Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTình người xuất hiện trong bão lũ miền Bắc gieo thêm niềm...

Tình người xuất hiện trong bão lũ miền Bắc gieo thêm niềm tin vào cuộc sống

Trong bão số 3 và lũ lụt ở một số tỉnh phía Bắc, tình người, sự san sẻ, những hành động tử tế xuất hiện khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng, gieo thêm niềm tin vào cuộc sống.

TS. Cù Văn Trung: 'Những hành động tử tế trong và sau cơn bão số 3 gieo thêm niềm tin vào cuộc sống'
TS. Cù Văn Trung cho rằng, cần lan tỏa những hành động tử tế, tình người trong và sau cơn bão số 3. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của TS. Cù Văn Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và các vấn đề xã hội với Báo Thế giới và Việt Nam về tình người, sự tử tế của con người trong cơn bão số 3 vừa qua và tình trạng lũ lụt tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hiện nay.

Góc nhìn của ông về tình người, sự tử tế trong và sau cơn bão số 3 vừa qua? Sự sẻ chia được thể hiện như thế nào trong cộng đồng trong và sau cơn bão? Sự sẻ chia có thể tạo ra những thay đổi tích cực nào cho xã hội?

Tôi cho rằng, sự tử tế của con người là phẩm chất tồn tại mãi mãi trong tiến trình phát triển của nhân loại. Ở đâu, cộng đồng nào cũng có và bất cứ giai đoạn lịch sử nào của con người cũng có sự xuất hiện về sự tử tế, lòng trắc ẩn của mỗi cá nhân.

Từ xa xưa ở Phương Đông đã xuất hiện nhân vật điển hình là Mạnh Thường Quân chuyên giúp đỡ dân thường, những người nghèo, sa cơ lỡ vận. Người Việt Nam mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, tử tế và lương thiện. Đáng nói hơn, chính những đức tính ấy càng được nhân lên, bộc lộ rõ hơn thông qua các biến cố, sự cố do thiên tại, lũ lụt gây nên.

Vốn là một dân tộc trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã hình thành được tính cố kết cộng đồng làng xã rất lâu đời, gần gũi thương yêu, che chở lẫn nhau để cùng chống lại các thế lực ngoại bang cũng như việc bảo vệ đê điều, làng mạc, mùa màng trước những thảm họa thiên nhiên có thể thường xuyên xảy ra.

Cơn bão số 3 vừa qua gây ra thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, thành phố ở miền Bắc nước ta. Trong quá trình bão đến, sau bão, những hành động giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau của người dân cho thấy sự đùm bọc, hỗ trợ và thương yêu nhau như truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

“Xe ô tô, xe tải cùng nhau đi chậm trên cầu Nhật Tân giúp những người dân đi xe máy làn phía trong tránh bị gió báo thổi ngã. Câu chuyện cảnh sát giao thông cứu tài xế đang hoảng loạn ngồi trong xe ô tô bị cây bên đường đổ xuống. Chàng thanh niên không quản hiểm nguy, sẵn sàng lao vào cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Đó là những câu chuyện nhân văn, tử tế trong và sau cơn bão”.

Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn như thế, mọi sự san sẻ, những hành động tử tế xuất hiện khiến chúng ta ấm áp, gieo thêm niềm tin vào cuộc sống. Rõ ràng, nếu được cổ vũ, lan tỏa những phẩm chất cao quý ấy trong mỗi con người thì xã hội sẽ ngày càng tốt lên.

Biết bao nhiêu tác phẩm văn học, bao nhiêu bài giảng về đạo đức và nhiều tấm gương về sự tử tế của con người đều nhằm hướng dẫn xã hội đến cái đích tích cực, hướng thiện. Sự sẻ chia của con người trong những tình cảnh khó khăn cần được khích lệ, khơi gợi hơn nữa để cộng đồng có thêm nhiều hiệu ứng lan tỏa và tốt đẹp.

Những câu chuyện cảm động nào đã để lại ấn tượng sâu sắc với ông trong cơn bão vừa qua?

Thực sự, có nhiều câu chuyện khiến chúng ta cảm động. Có các câu chuyện của đời sống dân sự, chẳng hạn như một số ô tô, xe tải cùng nhau đi chậm trên cầu Nhật Tân nhằm giúp những người dân đi xe máy làn phía trong tránh bị gió báo thổi ngã.

Câu chuyện một người dân đi xe máy đang mặc áo mưa, một mình giữa đường, gió thổi rất lớn, không thể di chuyển được và có nhiều lính cứu hỏa xuống cùng giữ xe, dìu vào lề đường. Đó là câu chuyện cảnh sát giao thông cứu tài xế đang hoảng loạn ngồi trong xe ô tô đang bị cây bên đường đổ xuống.

Thêm nữa, thông tin Quảng Ninh, Hải Phòng nhường lại khoản hỗ trợ 100 tỷ của Chính phủ cho những tỉnh miền núi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đó là chàng thanh niên không quản hiểm nguy, sẵn sàng lao vào cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Đây chỉ là những hành động cụ thể trong rất nhiều câu chuyện nhân văn, tử tế trong và sau cơn bão.

Có thể thấy, cả xã hội và hệ thống chính trị đều biểu hiện những đức tính tốt đẹp, hành động tử tế rất đáng được đề cao. Người dân che chở cho nhau vì truyền thống “thương người như thể thương thân”, chính quyền san sẻ nguồn lực với nơi khác vì còn những nơi đang khó khăn hơn tỉnh nhà; các lực lượng chức năng không quản ngày đêm cứu người khỏi mắc kẹt, bão lũ… Tất cả đều là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, của tình người.

Theo ông, sự tử tế có ý nghĩa như thế nào trong việc vượt qua khó khăn và có thể mang lại những thay đổi tích cực nào cho xã hội?

