Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Năm học 2024-2025, chúng ta sẽ chính thức hoàn thiện chương trình GDPT 2018 với tất cả các khối lớp. Công văn 3935 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa làm đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn là một tín hiệu hứa hẹn nhiều đổi mới trước thềm năm học.

Trở ngược thời gian, không phải ngẫu nhiên mà trước đây, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh đối với môn Ngữ văn trong nhà trường, chúng ta thường sử dụng ngữ liệu có trong sách giáo khoa (SGK).

Với phương thức này, chúng ta có thể đánh giá được khối lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi mà mỗi học sinh cần nắm vững trong quá trình học tập.

Sự thay đổi tất yếu

Cách thức này cũng giúp duy trì sự công bằng cho tất cả học sinh. Vì thực tế khả năng tiếp cận nguồn tài liệu học tập của mỗi thí sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau như vùng miền sinh sống, điều kiện kinh tế, nguồn lực giáo viên và nhà trường… chứ không chỉ dựa vào yếu tố chủ quan là năng lực học tập của học sinh đó.

Và đặc biệt, việc sử dụng đề thi Ngữ văn với ngữ liệu có trong SGK cũng phần nào giảm áp lực căng thẳng cho học sinh, và cả giáo viên – điều vốn dĩ là luôn là mối quan tâm của một quốc gia còn nặng dấu ấn Nho giáo, trọng bằng cấp như nước ta.

Tuy vậy, dần theo thời gian, cách thức ra đề có sử dụng ngữ liệu trong SGK Ngữ văn cũng bộc lộ những hạn chế không thể tránh khỏi.

Ngữ điệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới
Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. (Nguồn: VGP)

Mặc dù cách thức này giúp đánh giá được trình độ cơ bản của học sinh nhưng lại không phản ánh đầy đủ, tròn vẹn năng lực này, nhất là đối với những trường hợp học sinh có khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ở mức độ cao hơn. Từ đây dẫn đến việc giới hạn khả năng tư duy phản biện, tính sáng tạo của người học.

Học sinh chỉ học thuộc lòng, học vẹt các dạng câu, dạng đề, dạng phân tích, chỉ “tái hiện” cách cảm, cách nghĩ của giáo viên mà không có cơ hội “nói lên tiếng nói khác”, tiếng nói của chính mình về các tác phẩm văn học, nhân vật văn học.

Những hạn chế này của cách thức ra đề, lâu dần, dẫn đến thực trạng việc dạy và học văn đi theo lối mòn, phần nhiều sa đà vào áp lực học để thi, đoán tủ học tủ. Khả năng cảm thụ văn chương của từng cá nhân người học không thể phát huy. Cả thầy và trò rơi vào cái bẫy dạy vẹt, học vẹt.

Thế nên, việc triển khai cách thức ra đề không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa là một hướng đi tất yếu. Xã hội phát triển, học sinh có nhiều điều kiện tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng, đồng đều ở các địa phương cũng là cơ sở thuận lợi để chúng ta thay đổi.

Chúng ta cũng đã có lộ trình cho việc thay đổi này, ngay từ khi tiến hành thay SGK chương trình GDPT 2018 theo từng năm học.

Và năm học 2024-2025 này, với việc áp dụng sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9, lớp 12, chúng ta chính thức hoàn thiện chương trình 2018 với tất cả các khối lớp.

Để cách ra đề mới phát huy hiệu quả

Kiểm tra, đánh giá là một trong những thao tác quan trọng của hoạt động dạy và học, đòi hỏi nhiều công sức, cần được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng.

Chúng ta cần kiểm tra một cách toàn diện, chính xác tối đa năng lực học tập của học sinh, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo cũng như tư duy phản biện của các em.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK không trở thành áp lực đối với cả người dạy lẫn người học, thiết nghĩ, chúng ta cần cân nhắc một số lưu ý.

Đề thi thay đổi, thì trước đó, cách dạy cần phải thay đổi tương ứng. Giáo viên cần tăng cường việc khuyến khích học sinh đọc và phân tích các văn bản ngoài chương trình thông qua các hoạt động như xây dựng câu lạc bộ yêu sách, các buổi đọc sách, các buổi trò chuyện tin tức thời sự…

Không chỉ dừng lại ở việc đọc, chúng ta cũng cần tạo điều kiện để học sinh thảo luận, trình bày, chia sẻ quan điểm của cá nhân về các văn bản ngoài sách giáo khoa. Viết nhật ký đọc, hội thảo tọa đàm, dự án nghiên cứu,… là những cách thức chúng ta có thể triển khai để hướng dẫn người học nâng cao kỹ năng cảm thụ, phân tích và trình bày.

