Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTìm thấy điểm chung chiến lược, "thân nhau" không ngại rủi ro,...

Tìm thấy điểm chung chiến lược, “thân nhau” không ngại rủi ro, cùng thách thức trật tự của Mỹ


Sự bổ sung cho nhau về kinh tế, bộ máy chính trị có điểm tương đồng, sự gần gũi về địa lý và các mục tiêu chiến lược đã đưa hai nền kinh tế Nga-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn.

Nga-Trung Quốc: Tìm thấy điểm chung chiến lược, 'thân nhau' không ngại rủi ro, cùng thách thức trật tự của Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Nga-Trung Quốc: Tìm thấy điểm chung chiến lược, ‘thân nhau’ không ngại rủi ro, cùng thách thức trật tự của Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Ngày 4/2/2022, trong dịp khai mạc Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố về mối quan hệ đối tác “không giới hạn”, “vượt qua một liên minh”.

Nga xoay trục sang phương Đông

Tuyên bố chung được đưa ra sau đó nêu rõ rằng mối quan hệ song phương bền vững hơn bất kỳ liên minh nào trong Chiến tranh Lạnh và các đối tác có ý định đảo ngược trật tự quốc tế tự do hiện tại do Mỹ lãnh đạo.

Hai mươi ngày sau, Nga phát động một chiến dịch quân sự đặc biệt ở biên giới phía Đông của Ukraine. Sau đó, Trung Quốc đã đình chỉ hoặc trì hoãn một số dự án đầu tư ở Nga. Tuy nhiên, hơn một năm sau, Trung Quốc đã nối lại một số hoạt động đầu tư.

Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là đối tác năng lượng của Nga đã tăng lên đáng kể. Với việc Nga phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây và các công ty dầu mỏ phương Tây ngừng hoạt động, Điện Kremlin đã mở rộng chính sách “xoay trục sang phương Đông”.

Trước đó, Nga tham gia sâu vào thị trường dầu mỏ châu Âu. Nga xuất khẩu 155 tỷ m3 khí đốt/năm sang châu Âu trong thời kỳ trước xung đột. Các đường ống dẫn khí đốt dưới biển mang tên Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) bắt nguồn từ phía Tây nước Nga cung cấp khí đốt cho Đức, từ đó khí đốt được phân phối đến phần còn lại của châu Âu.

Những đường ống này đã bỏ qua Ukraine. Mặc dù điều này mang lại lợi ích cho phần còn lại của châu Âu, nhưng khiến Ukraine mất đi khoản thu lớn – phí quá cảnh trị giá 2 tỷ USD/năm.

Kể từ khi xung đột quân sự bắt đầu, Nga đã cắt nguồn cung cấp từ các đường ống này để ngăn chặn sự hỗ trợ của châu Âu đối với Ukraine. Việc ngừng tiếp cận thị trường châu Âu tạo cơ hội cho Bắc Kinh mở rộng can dự với Nga, đặc biệt là vùng Viễn Đông của Nga.

Nguồn vốn Trung Quốc có điểm đến mới

Phân tích của nhà nghiên cứu Prithvi Gupta trên trang Orfonline.org cho rằng, Trung Quốc và Nga chia sẻ mối quan hệ lâu dài, nhiều mặt và phức tạp. Trong những thập kỷ gần đây, hai nước đã trở nên thân thiết hơn, hình thành quan hệ đối tác chiến lược và thách thức trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo.

Nêu bật các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Nhà nghiên cứu Prithvi Gupta nêu bật sự quan tâm đặc biệt của Bắc Kinh tại Vùng Viễn Đông của Nga với các tác động địa chiến lược và địa kinh tế.

Từ lâu, tỉnh Viễn Đông Khabarovsk Krai của Nga thu hút sự quan tâm của Bắc Kinh. Tỉnh này là một kho dự trữ năng lượng và khoáng sản chưa được khám phá và là một tuyến đường cung cấp năng lượng trên đất liền cho Trung Quốc. Trung Quốc cũng từng có mối liên hệ lịch sử với khu vực này từ thế kỷ XIX.

Lịch sử cho thấy, trong quan hệ với vùng Viễn Đông, Nga luôn ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các nguồn tài nguyên chính của khu vực.

Năm 2014, khi Nga đưa ra Kế hoạch Phát triển Bắc Cực, Moscow không đề cập đến sự tham gia của Trung Quốc hoặc thậm chí ưu tiên các nhu cầu của Trung Quốc trong việc phát triển khu vực.

Tuy nhiên, ngày nay, các động lực song phương đã thay đổi. Với việc Bắc Bán cầu phần lớn xa lánh Nga, Moscow quay sang đối tác Trung Quốc. Nga cũng mở đường cho các dự án phát triển và thăm dò năng lượng do Trung Quốc tài trợ ở các khu vực Amur, Siberia và Bắc Nga. Đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc là một minh chứng.

Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Trung Quốc đồng ý bổ sung thêm hai nhánh nữa cho đường ống này là Sức mạnh Siberia 2 và 3 vận chuyển 28 tỷ m3 và 34 tỷ m3 khí đốt/năm cho Trung Quốc với kế hoạch hoàn thành dự kiến vào năm 2025 và 2029.

Tuy nhiên, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga kể từ cuộc xung đột Ukraine không chỉ tập trung vào năng lượng mà còn bao gồm các lĩnh vực khai thác mỏ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Nga Yury Trutnev tuyên bố hơn 90% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Viễn Đông (khoảng 26 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 1,6 tỷ USD) được tài trợ bởi các công ty nhà nước Trung Quốc.

Thực tế trên cho thấy, đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực, với mức tăng kỷ lục 45% so với cùng kỳ năm ngoái trong khoảng thời gian từ tháng 1-8/2022 (14,3 tỷ USD). Viễn Đông là khu vực quan trọng nhất của Nga trong việc thu hút đầu tư của Trung Quốc.

Cả hai quốc gia cũng tận dụng đường ống Sức mạnh Siberia để tiếp tục tách khỏi chuỗi cung ứng năng lượng của phương Tây.

Nga trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Trung Quốc vào năm 2023, tăng từ vị trí thứ ba trong năm 2021 sau Saudi Arabia và Iran. Trung Quốc cũng đang mua dầu thô của Nga với mức chiết khấu cao. Giá dầu thô của Nga trung bình là 73,53 USD/thùng, thấp hơn 13,7% so với giá dầu quốc tế trung bình là 85,23 USD/thùng. Với nhập khẩu dầu của Nga trị giá 83,7 tỷ USD năm 2022, Bắc Kinh đã tiết kiệm được gần 11 tỷ USD.

Hơn nữa, cả hai quốc gia đã sử dụng cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương cho hoạt động thương mại này nhằm bảo vệ các khoản thanh toán khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ngân hàng Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ít kết nối với SWIFT và hệ thống tài chính quốc tế do USD thống trị.

Bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho vùng Viễn Đông của Nga, các công ty Trung Quốc cũng đang tìm cách lấp đầy khoảng trống mà 1.000 công ty đa quốc gia phương Tây rút lui sau tháng 2/2022. 11 công ty ô tô Trung Quốc như Chery, Greatwall và Geely dự kiến chiếm 40% thị trường Nga, so với mức 6% vào năm 2021. Xuất khẩu thiết bị gia dụng từ Trung Quốc cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự chiếm lĩnh thị trường nhanh nhất diễn ra trong lĩnh vực điện thoại thông minh, trong đó các công ty Trung Quốc như Xiaomi và Realme chiếm 70% thị trường vào năm 2022.

Tuy nhiên, cũng có một xu hướng trái ngược. Nỗi sợ hãi về các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei và DJI rời Nga, khiến Moscow không hài lòng. Ngay cả các ngân hàng nhà nước Trung Quốc như ICBC và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cũng e dè cắt giảm hoạt động.

Đầu tư của Trung Quốc vào Nga tăng mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm năng lượng, cơ sở hạ tầng và giao thông.

Dòng vốn Trung Quốc đã giúp Nga giảm thiểu tác động bất lợi của hàng loạt trừng phạt chồng hạn chế từ phương Tây và cung cấp sự hỗ trợ rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào Trung Quốc này đi kèm với những thách thức và rủi ro riêng. Mặc dù đầu tư của Trung Quốc mang lại lợi ích ngay lập tức nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng mất quyền kiểm soát đối với các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Chẳng hạn, Nga có thể sẽ cần đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng để tránh tạo ra sự phụ thuộc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá kim loại đồng ngày 4/11: tăng giá

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,5% lên 9.554,5 USD/tấn. Giá kim loại công nghiệp được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn, khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ. Đồng USD đã xóa bỏ mức tăng ban đầu để giao dịch thấp hơn sau khi mức tăng bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ không đạt kỳ vọng...

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Hai năm “ngủ yên dưới biển sâu”, những tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về vụ đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) .

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo mã QR cho tài liệu cực dễ và chuyên nghiệp

Biết cách tạo mã QR cho tài liệu là giải pháp hay để chia sẻ dữ liệu quan trọng một cách chuyên nghiệp và tiện lợi. Bài viết này sẽ hướng dẫn tạo mã QR nhé!

Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Ngày 3/11, Chuẩn tướng Iran Ali Fadavi đã nêu bật cam kết bền bỉ của Tehran về đấu tranh chống ách áp bức.

