Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTình người xuất hiện trong bão lũ miền Bắc gieo thêm niềm...

Tình người xuất hiện trong bão lũ miền Bắc gieo thêm niềm tin vào cuộc sống

Trong bão số 3 và lũ lụt ở một số tỉnh phía Bắc, tình người, sự san sẻ, những hành động tử tế xuất hiện khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng, gieo thêm niềm tin vào cuộc sống.

TS. Cù Văn Trung: 'Những hành động tử tế trong và sau cơn bão số 3 gieo thêm niềm tin vào cuộc sống'
TS. Cù Văn Trung cho rằng, cần lan tỏa những hành động tử tế, tình người trong và sau cơn bão số 3. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của TS. Cù Văn Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và các vấn đề xã hội với Báo Thế giới và Việt Nam về tình người, sự tử tế của con người trong cơn bão số 3 vừa qua và tình trạng lũ lụt tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hiện nay.

Góc nhìn của ông về tình người, sự tử tế trong và sau cơn bão số 3 vừa qua? Sự sẻ chia được thể hiện như thế nào trong cộng đồng trong và sau cơn bão? Sự sẻ chia có thể tạo ra những thay đổi tích cực nào cho xã hội?

Tôi cho rằng, sự tử tế của con người là phẩm chất tồn tại mãi mãi trong tiến trình phát triển của nhân loại. Ở đâu, cộng đồng nào cũng có và bất cứ giai đoạn lịch sử nào của con người cũng có sự xuất hiện về sự tử tế, lòng trắc ẩn của mỗi cá nhân.

Từ xa xưa ở Phương Đông đã xuất hiện nhân vật điển hình là Mạnh Thường Quân chuyên giúp đỡ dân thường, những người nghèo, sa cơ lỡ vận. Người Việt Nam mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, tử tế và lương thiện. Đáng nói hơn, chính những đức tính ấy càng được nhân lên, bộc lộ rõ hơn thông qua các biến cố, sự cố do thiên tại, lũ lụt gây nên.

Vốn là một dân tộc trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã hình thành được tính cố kết cộng đồng làng xã rất lâu đời, gần gũi thương yêu, che chở lẫn nhau để cùng chống lại các thế lực ngoại bang cũng như việc bảo vệ đê điều, làng mạc, mùa màng trước những thảm họa thiên nhiên có thể thường xuyên xảy ra.

Cơn bão số 3 vừa qua gây ra thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, thành phố ở miền Bắc nước ta. Trong quá trình bão đến, sau bão, những hành động giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau của người dân cho thấy sự đùm bọc, hỗ trợ và thương yêu nhau như truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

“Xe ô tô, xe tải cùng nhau đi chậm trên cầu Nhật Tân giúp những người dân đi xe máy làn phía trong tránh bị gió báo thổi ngã. Câu chuyện cảnh sát giao thông cứu tài xế đang hoảng loạn ngồi trong xe ô tô bị cây bên đường đổ xuống. Chàng thanh niên không quản hiểm nguy, sẵn sàng lao vào cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Đó là những câu chuyện nhân văn, tử tế trong và sau cơn bão”.

Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn như thế, mọi sự san sẻ, những hành động tử tế xuất hiện khiến chúng ta ấm áp, gieo thêm niềm tin vào cuộc sống. Rõ ràng, nếu được cổ vũ, lan tỏa những phẩm chất cao quý ấy trong mỗi con người thì xã hội sẽ ngày càng tốt lên.

Biết bao nhiêu tác phẩm văn học, bao nhiêu bài giảng về đạo đức và nhiều tấm gương về sự tử tế của con người đều nhằm hướng dẫn xã hội đến cái đích tích cực, hướng thiện. Sự sẻ chia của con người trong những tình cảnh khó khăn cần được khích lệ, khơi gợi hơn nữa để cộng đồng có thêm nhiều hiệu ứng lan tỏa và tốt đẹp.

Những câu chuyện cảm động nào đã để lại ấn tượng sâu sắc với ông trong cơn bão vừa qua?

Thực sự, có nhiều câu chuyện khiến chúng ta cảm động. Có các câu chuyện của đời sống dân sự, chẳng hạn như một số ô tô, xe tải cùng nhau đi chậm trên cầu Nhật Tân nhằm giúp những người dân đi xe máy làn phía trong tránh bị gió báo thổi ngã.

Câu chuyện một người dân đi xe máy đang mặc áo mưa, một mình giữa đường, gió thổi rất lớn, không thể di chuyển được và có nhiều lính cứu hỏa xuống cùng giữ xe, dìu vào lề đường. Đó là câu chuyện cảnh sát giao thông cứu tài xế đang hoảng loạn ngồi trong xe ô tô đang bị cây bên đường đổ xuống.

Thêm nữa, thông tin Quảng Ninh, Hải Phòng nhường lại khoản hỗ trợ 100 tỷ của Chính phủ cho những tỉnh miền núi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đó là chàng thanh niên không quản hiểm nguy, sẵn sàng lao vào cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Đây chỉ là những hành động cụ thể trong rất nhiều câu chuyện nhân văn, tử tế trong và sau cơn bão.

Có thể thấy, cả xã hội và hệ thống chính trị đều biểu hiện những đức tính tốt đẹp, hành động tử tế rất đáng được đề cao. Người dân che chở cho nhau vì truyền thống “thương người như thể thương thân”, chính quyền san sẻ nguồn lực với nơi khác vì còn những nơi đang khó khăn hơn tỉnh nhà; các lực lượng chức năng không quản ngày đêm cứu người khỏi mắc kẹt, bão lũ… Tất cả đều là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, của tình người.

Theo ông, sự tử tế có ý nghĩa như thế nào trong việc vượt qua khó khăn và có thể mang lại những thay đổi tích cực nào cho xã hội?

