Trang chủNewsThế giớiTình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM



Mới đây, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ra khu vực vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.

Vụ phóng ICBM ngày 18/12 của Triều Tiên nhắn gửi nhiều thông điệp. (Nguồn: KCNA)
Vụ phóng ICBM ngày 18/12 của Triều Tiên nhắn gửi nhiều thông điệp. (Nguồn: KCNA)

Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), ngày 18/12, cho biết, tên lửa của Triều Tiên được phóng theo góc cao, đã bay được khoảng 1.000 km ở độ cao tối đa 6.000 km. Theo NHK (Nhật Bản), tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống vùng biển bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này và không gây thiệt hại.

Theo Yonhap, ICBM này có khả năng bay hơn 15.000 km nếu phóng ở góc thông thường (tức từ 30 độ-45 độ). Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, về lý thuyết tên lửa này của Triều Tiên có khả năng tấn công trực tiếp Washington.

Trong cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố “cần phải đáp trả mạnh mẽ và ngay lập tức trước bất kỳ hành động nào của Triều Tiên nhằm vào lãnh thổ và người dân chúng ta”. Ông nhấn mạnh cần hợp tác với cộng đồng quốc tế để chỉ trích và ngăn chặn các hoạt động hạt nhân, đồng thời tăng cường tham vấn hạt nhân với Mỹ cũng như tăng cường khả năng răn đe hạt nhân với Bình Nhưỡng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích vụ phóng ICBM nêu trên “là một vi phạm mới với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an”. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio “cực lực chỉ trích” vụ phóng của Triều Tiên.

Như vậy, đây là vụ phóng ICBM thứ năm của Triều Tiên trong năm nay. Đáng chú ý, trước đó một ngày, Bình Nhưỡng đã thực hiện một vụ phóng tên lửa tầm ngắn khác ra Hoàng Hải. Qua đó, 2023 đánh dấu số vụ phóng ICBM của Triều Tiên nhiều nhất trong một năm. Vậy đâu là thông điệp đằng sau vụ phóng tên lửa này?

Đầu tiên, vụ phóng khẳng định bước tiến trong quá trình phát triển công nghệ tên lửa của mình. Chuyên gia về Triều Tiên, Giáo sư Park Won Gon của Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc) cho biết, tên lửa này có thể là “Hwasong-18” (sử dụng nhiên liệu rắn). Có nhiều khả năng nước này tiếp tục tìm cách cải tiến Hwasong-18, đặc biệt về công nghệ “để tên lửa trở lại bầu khí quyển an toàn”.

Thứ hai, đây là lời cảnh báo của Triều Tiên tới Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo đó, lần phóng này của Triều Tiên được cho là để phản đối quyết định tổ chức cuộc họp Nhóm Tư vấn hạt nhân (NCG) do Mỹ và Hàn Quốc tổ chức tuần trước, cũng như các hành động để đối phó với chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Ngày 17/12 còn là ngày kỷ niệm 12 năm ngày mất của cố lãnh đạo Tiên Kim Jong Il (cha đẻ của Chủ tịch Kim Jong-un). Do đó, vụ phóng ICBM có thể nhằm thể hiện năng lực quốc phòng và củng cố tinh thần đoàn kết của người dân.

Cuối cùng, đây là cách Bình Nhưỡng nhấn mạnh quan hệ với Bắc Kinh, trong bối cảnh một số nước kêu gọi Trung Quốc tác động tới Triều Tiên. Vụ phóng diễn ra trong lúc Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Myong Ho đang thăm Trung Quốc. Ông là quan chức cấp cao đầu tiên và cao cấp nhất của Bình Nhưỡng tới Bắc Kinh sau khi hai nước nối lại hoạt động trao đổi đoàn gần đây.

Phát biểu với Ngoại trưởng Vương Nghị, ông nêu rõ Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Bắc Kinh để “bảo vệ lợi ích chung”.

Đáp lại, ông Vương Nghị khẳng định: “Trong bối cảnh có nhiều biến động dữ dội trên trường quốc tế, Trung Quốc và Triều Tiên tiếp tục duy trì đoàn kết và hậu thuẫn nhau mạnh mẽ”. Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sẽ luôn “ủng hộ và tin tưởng lẫn nhau” trước “tình hình quốc tế hỗn loạn”. Đồng thời, ông nêu rõ: “Trung Quốc luôn nhìn nhận mối quan hệ Trung – Triều từ góc độ chiến lược và lâu dài đồng thời sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên để tăng cường liên lạc và phối hợp, tăng cường trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau”.

Do đó, phản ứng của Trung Quốc trước vụ phóng ICBM của Triều Tiên cũng là tương đối thận trọng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định, Bắc Kinh “ghi nhận diễn biến mới”, song nêu rõ “vấn đề bán đảo Triều Tiên là phức tạp và tế nhị”. Theo ông, “các hành động răn đe và áp lực quân sự”, ám chỉ việc đưa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Mỹ, tập trận chung Mỹ – Hàn và tổ chức nhóm NCG, sẽ khiến tình hình thêm trầm trọng. Đây có lẽ là phản ứng và thông điệp mà Triều Tiên hằng mong muốn từ vụ phóng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga.

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước “nở rộ”

Mới đây, mối quan hệ Nga-Triều Tiên đã chính thức tiến thêm một bước mới, trong bối cảnh tình chính trị và an ninh quốc tế có những biến động lớn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11. ...

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ. ...

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.

Mới nhất

Acecook Việt Nam “trao hạnh phúc” với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên

Năm 2024 đánh dấu chương trình học bổng Acecook Happy Scholarship lần thứ 9 - với quy mô...

Bình Phước phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo”

Kinhtedothi - Sáng 14/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức chương trình phát động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và tuyên dương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong hoạt động an sinh xã hội, công tác thiện nguyện giai đoạn 2022-2024. Đây là hoạt động hưởng ứng chương trình "Mái ấm cho đồng bào...

MobiFone được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024” với 5 thương hiệu sản phẩm xuất sắc

(Dân trí) - MobiFone vừa được vinh danh tại lễ công bố sản phẩm đạt "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam" lần thứ 9 với 5 thương hiệu sản phẩm nổi bật bao gồm: dịch vụ viễn thông, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone. Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), lễ công bố...

15 bệnh viện điều chỉnh giá khám, chữa bệnh đã được Bộ y tế phê duyệt

Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh tại 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Theo đánh giá của Bộ Y tế, khi điều chỉnh giá khám bệnh,...

Thế giới có hơn 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, nhiều người không được điều trị

NDO - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, trên thế giới có 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, gần gấp đôi so với ước tính trước đây, trong đó hơn một nửa số người trên 30 tuổi mắc bệnh này không được điều trị. Nghiên cứu...

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế