Trang chủNewsThế giớiTin thế giới 30/8: Ukraine bắn nhầm F-16, Thái Lan sắp có...

Tin thế giới 30/8: Ukraine bắn nhầm F-16, Thái Lan sắp có Nội các mới, Triều Tiên hủy đăng ký 13 tàu ngầm, Ấn

Ứng viên Tổng thống Mỹ tái khẳng định lập trường ủng hộ Israel, Trung Quốc thông qua dự thảo quy định về an ninh dữ liệu, Tổng thống Nga chuẩn bị thăm Mông Cổ, bà Harris dẫn điểm sít sao trước ông Trump…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 30/8: Ukraine bắn nhầm tiêm kích F-16 của chính mình, Thái Lan sắp có Nội các mới, Triều Tiên hủy đăng ký 13 tàu ngầm, Ấn Độ, Trung Quốc
Một chiến đấu cơ F-16 được cho là bị chính lực lượng Ukraine bắn rơi do nhầm lẫn. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc thông qua dự thảo quy định về an ninh dữ liệu: Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 30/8 cho biết Nội các Trung Quốc đã thông qua dự thảo quy định về bảo vệ an ninh dữ liệu.

Tại cuộc họp ngày 30/8, Nội các Trung Quốc nhấn mạnh cần phải phân loại và sắp xếp bảo vệ dữ liệu mạng, làm rõ giới hạn về an ninh, đảm bảo dữ liệu được lưu thông có trật tự và tự do.

Cuộc họp cũng thảo luận và thông qua “về nguyên tắc” dự thảo sửa đổi luật hàng hải của nước này. (Reuters)

*Thái Lan sắp có Nội các mới: Truyền thông Thái Lan ngày 30/8 cho biết danh sách Nội các mới của Chính phủ liên minh do đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) đứng đầu đã hoàn tất với tổng cộng 36 thành viên, bao gồm cả Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra.

Trong Nội các mới, đảng Pheu Thai chiếm gần 50% với 17 bộ trưởng và cấp phó, trong đó đáng chú ý có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phumtham Wechayachai, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giao thông Suriya Jungrungreangkit, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Pichai Chunhavajira, Bộ trưởng Ngoại giao Maris Sangiampongsa.

Tổng cộng có 12 gương mặt mới trong Nội các mới so với Nội các của Thủ tướng tiền nhiệm Srettha Thavisin. Danh sách Nội các mới sẽ được trình lên Hoàng gia phê chuẩn. Với sự tham gia của đảng Dân chủ trong liên minh cầm quyền, Nội các mới hiện có sự ủng hộ của 322 ghế tại Hạ viện 500 ghế của Thái Lan. (Bangkok Post)

*Tổng thống Tây Ban Nha thăm Trung Quốc: Văn phòng Tổng thống Tây Ban Nha ngày 30/8 cho biết nhà lãnh đạo nước này sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 7-12/9 tới, trong bối cảnh Bắc Kinh và Liên minh châu Âu (EU) đang bế tắc trong cuộc chiến thương mại liên quan đến trợ cấp của Trung Quốc đối với xe điện.

Dự kiến Tổng thống Pedro Sanchez sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức khác trong chuyến đi của mình.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Sanchez diễn ra sau khi Ủy ban châu Âu, cơ quan giám sát chính sách thương mại của khối, tuần trước tuyên bố rằng họ có kế hoạch áp thuế nhập khẩu trong 5 năm lên tới 36% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách mở cuộc điều tra về trợ cấp của EU đối với một số sản phẩm từ sữa gồm pho mát tươi và sữa đông, một số loại sữa và kem nhập khẩu vào Trung Quốc. (AFP)

*Taliban không hợp tác với phái đoàn Liên hợp quốc: Lực lượng cảnh sát bảo vệ đạo đức trong chính quyền Taliban cho biết sẽ không hợp tác với Phái đoàn hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Afghanistan (UNAMA) nữa, đồng thời gọi đây là “phe đối lập”.

Vào cuối ngày 29/8, Bộ Tuyên truyền Đạo đức và Ngăn ngừa tệ nạn trong chính quyền Taliban tuyên bố trên phương tiện truyền thông rằng Bộ này sẽ không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ hoặc có sự hợp tác nào với UNAMA do các hành động tuyên truyền của UNAMA. Bộ này cũng tuyên bố coi phái đoàn của Liên hợp quốc là lực lượng đối lập. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 29/8: Mỹ-Trung duy trì liên lạc quân sự, Ukraine chiếm thêm nhiều khu vực tại Kursk, Toà Mỹ lật lại hồ sơ vụ kiện TikTok

*Hải quân Mỹ sẵn sàng hộ tống tàu Philippines ở Biển Đông: Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của quân đội Mỹ (USINDOPACOM) – ngày 29/8 tuyên bố các lực lượng nước này đã sẵn sàng với “một loạt lựa chọn” để đối phó với những hành động gây hấn ngày càng gia tăng ởBiển Đông nếu có lệnh triển khai chung và sau khi tham vấn với đồng minh Philippines.

