Trang chủProductTinh hoa trà hoàng mai Huế

Tinh hoa trà hoàng mai Huế

Ở đó không có muộn phiền hay dáng vẻ gấp gáp, từng chén trà được rót mang theo nét nguyên sơ, mộc mạc của hương vị đất trời. Mùi thơm của trà sẽ bay phảng phất trong sự khiêm nhường của người pha trà. Thông qua vị hoa và hương trà, vợ chồng nghệ nhân Trần Thị Thanh Nhị đang kể những câu chuyện của vùng đất, đưa con người đến với miền an nhiên bất tận.

Trà Nhị Độ Mai ngát hương. Ảnh: NVCC
Trà Nhị Độ Mai ngát hương. Ảnh: NVCC

Rung cảm với hương trà

Một chút lạnh chớm đông đưa Huế vào tĩnh lặng. Dưới ánh nắng đầu ngày, “chiếc áo” u hoài được khoác lên những hàng cây cổ thụ. Nằm bên trong kinh thành Huế, con hẻm nhỏ dẫn vào không gian Hiên trà Nhị Độ Mai, phường Thuận Hòa, TP Huế hiện lên nét bình dị, thanh tao.

Hiên trà Nhị Độ Mai là không gian giao lưu, bảo tồn nghề làm trà hoa truyền thống của người Việt. Theo đó, tên gọi Nhị Độ Mai nghĩa là hoa mai nở lại lần thứ hai. Đây được xem là một điềm lành, sự may mắn dành cho những người có phẩm chất “Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa”. Hiện nay, Nhị Độ Mai chuyên về dòng trà Shan Tuyết đại cổ thụ hoang dã và dòng trà luyện hương, nổi bật với trà hoa mộc, trà hoa sen và trà hoa Hoàng mai xứ Huế.

Khói trà, hương trà như một sợi dây kết nối hiện tại với quá khứ. Nghệ nhân Thanh Nhị luôn nhớ về khu vườn của ngoại với nhiều kỷ niệm. “Đó là kỷ niệm được thưởng trà ngắm hoa quỳnh nở, những cuộc trà hoa cau trong khu vườn trăng, những chén trà hoa mai trong buổi sớm mùa xuân… và cả nụ cười móm mém của ngoại sau chòm râu bạc trắng phau phau. Vậy nên, chén trà này không đơn thuần là một thức uống mà còn là phương tiện để nuôi dưỡng Chân, Thiện, Mỹ; gắn kết tình yêu với gia đình, quê hương xứ sở”, nghệ nhân Thanh Nhị bày tỏ.

Xứ Huế vốn nổi tiếng với hoa hoàng mai mang sắc vàng rực. Với mùi hương thanh khiết, dịu nhẹ, hoàng mai là biểu tượng của mùa xuân. Nhẹ nâng chén trà trên tay, dường như phong vị mùa xuân xứ Huế đã được gói gọn một cách đầy tinh tế. Tên trà đã thể hiện rõ nét về nguyên liệu tạo nên sản phẩm, chính là việc sử dụng hoa hoàng mai – một tài nguyên bản địa quý giá của Huế. Ngoài ra, sự thú vị còn ở chỗ chữ “hoàng mai” không chỉ là mầu vàng đặc trưng mà còn thường được liên tưởng đến vương quyền, hoàng gia, vua. Khi kết hợp hoàng mai với trà Shan Tuyết đại cổ thụ tạo nên một sản phẩm quý giá. Tất cả dựa trên tinh thần Huế là nơi hội tụ tinh hoa và thăng hoa những giá trị.

Dưới góc nhìn của một nghệ nhân trà, chị Thanh Nhị hướng đến tính chi tiết, chuẩn xác trong mọi công đoạn. Để tạo nên hương trà hoàng mai Huế cần trải qua nhiều bước. Từ khâu chọn nguyên liệu, thu hái, vào hương hoa cho trà, ủ hương, thông hương đến tách nguyên liệu, sấy, ủ, kiểm tra… đều được thực hiện một cách công phu, cầu kỳ. Mỗi bước sẽ có vai trò quan trọng riêng. Bởi vậy, nếu không cẩn thận một khâu thì không thể tạo nên sản phẩm trà hoàn hảo.

