Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách nơi “đầu sóng, ngọn gió”

Tín dụng chính sách nơi “đầu sóng, ngọn gió”

Với việc được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy hải sản… cuộc sống của nhiều hộ dân trên đảo Lý Sơn nay đã đổi thay.

“Chìa khóa” mở cửa thoát nghèo

Từ cảng Sa Kỳ ra tới Lý Sơn khoảng 15 hải lý, nếu thời tiết thuận lợi, sóng yên biển lặng chỉ mất khoảng hơn một giờ đồng hồ. Song, hôm chúng tôi ra với đảo vào những ngày cuối năm Quý Mão, Biển động, những con sóng, tung bọt trắng xóa, đẩy con tàu đưa chúng tôi ra đảo lao lên rớt xuống, nghiêng trái, ngã phải, nước biển tràn khắp boong…

Nhiều lần đến với Lý Sơn, nhưng lần nào ra đảo tôi cũng cảm nhận sự thay đổi nơi đây. Trên đường về phòng giao dịch NHCSXH huyện có nhiều băng rôn, khẩu hiệu chào đón xuân mới, càng làm cho không khí xuân Giáp Thìn đến gần và ấm áp nơi đảo xa.

Vốn tín dụng chính sách - “chìa khóa” thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên đảo Lý Sơn
Vốn tín dụng chính sách – “chìa khóa” thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên đảo Lý Sơn

Ông Trần Văn Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Sơn hồ hởi khoe, những năm trước đây, đời sống của người dân trên đảo còn khó khăn lắm. Tuy nhiên, với việc được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy hải sản… cuộc sống của nhiều hộ dân trên đảo nay đã đổi thay.

Men theo con đường nhỏ, ngoằn ngoèo lọt thỏm giữa những làng chài chúng tôi đến thăm gia đình bà Mai Thị Nhiều, thôn Đông An Hải. Tiếp khách dưới gốc cây hoa giấy khổng lồ, đỏ rực trước căn nhà nhỏ xinh xắn, bà Nhiều tâm sự, trước đây cuộc sống của gia đình chật vật lắm, quanh năm thiếu thốn… Tháng 4/2020, bà được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Sơn cho vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo và giải quyết việc làm. Có nguồn vốn lớn, bà đầu tư cải tạo đất trồng hành, tỏi. Nhờ chịu khó làm ăn, cùng với hành tỏi được giá, cuộc sống của gia đình ngày khá lên. Đặc biệt, gia đình có điều kiện cho con ăn học và có công ăn việc làm ổn định tại TP. Hồ Chí Minh. Đầu năm 2023 gia đình đã thoát được hộ cận nghèo, vươn lên hộ khá ở thôn Đông An Hải.

Cùng với đó, hàng trăm ngư dân từng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn để vươn khơi hoặc đầu tư nuôi hải sản đã được tiếp sức từ những đồng vốn tín dụng chính sách. Gia đình ông Trần Hùng, ở thôn Đông An Vĩnh nằm trong số đó. Ông Hùng cho biết, tháng 8/2019, gia đình được vay 50 triệu đồng, từ chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Có vốn, ông dốc hết vào nuôi cá giống (cá bớp), ở ngay vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn. Sau những thành công lẫn thất bại, đến nay gia đình đã có điều kiện kinh tế khá vững chắc. Từ 5 lồng cá, gia đình đã phát triển lên đến 21 lồng. Ông Hùng tâm sự, nếu không có những tiếp sức từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, thì rất khó để gia đình có được điều kiện kinh tế như hôm nay…

Cũng như vậy, thời gian gần đây, với nguồn vốn từ chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của NHCSXH nhiều hộ dân trên đảo Lý Sơn đã đầu tư nuôi trồng hải sản, mở hàng quán, nhà nghỉ, dịch vụ homestay để kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch… Nhờ vậy, cuộc sống của nhiều hộ dân trên đảo đã “phất” lên rõ rệt…

Khơi thông dòng chảy vốn chính sách

Năm 2023, tổng nguồn vốn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Sơn đạt 138 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng, so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm; tổng dư nợ tín dụng chính sách của đơn vị đạt 137 tỷ đồng. Đến nay, có 2.271 hộ còn dư nợ, 980 lao động vay vốn chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Số hộ thoát nghèo bền vững nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 134 hộ… Với vô vàn khó khăn trên đảo thì đây đã là kết quả của rất nhiều nỗ lực đáng ghi nhận.