Tuy nhiên, ông Paparo từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các lựa chọn dự phòng.

Ông Paparo nhấn mạnh sau khi tham vấn với Manila, quân đội Mỹ sẵn sàng hộ tống các tàu của Philippines ở Biển Đông trong bối cảnh gia tăng các hoạt động thù địch giữa Bắc Kinh và Manila ở vùng biển tranh chấp. (AP)

*Triều Tiên hủy đăng ký 13 tàu ngầm lên Tổ chức Hàng hải quốc tế: Triều Tiên đã bất ngờ rút đăng ký 13 tàu ngầm của nước này lên Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

Theo dữ liệu của Hệ thống thông tin vận tải biển tích hợp toàn cầu (GISIS) của IMO, tính đến sáng 29/8, tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Sinpo-C mang tên “Anh hùng Kim Kun Ok”, tàu “Yongung 24/8” (Anh hùng 24/8) lớp Sinpo và 11 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Shark-2 vốn được đăng ký là tàu của Triều Tiên đã đồng loạt bị gỡ bỏ.

Khi tìm kiếm số nhận dạng tàu IMO được cấp cho các tàu ngầm Triều Tiên trước đó trên GISIS thì chỉ xuất hiện dòng chữ “tàu không tồn tại”.

Theo ước tính, quân đội Triều Tiên hiện nắm trong tay khoảng 70 tàu ngầm các loại. (Yonhap)

*Ấn Độ, Trung Quốc thảo luận tình hình biên giới: Ngày 29/8, Ấn Độ và Trung Quốc đã có một cuộc họp trao đổi quan điểm “thẳng thắn, mang tính xây dựng và hướng tới tương lai” về tình hình dọc theo Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), nhằm “thu hẹp” các khác biệt và tìm ra giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA), cuộc họp lần thứ 31 của Cơ chế làm việc về tham vấn và phối hợp về vấn đề biên giới (WMCC) về các vấn đề biên giới Ấn Độ – Trung Quốc đã diễn ra tại Bắc Kinh. Tại cuộc họp, hai bên đã nhấn mạnh rằng việc “khôi phục hòa bình, ổn định và tôn trọng LAC” là điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ song phương.

Để thực hiện điều này, hai bên đã đồng ý “tăng cường liên lạc thông qua các kênh ngoại giaoquân sự”. Hai bên cũng đã nhất trí duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực biên giới, phù hợp với các thỏa thuận, Nghị định thư cũng như sự hiểu biết song phương hiện có giữa hai nước.

Trước đó, cuộc họp WMCC lần thứ 30 giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã được tổ chức tại New Delhi hôm 31/7. (THX)

Châu Âu

*Ukraine kêu gọi đồng minh EU hỗ trợ hệ thống phòng không: Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết ông đã kêu gọi các nước đồng minh Liên minh châu Âu (EU) cung cấp hệ thống phòng không để triển khai tại các khu vực miền Tây của Ukraine.

Ông Umerov đưa ra lời kêu gọi này trong một cuộc họp không chính thức của bộ trưởng quốc phòng các nước EU ngày 30/8.

Trên trang Telegram, ông Umerov nhấn mạnh việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine là rất quan trọng để bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine thúc giục EU gây sức ép buộc Mỹ và Anh xóa bỏ mọi giới hạn về vũ khí, bí mật họp cùng hàng chục chỉ huy quân sự NATO

*Phòng không Ukraine bắn nhầm tiêm kích F-16 của chính mình: Trang mạng quân sự của Nga ngày 30/8 dẫn nguồn tin cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn rơi tiêm kích F-16 của chính mình do sai sót.

Sự cố xảy ra do phi công đưa máy bay về chế độ khó giám sát, nên bị hệ thống phòng không xác định nhầm là tên lửa hành trình của đối phương.

Theo nguồn tin, vụ việc xảy ra ở khu vực chưa được xác định, song phi công lái chiếc máy bay chiến đấu đã thiệt mạng. Cho đến nay, đây là trường hợp đầu tiên chiến đấu cơ F-16 bị bắn hạ trên lãnh thổ Ukraine. (Reuters)

*Nga cáo buộc phái bộ EU tại Armenia hoạt động tình báo: Trả lời phỏng vấn Sputnik, Đại sứ Nga tại Azerbaijan Mikhail Yevdokimov cáo buộc phái bộ EU tại Armenia đang thu thập thông tin tình báo chống lại Azerbaijan, Iran và Nga.

