Trang chủKinh tếNông nghiệpTỉnh nào của nước ta có tỷ lệ che phủ rừng cao...

Tỉnh nào của nước ta có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất, tỉnh này có hồ nước tự nhiên lớn nhất miền Bắc

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm hơn 80%, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất nước với hơn 73%; đây chính là thế mạnh và cũng là cơ sở để tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm.

Tập trung nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha, chiếm 85,05%.

Vì sao tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm? - Ảnh 1.

Một cánh rừng trồng tại xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Theo công bố hiện trạng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Bắc Kạn là tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất nước với 73,38%. Toàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 100.000ha rừng trồng, trong đó có 50.000ha đang trong độ tuổi khai thác. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm.

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển kinh tế rừng thông qua các chính sách, dự án và kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đến với Bắc Kạn; mở đường vận xuất giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển.

Vì sao tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm? - Ảnh 2.

Ông Triệu Đức Văn, Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Kạn chia sẻ về các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế rừng tại Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Triệu Đức Văn, Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Kạn cho biết, theo Dự án bảo vệ, phát triển rừng, hiện ngân sách của tỉnh vẫn đang hỗ trợ trồng cây phân tán. Bên cạnh đó, mỗi năm tỉnh Bắc Kạn cũng có mấy chục tỷ mà các doanh nghiệp thu hồi đất có chuyển đổi rừng dùng đầu tư vào các huyện Pác Nặm, Ba Bể hoặc những vùng có đất tập trung để thành những dự án trồng rừng thay thế.

“Tỉnh Bắc Kạn cũng vẫn đang dành kinh phí giao khoán ngoài Chương trình mục tiêu quốc gia. Còn đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, hiện nay tiểu dự án 1, dự án 3 đang được triển khai rất tốt. Sở Nông NNPTNT Bắc Kạn thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện tiểu dự án 2, dự án 3 là trồng rừng và trồng cây dược liệu dưới tán rừng.”, ông Văn cho biết thêm.

Vì sao tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm? - Ảnh 3.

Cánh rừng keo tại thôn Tân Minh, xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn từng được cấp chứng chỉ FSC vào năm 2018. Ảnh: Chiến Hoàng

Cũng theo ông Văn, với tiểu dự án 2, dự án 3, tới đây sẽ mở rộng các nội dung để người dân có rừng có thể lựa chọn kinh doanh rừng, đảm bảo cuộc sống, nâng cao thu nhập. Cùng với đó là thực hiện các bước để rừng Bắc Kạn được cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC).

Đối với việc thực hiện tín chỉ các-bon, Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Kạn chia sẻ, đây là nội dung rất mới. Hiện nay một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh đã có chi trả. UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đang chỉ đạo ngành nông nghiệp khẩn trương xây dựng dự án, rà soát, đánh giá trữ lượng các-bon các loại rừng trên địa bàn tỉnh. Sở đang xây dựng đề cương, gắn với công tác rà soát quy hoạch 3 loại rừng để triển khai thực hiện dự án nay.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện phát triển kinh tế rừng

Liên quan đến phát triển kinh tế rừng tại Bắc Kạn, bà Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn cho biết, với những tiềm năng lợi thế về rừng, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Bắc Kạn trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Vì sao tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm? - Ảnh 4.

Bà Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn chia sẻ về việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn trong phát triển kinh tế rừng. Ảnh: Chiến Hoàng

“Nhiệm kỳ 2020- 2025 và nghị quyết chuyên đề thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đại hội XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có giao chỉ tiêu về chứng chỉ FSC của rừng; tỷ lệ che phủ rừng và diện tích trồng rừng hằng năm của tỉnh Bắc Kạn.

Cùng với đó, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung triển khai các chính sách của Trung ương về hỗ trợ phát triển lâm nghiệp thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp và các Nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế rừng trên địa bàn của tỉnh Bắc Kạn”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn chia sẻ.

Theo bà Phương Thị Thanh, việc chỉ đạo thực hiện các diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ FSC là nội dung phải hướng tới để đạt. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện.

“Có được chứng chỉ FSC, sản phẩm gỗ rừng trồng của tỉnh Bắc Kạn mới nâng cao được giá trị, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn mới đủ tiêu chí để đảm bảo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng tôi nhận thấy mục tiêu 20.000ha rừng được cấp chứng chỉ FSC trong nhiệm kỳ dự báo là khó đạt được.

Vì sao tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng là nhiệm vụ trọng tâm? - Ảnh 5.

Rừng nghiến tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Lam Chi

Về thực hiện tín chỉ các-bon, với tỷ lệ che phủ rừng hơn 73%, việc đánh giá tín chỉ các-bon rừng là rất quan trọng. Để thực hiện được nội dung này cần phải có những nguyên tắc, quy định của Nhà nước thông qua Nghị định của Chính phủ hoặc hướng dẫn bằng các thông tư của Bộ, ngành. Thẩm quyền của địa phương xác định liên quan đến trữ lượng.

Tỉnh Bắc Kạn cũng cần phải thu hút được các doanh nghiệp để đánh giá tiêu chí tín chỉ các-bon trên diện tích rừng của tỉnh Bắc Kạn. Từ đó mới có cơ sở để đánh giá trữ lượng, việc mua bán tín chỉ các-bon trên thị trường mới đủ điều kiện. Nếu thực hiện tốt nội dung này, giá trị rừng và thu nhập của người dân sẽ được nâng lên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đảm bảo rừng tại Bắc Kạn bền vững hơn”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn nhận định.





Nguồn: https://danviet.vn/tinh-nao-cua-nuoc-ta-co-ty-le-che-phu-rung-cao-nhat-tinh-nay-co-ho-nuoc-tu-nhien-lon-nhat-mien-bac-20241104223446526.htm

Cùng chủ đề

Phát triển kinh tế rừng để xóa đói giảm nghèo ở Bình Gia

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.Dù đôi tay đã ít nhiều chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, không ít người dân trên địa...

Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU

Doanh nghiệp ngành gỗ phải đáp ứng Quy định Chống mất rừng (EUDR) do Liên minh châu Âu (EU) ban hành khi xuất khẩu vào thị trường này. Nhưng đến giờ, các doanh nghiệp vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, nên vừa sản xuất, vừa thấp thỏm. Vừa làm vừa “ngóng” Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, năm 2023,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Bài đọc nhiều

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Mới nhất

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng...

Mới nhất