lên cao, dễ nhận thấy nhất chính là khi có giặc ngoại xâm và chống thiên tai, lũ lụt. Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn phải đối mặt với hai vấn đề này một cách thường trực, triền miên.

Chính vì vậy, sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam như đã “có gen”, không ít ca dao, tục ngữ, truyền thuyết và truyện cổ tích biểu thị tinh thần này: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”; “Con ong làm mật nuôi hoa, con cá bơi dưới nước con chim ca yêu trời, con người muốn sống con ơi, phải thương đồng chí, yêu người anh em”…

Người dân đùm bọc, cưu mang nhau trong những thời khắc ngặt nghèo, cùng nhau chống giặc ngoại xâm cũng như chống lại bão lũ, thiên tai. Con người Việt Nam ta, ngoài có những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của mọi dân tộc trên thế giới nói chung thì còn có những nét đặc trưng rất riêng biệt. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, những câu chuyện tử tế xuất hiện khi bão số 3 ập đến đều xuất phát từ căn nguyên sâu xa là truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của cha ông để lại và hiện hữu cho đến tận ngày nay.

Tôi cho rằng, vấn đề được nêu ra trên đây là những hiện tượng rất đặc sắc về bản chất của con người Việt Nam. Bản chất ấy là cao quý, dân tộc Việt Nam trọng tình cảm, yêu thương đồng loại. Chính vì thế, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc giữ gìn, khơi dậy và phát huy một cách đúng đắn, trân trọng yếu tố này sẽ giúp Việt Nam vững vàng, tự tin trên hành trình phát triển ở phía trước.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/ts-cu-van-trung-tinh-nguoi-xuat-hien-trong-bao-lu-mien-bac-gieo-them-niem-tin-vao-cuoc-song-285673.html

Cùng chủ đề

MB triển khai gói vay ưu đãi 2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ tái thiết sau bão lũ

Cụ thể, MB giảm lãi suất cho vay đến 1% một năm so với hiện hành cho các khoản vay khách hàng cá nhân, với đa dạng mục đích: xây dựng sửa chữa nhà cửa, trang bị nội thất, sửa chữa cơ sở sản xuất kinh doanh, vay vốn lưu động sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng phục vụ cuộc sống. Trước tình hình thiệt hại nặng nề của bão Yagi và tình trạng ngập lụt diện rộng,...

‘Chúng tôi mang đến tấm lòng, hy vọng các bạn sẽ kiên cường vượt qua bão lũ’

- Bạn đọc có thể đến đóng góp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận; 12 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.Ngoài ra, bạn đọc có thể đóng góp tại các văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội (72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội); Đà Nẵng...

Tình cảm vô giá nơi sửa xe 0 đồng tại Yên Bái

Trong thời gian qua, người dân vùng lũ Yên Bái đã nhận được nhiều tình cảm của nhân dân trong cả nước chung tay hướng về cứu trợ. Toàn tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận bằng hiện vật là nhu yếu phẩm của 144 đoàn thiện nguyện. Đến nay đã chuyển 99,9% số hàng trên đi các...

Hải Dương hoạt động trở lại bến xe khách Hải Tân, nhiều tuyến phố vẫn ngập

Sáng 18/9, thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hải Dương cho biết,...

Không nên cứu trợ kiểu “mạnh ai nấy làm”

Để cứu trợ sau bão lũ hiệu quả, điều quan trọng là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ âm mưu phía sau, Nga bình luận, Đài Loan (Trung Quốc) khẳng định chẳng dính líu

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật diễn biến mới xung quanh hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin trên khắp Lebanon ngày 17/9 khiến 9 người chết và hơn 2.700 người bị thương.

Không quân Indonesia khẳng định cởi mở, sẵn sàng hợp tác “không phe phái”

Ngày 18/9, Trợ lý Andi Wijaya phụ trách tiềm lực hàng không vũ trụ của Tham mưu trưởng Không quân Indonesia tuyên bố, lực lượng này sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia.

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu “rơi tự do”, Volkswagen chỉ là “nạn nhân đầu tiên”, “gã khổng lồ” Trung Quốc trỗi dậy

Trong khi Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác phải cân nhắc đóng cửa nhà máy, đối thủ cạnh tranh mới từ Trung Quốc lại đang tìm kiếm địa điểm sản xuất tại châu lục này. Điều gì đang xảy ra với các nhà sản xuất ô tô từng là niềm tự hào của châu Âu?

Không nên cứu trợ kiểu “mạnh ai nấy làm”

Để cứu trợ sau bão lũ hiệu quả, điều quan trọng là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích.

Trường học tại Đà Nẵng được chủ động cho học sinh nghỉ nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ

Sáng 18/9, thời tiết phức tạp, mưa lớn, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động đề xuất cho học sinh nghỉ học nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ.

Bài đọc nhiều

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Cùng chuyên mục

Bữa ăn có đủ thịt, rau của học sinh Làng Nủ sau những ngày mưa lũ thiếu thực phẩm

Nguồn: https://tuoitre.vn/bua-an-co-du-thit-rau-cua-hoc-sinh-lang-nu-sau-nhung-ngay-mua-lu-thieu-thuc-pham-20240918171740418.htm

Lần đầu tổ chức Cuộc thi Toán Quốc tế ELMO

ELMO 2024 hướng tới đội viên, thiếu nhi đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5 tại các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các bảng thi được phân theo từng khối lớp. Thời gian đăng ký dự thi bắt đầu từ 25/8 đến 25/9/2024. Bài thi bao gồm 30 câu hỏi về số học, 10 câu Toán có lời văn và 10 câu giải toán tư duy bằng hai...

Làm rõ thông tin cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở tư thục ở Bình Thuận

Ngày 18/9, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc một cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở giữ trẻ tư thục ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó, trên mạng xã hội đăng tải, lan truyền hình ảnh và các đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé nghi bị bạo hành...

Mới nhất

Khám phá Ấn Độ từ 0 đồng

Đường bay mới kết nối hai thành phố Đà Nẵng-Ahmedabad sẽ khai trương từ ngày 23/10/2024, nâng tổng số đường bay của Vietjet giữa Việt Nam và quốc gia 1,4 tỷ dân Ấn Độ lên 8 đường bay với 60 chuyến bay mỗi tuần. Các chuyến bay từ Đà Nẵng đi Ahmedabad sẽ khởi hành...

Chiêm ngưỡng những gốc sanh cổ, dáng lạ có giá chục tỷ đồng ở Hà Nội

18/09/2024 | 17:11 TPO - Nhiều gốc sanh cổ, dáng lạ có giá trị hàng tỷ đồng được các nhà vườn của Thủ đô và các tỉnh,...

Sẽ xử lý vụ đăng video “Quả báo Làng Nủ Lào Cai”

Chiều 18.9, đại diện Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội trao đổi với phóng viên Lao Động, Sở đã nắm được thông tin video có tựa đề "Quả báo Làng Nủ Lào Cai" gây xôn xao dư luận và sẽ phối hợp với cơ quan công an để xử lý vụ việc.Cùng ngày, Công an quận...

Cấp gói tín dụng 20 tỷ đỗng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bão lũ

Thực hiện Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên Thủ đô năm học 2023 - 2024, chiều 18/9/2024, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Việc ký kết nhằm góp phần phát huy thế mạnh, khai thác tiểm năng của hai...

Mới nhất