Ông Yevdokimov chia sẻ: “Washington và các đồng minh sẵn sàng thực hiện bất kỳ bước đi nào, bao gồm cả thủ đoạn kích động xung đột xung quanh Nga. Một ví dụ về sự can thiệp như vậy là phái bộ giám sát hiện tại của EU tại Armenia. Với sự tham gia của một ‘chuyên gia’ từ Canada, phái bộ này về cơ bản đã trở thành một chiến dịch của NATO với những mục tiêu đáng ngờ”.

Đại sứ Nga cũng nhận định, phái bộ EU thực chất là một công cụ trong cuộc chiến tranh lai của phương Tây, và “trên thực tế, nó đang thu thập thông tin tình báo chống lại Azerbaijan, Iran và Nga”. (Sputniknews)

*Tổng thống Nga chuẩn bị thăm Mông Cổ: Ngày 29/8, thông báo của Điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến thăm Mông Cổ, một thành viên của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với nhà lãnh đạo Nga, vào tuần tới.

Thông báo có đoạn: “Theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh, vào ngày 3/9/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức tới Mông Cổ để tham dự các sự kiện nghi lễ dành riêng cho lễ kỷ niệm 85 năm chiến thắng chung của lực lượng Liên Xô và Mông Cổ trước quân phiệt Nhật Bản trên sông Khalkhin Gol”. (TASS)

Trung Đông- châu Phi

*Anh kêu gọi Israel “kiềm chế” và tuân thủ luật pháp quốc tế: Anh ngày 30/8 đã bày tỏ sự “rất” quan ngại về hoạt động quân sự của Israel đang diễn ra ở Bờ Tây bị chiếm đóng, đồng thời kêu gọi Israel “kiềm chế” và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Anh cũng chỉ trích những bình luận được đưa ra trước đó trong tuần này của Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben Gvir, một người ủng hộ việc sáp nhập Bờ Tây.

Ngày 30/8, chiến dịch quân sự quy mô lớn của Israel tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đã bước sang ngày thứ 3, với số người chết tăng lên ít nhất là 19 người. Israel tuyên bố các cuộc đột kích của họ vào các thị trấn và trại tị nạn trên khắp Bờ Tây là các hoạt động “chống khủng bố”. (AFP)

*Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ thành viên IS âm mưu khủng bố tại Istanbul: Đài truyền hình Ahaber ngày 30/8 đưa tin, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ một chiến binh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố ở Istanbul bằng thuốc nổ.

Theo thông tin đài truyền hình cung cấp, tên phiến quân này đã bị bắt ở phía Tây Istanbul, nơi hắn sinh sống. Ngày bắt giữ chính xác không được nêu rõ. Cảnh sát đã theo dõi chặt chẽ khi tên khủng bố này nhập cảnh trái phép vào Thổ Nhĩ Kỳ với ý định thực hiện hành động khủng bố ở Istanbul, đồng thời cho biết thêm rằng tên này đã được đào tạo đặc biệt.

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya cho biết cảnh sát đã bắt giữ 119 nghi phạm là thành viên IS tại 23 tỉnh ở nước này. (Sputniknews)

*Israel hạ sát một chỉ huy cấp cao của Hamas tại Bờ Tây: Quân đội Israel ngày 30/8 cho biết cảnh sát biên giới nước này đã hạ sát một chỉ huy cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas ở Bờ Tây.

Theo tuyên bố của quân đội Israel, Wassem Hazem, được xác định là chỉ huy của Hamas tại thành phố bất ổn Jenin, đã thiệt mạng trong một chiếc xe có chứa vũ khí, đạn dược và một lượng lớn tiền mặt. Hai tay súng khác đã bị thiết bị bay không người lái bắn trúng khi cố gắng trốn thoát khỏi chiếc xe nói trên. (Reuters)

Châu Mỹ – Mỹ Latinh

*Mỹ hạn chế thị thực 14 quan chức Syria: Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 30/8 cho biết Mỹ đang áp đặt hạn chế thị thực đối với 14 quan chức Syria, viện dẫn mối liên hệ của những người này với các vụ bắt cóc cưỡng bức.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay 14 quan chức bị hạn chế này không nằm trong số 21 quan chức Syria mà Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố trừng phạt hồi tháng 3.