Tôi cho rằng, sự tử tế có sức mạnh vô hình, rất vi diệu, nó như liều thuốc tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả một cách rất phi thường. Những hành động nhỏ, những cử chỉ quan tâm hoặc hỏi han đều làm cho những người đang chịu tác động, thiệt hại cảm thấy ấm áp, xúc động. Nó xóa tan những vị kỷ, ích kỷ thông thường, khiến con người xích gần lại nhau.

Nếu một xã hội mà những điều tử tế, tốt đẹp “lên ngôi” thì con người được sống trong niềm thương yêu, sự tin tưởng và an toàn. Đấy là mơ ước, là mục đích mà bất kỳ nhà nước nào, chế độ chính trị nào cũng kêu gọi và hướng tới.

TS. Cù Văn Trung: 'Những hành động tử tế trong và sau cơn bão số 3 gieo thêm niềm tin vào cuộc sống'
Đoàn xe ôtô che bão cho xe máy trưa 7/9 trên cầu Nhật Tân, Hà Nội. (Ảnh: Cắt từ clip của người dân)

Truyền thông đã đóng vai trò như thế nào trong việc lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình người?

Trình độ dân trí ngày càng nâng lên rõ rệt, cùng với đó, người ta nhận thức được rằng con người ở đâu cũng như nhau, ai cũng phải mưu sinh cuộc sống, có người thân là bố mẹ và con cái… Chính vì thế, bất kỳ nỗi đau, sự bất hành hay sự cố, rủi ro do thiên tai bão lũ ập đến mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh đều khiến cộng đồng xót xa, thương cảm.

Truyền thông đã làm được việc rất quan trọng đó là khơi dậy, vun lên tất cả những nỗi niềm sâu lắng ấy của chúng ta. Truyền thông giúp lan tỏa và như sự cộng hưởng của tình cảm, ai cũng muốn làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng và xã hội.

Tôi cho rằng, sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội về một số hoàn cảnh, nhân vật trong bão lũ khi được truyền thông đúng hướng sẽ góp phần tạo ra nhiều hiệu ứng tốt đẹp và lan tỏa tới cộng đồng như những câu chuyện về con người, về sự lương thiện và tử tế từ trong bão lũ.

Ông đánh giá như thế nào về tinh thần đoàn kết của người dân trong và sau cơn bão? Những yếu tố nào đã góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết đó? Tinh thần đoàn kết này có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của đất nước?

Đối với dân tộc Việt Nam thì hai vấn đề khiến tinh thần đoàn kết của người dân lên cao, dễ nhận thấy nhất chính là khi có giặc ngoại xâm và chống thiên tai, lũ lụt. Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn phải đối mặt với hai vấn đề này một cách thường trực, triền miên.

Chính vì vậy, sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam như đã “có gen”, không ít ca dao, tục ngữ, truyền thuyết và truyện cổ tích biểu thị tinh thần này: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”; “Con ong làm mật nuôi hoa, con cá bơi dưới nước con chim ca yêu trời, con người muốn sống con ơi, phải thương đồng chí, yêu người anh em”…

Người dân đùm bọc, cưu mang nhau trong những thời khắc ngặt nghèo, cùng nhau chống giặc ngoại xâm cũng như chống lại bão lũ, thiên tai. Con người Việt Nam ta, ngoài có những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của mọi dân tộc trên thế giới nói chung thì còn có những nét đặc trưng rất riêng biệt. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, những câu chuyện tử tế xuất hiện khi bão số 3 ập đến đều xuất phát từ căn nguyên sâu xa là truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của cha ông để lại và hiện hữu cho đến tận ngày nay.

Tôi cho rằng, vấn đề được nêu ra trên đây là những hiện tượng rất đặc sắc về bản chất của con người Việt Nam. Bản chất ấy là cao quý, dân tộc Việt Nam trọng tình cảm, yêu thương đồng loại. Chính vì thế, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc giữ gìn, khơi dậy và phát huy một cách đúng đắn, trân trọng yếu tố này sẽ giúp Việt Nam vững vàng, tự tin trên hành trình phát triển ở phía trước.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/ts-cu-van-trung-tinh-nguoi-xuat-hien-trong-bao-lu-mien-bac-gieo-them-niem-tin-vao-cuoc-song-285673.html

Cùng chủ đề

Tây Ban Nha huy động 10.000 binh sĩ và cảnh sát cứu trợ khu vực lũ lụt

Trong tuần qua, Tây Ban Nha đang ứng phó đợt lũ lụt nghiêm trọng, khiến ít nhất 211 người thiệt mạng ở các khu vực phía Đông, phía Nam và trung tâm đất nước.Để ứng phó với hậu quả bão lũ, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez ra lệnh triển khai quân đội thời bình lớn nhất của đất nước, với 10.000 binh lính và cảnh sát được huy động. Trong 48 giờ đầu tiên sau trận lũ lụt...

Hà Nội FC đồng hành cùng ‘Sống sau lũ 2024’

Trên trang chủ của mình, đội bóng Thủ đô viết “CLB bóng đá Hà Nội đồng hành cùng dự án "Sống sau lũ" hướng tới việc giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống với vật nuôi, cây trồng sau cơn bão Yagi và mới nhất là cơn bão Trà Mi.Dự án đặt mục tiêu phân phát được 40 con bò giống, 400 con lợn giống, cùng 400.000 con gà giống nuôi úm đủ 21 ngày tuổi, được...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

NDO - Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo...

Thủ tướng: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong đào tạo

Bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu. Chiều 2-11, Thủ tướng Phạm...

Đưa ước mơ sân khấu về đích!

(NLĐO) - Thầy luôn dạy chúng tôi đón những cảm xúc chân thật khi vào nghề, vào đời. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Mới nhất