Anh Trương Minh Hiếu (chồng nghệ nhân Thanh Nhị) là người trực tiếp chế biến trà. Trải qua những năm tháng “luyện tâm” cùng trà, anh Hiếu nhận ra rằng, đời trà chính là hiện thân của đức tính khiêm nhường. Khi thưởng trà Hoàn Khiết (ủ trà với hương bưởi), một chút đắng nhẹ ở đầu lưỡi, vị ngọt hậu lại trong cổ, hay đơn giản là cảm giác tê nhẹ từ tinh chất của hoa bưởi thanh trà (một giống bưởi cổ được trồng ở vùng Thủy Biều) lần lượt xuất hiện. Dĩ nhiên, những cảm giác đó chỉ xuất hiện khi tâm của người thưởng trà thật sự tĩnh lặng. “Con người, nhất là nghệ nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này. Sản phẩm trà hoàng mai là tâm huyết nghiên cứu của bốn thế hệ trong gia đình chúng tôi. Từ tình yêu với trà, với hoàng mai và văn hóa Huế, gia đình chúng tôi đã không ngừng hoàn thiện sản phẩm để góp phần kiến tạo tinh hoa cho kinh đô ẩm thực của Việt Nam”, anh Hiếu chia sẻ.

Đời trà, đời ta

Tương truyền, Cao Bá Quát đã từng nói: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” có nghĩa là ông đã chọn cho riêng mình một lẽ sống trọng nghĩa khinh tài, một lý tưởng thiêng liêng cao cả, suốt đời dốc lòng hiến dâng cho cái đẹp, cho điều thiện. Trong ý nghĩa biểu tượng văn hóa thì hoa mai tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, kiên cường, không khuất phục trước khó khăn; thể hiện đức tính tốt đẹp, phẩm chất cao thượng, tính cách thẳng thắn, cao khiết của người quân tử.

 

Trong không gian Hiên trà Nhị Độ Mai, vợ chồng nghệ nhân Thanh Nhị duy trì việc kể chuyện cuộc đời của trà bằng cách trong khi làm trà, pha trà và thưởng trà đều giữ trạng thái tập trung, chánh niệm. Nhiều khi, mọi thứ trở nên im lặng để cho trà tự lên tiếng kể câu chuyện của chính nó. Đến nay, điều đó không ngừng được hoàn thiện hơn. Bài học quan trọng mà chị Nhị rút ra là không chỉ thừa hưởng di sản cha ông để lại mà phải thúc đẩy phát triển phù hợp với bối cảnh đương đại.

Giữa đất cố đô, Nhị Độ Mai tập trung giữ lại những mảnh ghép như sự công phu, tỉ mẩn đậm chất cung đình Huế trong mỗi chén trà. Trước tiên, cách chọn nguyên liệu và chế tác phải theo công thức cung đình xưa. Thí dụ, để làm trà sen thì buổi chiều, người làm trà chèo thuyền ra giữa hồ chọn những bông hoa hàm tiếu và cho trà vào. Sáng sớm hôm sau sẽ trở lại hồ thu hoạch. Thứ hai là cách lựa chọn, kết hợp các nguyên liệu và chọn thời điểm thưởng trà thuận âm dương nhằm tăng cường sức khỏe. Vào mùa mưa lạnh, nếu thưởng hồng trà hoa cúc, hoa mộc sẽ làm ấm cơ thể. Ngược lại, khi trời nóng thì uống trà sen, trà nhài làm mát cơ thể. Điều quan trọng thứ ba là cách pha trà, dâng trà, thưởng trà cần thực hiện đầy tinh tế. Dĩ nhiên, không gian uống trà cũng đậm mầu sắc cung đình nhằm tôn vinh giá trị vốn có của thức uống này.

Quay lại vài thập kỷ trước, chị Nhị vẫn nhớ những buổi sáng sớm, bóng dáng ngoại chậm rãi ra vườn chọn những bông hoa mai vừa hé nở. Người để hoa ngay ngắn, cẩn thận trên những chiếc đĩa sứ trắng nhỏ mỏng manh. Sau đó, từng chiếc chén được tráng nóng rồi úp lên chiếc đĩa sứ sao cho bông hoa được lọt gọn vào bên trong. Bọn trẻ trong nhà hồi hộp, hiếu kỳ chờ đợi hương của bông hoa xông thơm cho chiếc chén. Bởi khi đó thì chúng sẽ được rót trà. Mãi sau này, lớp thế hệ chị Nhị mới nhận ra chính mình cũng đang được xông một thứ hương kỳ diệu nào đó vào tâm hồn từ lúc còn tấm bé.