Theo Bộ trên, hơn 96.000 nam giới, phụ nữ và trẻ em đã “biến mất” như một cách mà Chính phủ Syria đối phó với những người chỉ trích. (Reuters)

*Phó Tổng thống Mỹ Harris tái khẳng định lập trường ủng hộ Israel: CNN ngày 29/8 dẫn lời ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Kamala Harris nhấn mạnh cần có thỏa thuận ngừng bắn và trả tự do cho các con tin ở Dải Gaza, đồng thời tái khẳng định lập trường ủng hộ của bà dành cho Israel cũng như giữ vững quan điểm cho rằng “quá nhiều người Palestine vô tội đã thiệt mạng”.

Trả lời phỏng vấn CNN, bà Harris bày tỏ: “Israel có quyền tự vệ … và cách họ thực hiện quyền đó là quan trọng. Quá nhiều người Palestine vô tội đã bị giết hại, và chúng ta phải đạt được một thỏa thuận”, tuy nhiên, đương kim Phó Tổng thống Mỹ không đưa ra bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách hiện hành. (Al Jazeera)

*Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris dẫn điểm sít sao trước ông Trump: Khảo sát mới nhất của tờ Wall Street Journal (WSJ) cho thấy cử tri Mỹ về cơ bản có đánh giá tích cực với bà Kamala Harris và ứng cử viên đảng Dân chủ hiện dẫn trước đối thủ Donald Trump về tỷ lệ ủng hộ cử tri ở mức sít sao.

Theo kết quả thăm dò mới nhất của WSJ, trong cuộc đấu tay đôi giữa hai ứng cử viên, bà Harris nhận được sự ủng hộ của 48% cử tri, trong khi tỉ lệ này đối với ông Trump là 47%. Còn trong một cuộc thăm dò khác có sự tham gia của những ứng cử viên độc lập và đảng thứ ba, mức dẫn điểm của bà Harris trước ông Trump được nới rộng hơn, với tỷ lệ ủng hộ 47% so với 45%.

Đây lần đầu tiên ứng cử viên đảng Dân chủ dẫn trước ông Trump trong cuộc đua tay đôi tính từ khi WSJ mở thăm dò dư luận vào tháng 4/2024. Trong kỳ thăm dò tháng 7 của WSJ, ông Trump vẫn dẫn trước bà Harris 2% về tỉ lệ ủng hộ cử tri.

Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy ứng cử viên đảng Cộng hòa đến thời điểm này vẫn chưa thể thành công trong việc chặn đà tiến của bà Harris. WSJ lưu ý biên độ sai số của cuộc khảo sát là cộng hoặc trừ 2,5%. (WSJ)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-308-ukraine-ban-nham-f-16-thai-lan-sap-co-noi-cac-moi-trieu-tien-huy-dang-ky-13-tau-ngam-an-trung-ban-chuyen-bien-gioi-284479.html

Cùng chủ đề

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm muộn 3/12, bất chấp việc nhà lãnh đạo không hợp tác.

Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đưa ra nhận định về tương lai của Hiệp ước an ninh 3 bên giữa nước này với Anh và Australia (AUKUS) trong nhiệm kỳ ông Donald Trump lãnh đạo, bắt đầu từ 20/1/2025.

Malaysia ‘bật đèn xanh’ cho kế hoạch tìm kiếm máy bay MH370

Reuters ngày 20.12 đưa tin giới chức Malaysia đã đồng ý về nguyên tắc để khởi động lại kế hoạch tìm kiếm xác máy bay MH370. ...

Mới nhất

Một công ty bất động sản hai năm ‘tê liệt’ vì hết tiền

Ông Bùi Văn Phú - chủ tịch hội đồng quản trị PVR Hà Nội - cho biết “công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động”. ...

Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm

Phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, phương pháp điều trị hiện đại giúp bệnh nhân không phải hóa xạ trị. Phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, phương pháp điều trị hiện đại giúp bệnh nhân không phải hóa xạ trị. Ung thư phổi...

Vì sao con người không bị đè bẹp bởi áp suất không khí dù bầu khí quyển nặng tới 5,1 tỷ tỷ kg?

Dù không khí nhẹ hơn cơ thể chúng ta, tổng khối lượng bầu khí quyển vẫn vô cùng lớn, lên tới 5,1 tỷ tỷ kg (11,24 tỷ tỷ pound). ...

Đảm bảo an ninh hàng không dịp Tết Ất Tỵ 2025

(ĐCSVN) – Ngày 20/12, Cục Hàng không Việt Nam ra Quyết định áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trên toàn quốc trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025. ...

Australia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng, trong nhiệm kỳ vừa qua của Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski, quan hệ hai nước đã có những bước tiến vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, từ quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng và an ninh, kinh tế - thương mại...

Mới nhất