Với cách dạy như trên, người dạy trao lại quyền năng khai mở văn bản cho người học; chỉ đưa cho người học “chìa khóa”, chứ không “mở cửa” sẵn thay cho người học; chỉ đưa phương pháp, chứ không đưa đáp án.

Mỗi phương thức ra đề đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Nên chăng, chúng ta có thể kết hợp hài hòa cả hai.

Tức là đề kiểm tra có thể bao gồm các câu hỏi dựa trên ngữ liệu của SGK và ngoài SGK. Điều này đảm bảo công bằng và an toàn cho sức học, lực học của học sinh; đồng thời giúp đề kiểm tra có tính phân hóa.

Đề thi cũng cần hướng đến các kỹ năng phân tích, tổng hợp và ứng dụng kiến thức thông qua các câu hỏi mở. Chẳng han như yêu cầu liên hệ với các chủ đề đã học, hoặc áp dụng các lý thuyết văn học vào văn bản mới.

Các cấp quản lý chuyên môn cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, quy định rõ ràng các tiêu chí lựa chọn ngữ liệu ngoài SGK để đưa vào đề kiểm tra.

Cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn, trung hạn về các kỹ thuật, phương pháp mới trong việc ra đề thi sao cho sáng tạo.

Thực tế hiện nay, vì áp lực sợ sai, sợ trách nhiệm, các cấp chuyên môn mạng lưới thường chỉ nêu các yêu cầu chung chung về việc chọn ngữ liệu, dẫn đến việc giáo viên ra đề kiểm tra lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thường sẽ chọn các hướng ra đề an toàn, không mạnh dạn sáng tạo.

Bên cạnh việc sau mỗi kỳ kiểm tra, đánh giá, các đề thi cần được thảo luận để chỉ ra những hạn chế (nếu có) thì chúng ta cũng cần tổ chức các diễn đàn để giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm ra đề.

Đây là nguồn ý tưởng vô cùng quan trọng cần được tận dụng tối đa. Các diễn đàn này cũng là dịp để ghi nhận các phản hồi, đóng góp từ góc nhìn của giáo viên, giúp cải thiện công tác ra đề, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. Chỉ khi và chỉ khi không đặt nặng vấn đề điểm số, cả người dạy và người học mới có động cơ trong sáng hoàn thành tốt việc dạy và học văn, tránh xảy ra tình trạng nghĩ ra các hình thức đối phó mới với hình thức ra đề mới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngu-lieu-ra-de-ngoai-sach-giao-khoa-tin-hieu-hua-hen-cho-nam-hoc-moi-282653.html

Cùng chủ đề

Năm học mới 2024 – 2025: Nhiều thay đổi về thi và đánh giá

Từ năm học 2024-2025, các kỳ thi và cách đánh giá kết quả học tập sẽ có những thay đổi so với năm học trước như tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp phổ thông và việc sử...

Gần 208 nghìn học sinh, sinh viên vui mừng đón chào

Do bị ảnh hưởng bão số 3, một số xã ở vùng cao, biên giới trong tỉnh Điện Biên có mưa lúc đầu giờ sáng, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các thầy, cô và chính quyền địa phương, lễ khai giảng chào mừng năm học mới tại các trường trong tỉnh Điện Biên vẫn được tổ chức trang trọng, ấm áp. Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Hàn Quốc báo động đỏ giáo viên bỏ việc

Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc vừa công bố báo cáo cho biết trong 5 năm qua, số lượng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nghỉ việc trước khi nghỉ hưu chính thức đã tăng lên tổng cộng là 32.704 người. Số lượng đơn từ nhiệm tăng từ 5.937 vào năm 2019...

Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão số 3

TPO - Học sinh toàn thành phố Hải Phòng tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.  Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Trung Quốc chuẩn bị đến Nga, Bắc Kinh tuyên bố hai nước sắp tập trận chung

Ngày 9/9, Trung Quốc thông báo Ngoại trưởng nước này Vương Nghị sẽ thăm Nga trong tuần này. Hai bên sẽ tổ chức tập trận chung trong tháng 9.