Đặc sản Quảng Ngãi – thưởng thức món ăn chế biến từ don

Con don Quảng Ngãi giống với con dắt của miền Bắc, thuộc loài nhuyễn thể, họ nhà hến, là nguyên liệu đặc biệt biến tấu ra nhiều món ăn ‘siêu cuốn’.

Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk

Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink ngày 3/11 cho biết, Bộ Ngoại giao nước này đã tài trợ Kiev thành lập 800 đội cơ động chịu trách nhiệm đối phó với những cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV), trong đó có UAV Geran.

Chưa có sự biến động, “nín thở” chờ diễn biến mới

Giá xăng dầu hôm nay 4/11, tuần trước, giá dầu đã tăng 3 phiên và giảm 2 phiên. Tuy nhiên, sự bật tăng đã không thể giúp giá dầu “khôi phục” được hoàn toàn những “mất mát” từ cú giảm sốc ngay ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần (giảm tới hơn 6%).

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nvidia ‘soán ngôi’ Intel trong chỉ số Dow Jones

Nvidia sẽ "soán ngôi" Intel trong chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) từ ngày 8-11 tới, theo thông báo công bố ngày 1-11 của Công ty S&P Dow Jones Indices. Đối với Intel, việc bị Nvidia "hất cẳng" từng là điều...

Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Vàng nhẫn bám trụ đỉnh cao, thế giới giảm

Giá vàng hôm nay 26/10/2024 trên thị trường thế giới giảm. Giá vàng nhẫn mất mốc 89 triệu đồng/lượng nhưng vẫn bám trụ trên vùng đỉnh lịch sử, còn giá vàng miếng SJC đứng im. Giá vàng thế giới đầu phiên giao dịch tại Mỹ giảm nhẹ. Một số nhà giao dịch tương lai ngắn hạn chốt lời sau những đợt tăng giá gần đây. Theo các chuyên gia, không có thị trường nào tăng giá thẳng đứng và điều...

Trinity Forum 2024 đem cơ hội hút vốn quốc tế vào hàng không, bán lẻ du lịch

Diễn đàn Trinity Forum 2024, sự kiện quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và bán lẻ du lịch, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 5 đến 6-11, quy tụ hàng loạt thương hiệu lớn L'Oréal, Qatar Airways, Mondelēz, Diageo, Dubai Duty Free, China Duty Free... ...

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỉ đồng, Novaland nói ‘không có căn cứ’

Ngày 3-10, Tập đoàn Novaland đã lên tiếng về việc bà Trương Mỹ Lan đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỉ đồng bằng tiền mặt liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.Theo đó, Novaland cho rằng năm 2022, Tập đoàn Novaland có hợp tác với vai trò là đơn vị phát triển...

Cùng chuyên mục

ĐBQH: Dự án, công trình ‘đắp chiếu’ làm lãng phí niềm tin của nhân dân

Sáng 4/11, thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) nêu vấn đề lãng phí và đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp thật sự hiệu quả để phát huy hết tiềm lực của xã hội, của nền kinh tế, đưa đất nước đi lên.Ông Thông cho...

Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Imexpharm

Ông Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024, SK và các bên có liên quan nắm giữ 64,8% vốn Imexpharm. Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị ImexpharmÔng Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024,...

Thu thuế phải thu được lòng dân

Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế phải đi từ việc sửa đổi những quy định bất hợp lý, thậm chí vô lý. Nhiều người đã giật mình khi đọc bài "Đừng để nợ thuế nhỏ, bị truy...

Ngân hàng Việt đầu tiên có tổng tài sản hơn 100 tỉ USD, quy mô lớn cỡ nào?

(NLĐO) – Không chỉ ngân hàng Việt đầu tiên vượt mốc tổng tài sản 100 tỉ USD, nhiều ngân hàng khác cũng đang "chạy đua" tăng trưởng về quy mô, vốn hóa... ...

tiếp diễn xu hướng giằng co

Chiến lược mua vào cổ phiếu ở vùng cận dưới kênh tích lũy quanh 1.240-1.250 điểm và chốt lời khi VN-index chạm cận trên của kênh tích lũy tại vùng 1.290-1.300 điểm vẫn đang phát huy hiệu quả. Chiến lược mua vào cổ phiếu ở vùng cận dưới kênh tích lũy quanh 1.240-1.250 điểm và chốt lời khi VN-index chạm cận trên của kênh tích lũy tại vùng 1.290-1.300 điểm vẫn đang phát huy hiệu quả. ...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Viettel vì thành tích giành ngôi vô địch 2 năm liên tiếp tại Pwn2Own - một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn nhất và uy tín nhất thế giới. Ngày 25/10, đội ngũ Viettel Cyber Security giành ngôi vô địch...

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS,...

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng...

Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Imexpharm

Ông Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024, SK và các bên có liên quan nắm giữ 64,8% vốn Imexpharm. Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị ImexpharmÔng Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. ...

Mới nhất