Như vậy, vốn sống từ thế hệ trước đã được tiếp truyền. Trong gia đình nghệ nhân Thanh Nhị, những đứa trẻ từ thuở nhỏ đã được người lớn cho cùng thưởng hoa, thưởng trà, ngắm trăng, cắm hoa, làm bánh. Lớn hơn chút nữa thì học pha trà, làm trà… “Tất cả những điều đó đã rèn cho chúng tôi thói quen tập quan sát, cảm nhận sự vật, nuôi dưỡng lòng kiên trì, nhẫn nại, hướng đến tình yêu với cái đẹp, cảm xúc đối với thiên nhiên, gia đình và rộng hơn là văn hóa dân tộc. Hơn hết, đó là hành trang để chúng tôi lớn lên, sống một cuộc đời bình dị mà đầy ý nghĩa”, chị Nhị bộc bạch.

Hiên trà Nhị Độ Mai thường tổ chức gặp mặt các bạn trà nương, bạn bè, trà khách. Việc truyền nghề làm trà hoa diễn ra thuận lợi khi mọi người cùng tham gia nhiều khâu từ đi thu hái nguyên liệu, vào hương, sao trà và cả lọc nguyên liệu. Thông qua những buổi giao lưu, người yêu trà dễ dàng tự thực hành làm một số loại trà ngay tại nhà.

Mới đây, dự án “Nghiên cứu, sáng tạo trà hoàng mai Huế – Góp phần kiến tạo tinh hoa trà cho Kinh đô ẩm thực Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Thị Thanh Nhị và Trương Minh Hiếu đã đoạt giải nhất tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Cuộc thi kết thúc cũng là lúc Nhị Độ Mai có thêm nhiều người thầy, bạn bè, khách hàng và cơ hội mới. Uống một ngụm trà truyền thống thường có cảm giác “tiền chát, hậu ngọt”. Điều đó gợi ra sự suy nghiệm về cuộc đời của mỗi người. Hôm nay khởi đầu có thể gặp nhiều khó khăn nhưng ai cũng mong về sau gặt hái nhiều trái ngọt, thành công.

Nghệ nhân trà Trần Thị Thanh Nhị hiện là TS, giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế. Vốn sinh ra và lớn lên tại tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên, chị lại có tình cảm sâu đậm với mảnh đất cố đô. Năm 2019, nghệ nhân Thanh Nhị đã đoạt giải nhất phần thi “Trà và đồ ăn kèm”, giải nhì phần thi “Thử nếm trà” tại Cuộc thi Tea Masters Cup Việt Nam do Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức. Năm 2020, chị là một trong ba nghệ nhân của Việt Nam được chọn để tham gia Cuộc thi Pha chế trà thế giới được tổ chức tại Trung Quốc.

Cùng chủ đề

Hai di sản ở Huế được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Ngày 11/12, ông Trần Hữu Thuỳ Giang - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Song song với quyết định trên, Bộ trưởng...

Cầu vượt cửa biển 2.400 tỷ đồng ở Huế sẽ hợp long trước Tết Nguyên đán 2025

(Dân trí) - Các nhà thầu thi công đang tập trung phương tiện, nhân công đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An (Thừa Thiên Huế) trước Tết Nguyên đán 2025. Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu vượt cửa Thuận An có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng. Công trình dài hơn 7,7km (gồm 2,36km chiều dài cầu qua cửa Thuận An), được khởi công tháng...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Đưa Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc về văn hóa và du lịch

(Tổ Quốc) - Nhấn mạnh thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, đại biểu Nguyễn Hải Anh kỳ vọng địa phương sẽ có...

Đại học Huế có 5 tân phó giáo sư dưới 40 tuổi

Đại học Huế vừa có 21 nhà giáo và 1 giảng viên thỉnh giảng được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, trong đó có 5 tân phó giáo sư dưới 40 tuổi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc, tử vong tại Congo

Liên quan đến dịch bệnh "bí ẩn" tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp...   Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở Goma, Cộng hòa dân...

PVN chuẩn bị đà tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Với kết quả sản xuất kinh doanh 11 tháng cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trọng yếu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch quản trị năm 2024 và chuẩn bị động lực cho mục tiêu tăng trưởng hơn 10% trong năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự chuỗi sự kiện về Dầu khí và điện gió ngoài khơi tạo dư địa mới trong lĩnh vực...

Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 11/12, tại Nhà Quốc hội, sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Phiên họp thứ 40 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.   Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho...

Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện...

Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị tại các điểm cầu toàn quốc, Hôm nay, mặc dù là ngày...

BSR ứng phó tình huống khẩn cấp tràn, đổ dầu tại cảng xuất sản phẩm

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức thực tập phương án ứng phó tình huống khẩn cấp dầu tràn đổ, cháy tại bến cảng xuất sản phẩm. Chương trình thực tập phương án chữa cháy và ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực Cảng xuất sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được tổ chức nhằm tuân thủ các yêu cầu về pháp luật. Đồng thời, nâng cao năng lực, kỹ...

Bài đọc nhiều

Madam Nhung: Hành trình chinh phục thực khách bằng ẩm thực chay tinh tế

Trong nhịp sống hiện đại, khi mà các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận như giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch, ăn chay đã trở thành một xu hướng sống của nhiều người. Madam Nhung là thương hiệu...

Thương hiệu bánh chưng giá bán trăm ngàn vẫn vô cùng đắt hàng

  Mỗi dịp Tết đến xuân về, hương thơm của bánh chưng lại lan tỏa khắp mọi nhà, gợi nhớ về những kỷ niệm ấm áp bên gia đình. Nhưng đâu chỉ là một món ăn truyền thống trên mâm cơm cúng bái tổ tiên hay mâm cơm thường ngày, bánh chưng còn là cả một câu chuyện về tình yêu, sự trân trọng và những giá trị văn hóa. Và với chị Nhung, người sáng lập thương hiệu Madam...

Ẩm thực truyền thống Tết Việt trên ‘nền’ của những cách điệu ‘lành mạnh, khó phai

Vẫn là bánh chưng, vẫn là canh bóng, vẫn là giò xào… hương vị không hề mất đi nét truyền thống, dù trong đó chứa đựng bao nhiêu những “công nghệ hiện đại”. Đó là cách mà Chuyên gia ẩm thực hàng đầu, người nổi tiếng với đóng góp nâng tầm ẩm thực Việt - Madam Nhung chọn trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình.   Bánh chưng là món sao có thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân...

Mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp. Dù vậy, trong quá trình tiếp cận, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn gặp không ít rào cản từ nhân lực cho đến bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành, marketing… Số lượng hàng hóa lên sàn khiêm tốn Hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) được...

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô. Nhiều tiềm năng lợi thế Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực địa phương và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần...

Cùng chuyên mục

Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần tạo hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của địa phương, qua đó nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Một gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại tỉnh Tiền Giang. Công ty TNHH một thành viên Trí Sơn ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho là doanh...

Tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm OCOP chất lượng cao

NDO - Từ ý tưởng tận dụng rơm rạ, hợp tác xã (HTX) nấm Tuấn Hiệp ở Nam Định đã trở thành điểm sáng về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, với doanh thu hằng năm hơn 2 tỷ đồng và 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm nấm sò nâu, nấm sò trắng, mộc nhĩ thái sợi, nấm linh chi, nem nấm, giò nấm. Câu chuyện của họ là nguồn cảm hứng cho nhiều nông dân...

OCOP khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP từ năm 2018. Sau bảy năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ ba sao trở lên. Các sản phẩm OCOP Hòa Bình tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh đã được đông đảo khách hàng trong nước tin dùng và xuất khẩu mạnh sang thị trường quốc tế. Sản...

Mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp. Dù vậy, trong quá trình tiếp cận, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn gặp không ít rào cản từ nhân lực cho đến bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành, marketing… Số lượng hàng hóa lên sàn khiêm tốn Hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) được...

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô. Nhiều tiềm năng lợi thế Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực địa phương và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần...

Mới nhất

5 trường ĐH tranh tài tại Chung kết cuộc thi Sinh viên thông thái 2024

Ngày 25/11, chung kết cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024 - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Cuộc thi do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp cùng Vụ Pháp chế - Bộ Công thương tổ chức, nhằm...

Chân sưng phồng, H’Hen Niê nén cơn đau diễn catwalk tự tin

Tối 11/12, H'hen Niê diễn vị trí vedette trong show thời trang "Chapter 36 - Everlasting" của nhà thiết kế (NTK) Linh San. NTK Linh San từ lâu đã khẳng định vị thế trong làng thời trang Việt khi đồng hành và tạo nên những dấu ấn khó quên cùng các nàng hậu tại nhiều sàn diễn, sự kiện danh...

Hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND...

Kết quả dự đoán AFF Cup 2024 trúng quà VTC News: Singapore vs Campuchia

Lượt trận thứ 2 bảng A, AFF Cup 2024 diễn ra chiều 11/12, Singapore đã đánh bại Campuchia với tỷ số 2 -1. Kết quả giúp đội bóng xứ vạn đảo tạm vươn lên vị trí nhì bảng A với 3 điểm, bằng điểm số Thái Lan nhưng đã thi đấu nhiều hơn 1 trận. Bàn thắng đầu tiên...

Mới nhất