Thành công đẩy lùi những “lời tiên tri khủng khiếp”, “cơn bão kép” vẫn đang chờ kinh tế EU

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế.

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo.

Giá cà phê lao dốc từ đỉnh cao chưa từng thấy, kỳ vọng giảm trong năm 2025?

Dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2023/2024 ở mức thấp hơn 5,83% so với năm trước với tổng cộng 178 triệu bao, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Phục hồi sau một tuần “đỏ lửa”; trong nước dự báo tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay 9/9, giá xăng dầu bắt đầu tuần giao dịch mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng xấp xỉ 60 cent.

Bài đọc nhiều

Kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Theo lộ trình, sau 5 năm, chương trình mới sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Chương trình được kỳ vọng sẽ phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Học sinh đi học hay nghỉ?

Nhiều trường học bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi)Thông tin với PV báo Dân Việt vào sáng 8/9, ông Nguyễn Như Tùng, Phó Trưởng Phòng GDĐT quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Trong sáng nay, các trường đã có báo cáo nhanh...

Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu SHB thành hệ sinh thái SHD

Lễ công bố thương hiệu mới – Dấu ấn của sự chuyển mìnhLễ công bố được tổ chức vào lúc 08h00 ngày 13.09.2024 tại Gem Center, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ban ngành, đại diện Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT đến từ nhiều địa phương, cùng các đối tác, tập đoàn đào tạo nghề, doanh nghiệp đến...

Cùng chuyên mục

Bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024

Chiều 9/9, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày Match Day cho các thí sinh đã trải qua kỳ thi tuyển sinh Bác sĩ nội trú khóa 49 năm 2024. Đây là năm thứ 9, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày...

Năm học mới 2024 – 2025: Nhiều thay đổi về thi và đánh giá

Từ năm học 2024-2025, các kỳ thi và cách đánh giá kết quả học tập sẽ có những thay đổi so với năm học trước như tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp phổ thông và việc sử...

1.001 câu hỏi ‘khó đỡ’ của phụ huynh người Việt với giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh

Những năm gần đây, việc giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh. Nhưng do khác biệt văn hóa Đông - Tây nên một số giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh ở Việt Nam gặp không ít rắc rối.Đó là gì?Dưới đây là...

Phát hiện camera quay lén trong phòng tắm của 2 sinh viên nữ

Chiều 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, đơn vị đang điều tra việc nhà tắm của 2 nữ sinh viên ở một trường cao đẳng bị gắn camera. "Bước đầu cơ quan chức năng xác định chiếc camera này đang cắm điện, tuy nhiên việc có lưu trữ được hình ảnh hay không chưa thể kết luận", vị đại diện Công an phường Ea Tam...

Mới nhất

Bảo hiểm Bảo Việt tăng cường phối hợp giám định tổn thất và giải quyết bồi thường do bão Yagi

Tăng cường hỗ trợ và giám định nhanh chóng Trong hai ngày 6 và 7/9/2024, cơn bão Yagi đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với sức gió giật...

Công an Phú Thọ lập 3 điểm nhận thông tin người bị nạn vụ sập cầu Phong Châu

Hiện tại, các lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm người bị nạn. Để công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ thuận lợi, nhanh chóng, Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Phú Thọ) thông báo rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức và nhân dân phối hợp cung cấp thông tin có liên quan...

Chậm nhất 12/9 phải báo cáo về việc tạm ứng, trả bảo hiểm thiệt hại do bão Yagi

Ngày 9/9, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã gửi công văn tới Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm về việc báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do cơn bão số 3 Yagi gây ra. Để kịp thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân...

Self-guided Hue travel tips

For generations, Hue has been synonymous with the dreamy, ancient charm of a royal capital, even though it is now one of Vietnam’s major cities. If you suddenly feel like escaping the hustle and bustle of city life, keep these self-guided Hue travel tips in mind to immerse yourself in the unique pace of this historical city. Photo: baochinhphu.vn When is...

Sau bão số 3, nhiều ca ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện

Đáng chú ý có 2 trường hợp ngộ độc khí CO trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp rất nguy kịch.Thông tin từ người nhà bệnh nhân, 3 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO trong 1 gia đình (trú tại phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), độ tuổi từ 12 tuổi đến 27 tuổi,...

Mới nhất

Self-guided Hue travel tips