Tàu chiến Mỹ tuần tra gần Hoàng Sa
Thứ Hai, 12/7/2021| 17:14Tàu chiến hải quân Mỹ đã thực hiện chuyến tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa trong ngày kỷ niệm 5 năm ngày Tòa Trọng tài ở The Hague ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tàu khu trục USS Benfold di chuyển tại Biển Đông ngày 12.7
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ra tuyên bố bằng văn bản đánh dấu 5 năm ngày Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ra phán quyết về Biển Đông, trong đó bác bỏ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với vùng biển này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra bình luận trên trong một tuyên bố bằng văn bản đánh dấu 5 năm ngày Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ra phán quyết về Biển Đông, trong đó bác bỏ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với vùng biển này.
Khi ám chỉ việc Chính quyền Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các tài nguyên biển ở hầu hết Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ: "Mỹ một lần nữa xác nhận chính sách ngày 13/7/2020 liên quan tới những tuyên bố chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Chúng tôi cũng tái khẳng định, một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng Philippines, tàu thuyền hay máy bay trên Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Mỹ theo Điều 5 của Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines 1951".
Môt phần của Điều 5 trong Hiệp ước chỉ rõ, "mỗi bên thừa nhận rằng, một cuộc tấn công vũ trang ở khu vực Thái Bình Dương này nhằm vào các bên sẽ đe dọa tới hòa bình và ổn định, đồng thời tuyên bố sẽ hành động đối phó với các mối nguy hiểm chung phù hợp với trình tự hiến pháp".
Trong tuyên bố ngày 13/7/2020, Mỹ coi gần như toàn bộ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài những vùng biển của nước này được quốc tế công nhận, đều là bất hợp pháp.
Trong tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với cái gọi là "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra năm 2009; bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư chính của Việt Nam.
Mỹ cũng không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Tuyên bố của Mỹ nêu rõ: "Tại Biển Đông, chúng tôi nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định, đảm bảo sự tự do của các vùng biển theo hướng phù hợp với luật pháp quốc tế; duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi âm mưu sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và kiên định với các đối tác và đồng minh của Mỹ, những người lâu nay ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp"./.
(Q.Đ tổng hợp)
5 năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc ngày càng táo tợn ở Biển Đông
5 năm sau phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, ngư dân Philippines Randy Megu...
Việt Nam phản đối Trung Quốc khảo sát quần đảo Hoàng Sa
Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về...
Trung Quốc sắp điều tàu nghiên cứu lớn nhất tới Hoàng Sa
Đại học Trung Sơn dự định triển khai tàu nghiên cứu cùng tên tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để khảo sát khí tượng vào tháng 10.
Ra mắt nhóm Bạn bè của UNCLOS được thành lập theo sáng kiến của Việt Nam và Đức
Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, với sự tham gia của gần 100 nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) vừa được thành lập theo...
Nga, Mỹ với các vấn đề Biển Đông
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên và Biển Đông được xem là tượng trưng cho sự cạnh tranh ảnh hưởng rộng lớn hơn giữa...