Tôi cho rằng, sự tử tế có sức mạnh vô hình, rất vi diệu, nó như liều thuốc tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả một cách rất phi thường. Những hành động nhỏ, những cử chỉ quan tâm hoặc hỏi han đều làm cho những người đang chịu tác động, thiệt hại cảm thấy ấm áp, xúc động. Nó xóa tan những vị kỷ, ích kỷ thông thường, khiến con người xích gần lại nhau.

Nếu một xã hội mà những điều tử tế, tốt đẹp “lên ngôi” thì con người được sống trong niềm thương yêu, sự tin tưởng và an toàn. Đấy là mơ ước, là mục đích mà bất kỳ nhà nước nào, chế độ chính trị nào cũng kêu gọi và hướng tới.

TS. Cù Văn Trung: 'Những hành động tử tế trong và sau cơn bão số 3 gieo thêm niềm tin vào cuộc sống'
Đoàn xe ôtô che bão cho xe máy trưa 7/9 trên cầu Nhật Tân, Hà Nội. (Ảnh: Cắt từ clip của người dân)

Truyền thông đã đóng vai trò như thế nào trong việc lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình người?

Trình độ dân trí ngày càng nâng lên rõ rệt, cùng với đó, người ta nhận thức được rằng con người ở đâu cũng như nhau, ai cũng phải mưu sinh cuộc sống, có người thân là bố mẹ và con cái… Chính vì thế, bất kỳ nỗi đau, sự bất hành hay sự cố, rủi ro do thiên tai bão lũ ập đến mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh đều khiến cộng đồng xót xa, thương cảm.

Truyền thông đã làm được việc rất quan trọng đó là khơi dậy, vun lên tất cả những nỗi niềm sâu lắng ấy của chúng ta. Truyền thông giúp lan tỏa và như sự cộng hưởng của tình cảm, ai cũng muốn làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng và xã hội.

Tôi cho rằng, sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội về một số hoàn cảnh, nhân vật trong bão lũ khi được truyền thông đúng hướng sẽ góp phần tạo ra nhiều hiệu ứng tốt đẹp và lan tỏa tới cộng đồng như những câu chuyện về con người, về sự lương thiện và tử tế từ trong bão lũ.

Ông đánh giá như thế nào về tinh thần đoàn kết của người dân trong và sau cơn bão? Những yếu tố nào đã góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết đó? Tinh thần đoàn kết này có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của đất nước?

Đối với dân tộc Việt Nam thì hai vấn đề khiến tinh thần đoàn kết của người dân lên cao, dễ nhận thấy nhất chính là khi có giặc ngoại xâm và chống thiên tai, lũ lụt. Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn phải đối mặt với hai vấn đề này một cách thường trực, triền miên.

Chính vì vậy, sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam như đã “có gen”, không ít ca dao, tục ngữ, truyền thuyết và truyện cổ tích biểu thị tinh thần này: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”; “Con ong làm mật nuôi hoa, con cá bơi dưới nước con chim ca yêu trời, con người muốn sống con ơi, phải thương đồng chí, yêu người anh em”…

Người dân đùm bọc, cưu mang nhau trong những thời khắc ngặt nghèo, cùng nhau chống giặc ngoại xâm cũng như chống lại bão lũ, thiên tai. Con người Việt Nam ta, ngoài có những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của mọi dân tộc trên thế giới nói chung thì còn có những nét đặc trưng rất riêng biệt. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, những câu chuyện tử tế xuất hiện khi bão số 3 ập đến đều xuất phát từ căn nguyên sâu xa là truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của cha ông để lại và hiện hữu cho đến tận ngày nay.

Tôi cho rằng, vấn đề được nêu ra trên đây là những hiện tượng rất đặc sắc về bản chất của con người Việt Nam. Bản chất ấy là cao quý, dân tộc Việt Nam trọng tình cảm, yêu thương đồng loại. Chính vì thế, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc giữ gìn, khơi dậy và phát huy một cách đúng đắn, trân trọng yếu tố này sẽ giúp Việt Nam vững vàng, tự tin trên hành trình phát triển ở phía trước.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/ts-cu-van-trung-tinh-nguoi-xuat-hien-trong-bao-lu-mien-bac-gieo-them-niem-tin-vao-cuoc-song-285673.html

Cùng chủ đề

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi. Sở Công Thương tỉnh Lâm...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với...

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá Tăng Bá Hưng

Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng, sinh năm 1978; quê quán xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là lái xe thuộc Trung đội 2, Đại đội 1, Lữ đoàn Vận tải 653, Cục Hậu cần Quân khu 3. Đồng chí Tăng Bá Hưng. (Ảnh Cục Tuyên huấn cung cấp) Trước đó, vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 11/9/2024, chấp hành mệnh...

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả

Sau sự cố cựu sinh viên "rút ruột" tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc, Trường CĐ Công Thương TP.HCM đã có báo cáo nhanh về vụ việc.Theo báo cáo, CLB Cán bộ Hội dự nguồn thuộc Hội Sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, sau thời gian hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào tháng 1/2024. Tại thời điểm giải thể, số tiền quỹ của CLB là 11.232.000 đồng. Ban chủ nhiệm thống nhất...

Một trường Hà Nội kêu gọi học sinh ủng hộ vùng bão lụt, nhìn số tiền “quy định” ai cũng đồng tình

Sau cơn bão số 3, nhiều trường học trên cả nước tổ chức kêu gọi ủng hộ cho vùng bão lụt và được giáo viên, học sinh tham gia với số tiền khác nhau. Tuy nhiên, tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, có một trường...

Cùng chuyên mục

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mới nhất

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa...

Mới nhất