Cán bộ tín dụng luôn sát cánh cùng người dân
Cán bộ tín dụng luôn sát cánh cùng người dân

Để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn, ngoài trụ sở, phòng giao dịch còn mở các điểm giao dịch lưu động; đồng thời ký hợp đồng ủy thác đối với các tổ chức chính trị, xã hội, và hợp đồng ủy nhiệm với 56 tổ tiết kiệm và vay vốn. Hoạt động của những “cánh tay nối dài” đang rất hiệu quả. Tổ tiết kiệm và vay vốn trên đảo không chỉ tích cực huy động nguồn vốn, tăng tốc chuyển tải vốn an toàn đến từng hộ dân, mà còn làm tốt vai trò quản lý vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn…

Đặc biệt, nhằm giúp người dân nhanh chóng tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện Lý Sơn chủ động khơi thông nguồn vốn, giải ngân kịp thời vốn cấp trên giao và vốn quay vòng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phân công từng cán bộ tín dụng bám địa bàn… Nhờ thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách, tập trung nguồn lực, ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích nên đến nay, cuộc sống của người dân Lý Sơn đã được nâng lên nhiều cả về vật chất và tinh thần. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng trăm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên đảo thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần cùng chính quyền và người dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bảo vệ vững chắc biển, đảo của Tổ quốc… Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đánh giá, trong những năm qua tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để mở động sản xuất, làm ăn phát triển kinh tế gia đình, góp phần ngăn chặn tệ nạn “tín dụng đen” trên đảo…

Chia tay với Lý Sơn trở về đất liền trong ánh bình minh lấp ló đỏ rực một góc biển. Đọng lại trong tôi là những lưu luyến, xen lẫn tự hào về những đổi thay nơi đảo xa. Càng tự hào hơn, trong những đổi thay nơi “đầu sóng ngọn gió” có những đóng góp của ngành Ngân hàng. Những đồng vốn đang ngày đêm thắp sáng niềm tin, nuôi dưỡng cho những ước mơ, khát vọng thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.





Source link

Cùng chủ đề

Cuộc ‘cách mạng’ xóa đói, giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghèo là chính sách quan trọng, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Là quốc gia đầu tiên và duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, những nỗ lực của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận như “một cuộc cách mạng” trong xóa đói, giảm nghèo, làm nên sự đổi thay trải đều và rộng khắp ở cả những...

Nỗ lực giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi xứ Thanh

Những năm qua, công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền quan tâm và thực hiện có hiệu quả bằng những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, vươn...

Bà Rịa – Vùng Tàu: Tập trung nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến triển để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là...

Vốn chính sách gieo sức sống mới vùng trung du Phú Thọ

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được nhiều kết quả tích cực. Khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với từng thôn xóm, bản làng, từng ngày “thay da, đổi...

Bắc Ninh mạnh tay chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ, chính thức không còn hộ nghèo

Trong 2 năm (2023-2024), tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, đặc biệt tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết quy định chính sách trợ giúp xã hội, theo đó chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ để về đích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Bài đọc nhiều

Giữ lò rèn đỏ lửa

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm với nghề nhưng lò rèn nhà ông Cứ Văn Lộng, bản Lọng Háy, xã Mường Phăng vẫn luôn đỏ lửa mấy chục năm qua. Mỗi sáng sớm, ông Lộng và con trai Cứ A Nếnh lại nổi lửa, đổ than, quai búa… để khởi động ngày mới rồi mới đi làm những việc khác trong gia đình.Gọi là lò rèn nhưng cũng khá đơn giản. Chỉ có một hố nhỏ, quây...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

TOP 10 cổ phiếu khuyến nghị có hiệu suất đầu tư vượt trội

Hiệu suất đầu tư gấp 3 lần VN-Index, danh mục BSC 10 có gì đặc biệt?BSC 10 là danh mục 10 cổ phiếu được chọn lọc và khuyến nghị bởi Trung tâm Phân tích Nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV(BSC), đặc biệt phù hợp với nhu cầu đầu tư trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư được hỗ trợ danh mục cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong ngắn hạn, sàng lọc rủi...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cùng chuyên mục

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

một xã được đầu tư hơn 406 tỷ đồng, cán đích NTM nâng cao

Xã Hoàng Diệu nằm ở phía Đông Nam của huyện Chương Mỹ, có 7 thôn, 2.710 hộ với 11.263 người. Sau khi được công nhận xã NMT năm 2015, từ năm 2016 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoàng Diệu luôn kiên trì con đường phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2023 tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 492 tỷ 220 triệu đồng, thu nhập bình...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Tập đoàn ThaiBinh Seed kỷ niệm 15 năm thành lập chi nhánh Bắc Trung Bộ

Sáng 9/11, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed (gọi tắt ThaiBinh Seed) tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Chi nhánh Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa. ...

Mới nhất

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

Mới nhất