Nói đến xứ Thanh là nói đến sông Mã. Dòng sông này, từ lâu đã được xem là nơi khởi phát của những huyền thoại và lịch sử của mảnh đất Thanh Hóa. Đồng thời, cũng từ dòng sông này mà một nền văn hóa sông nước rất riêng của người dân Thanh Hóa đã được dưỡng nuôi qua bao đời. Đặc biệt Thanh Hóa còn có những tiềm năng với các tuyến du lịch đường sông như Sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Lạch Bạng, các tuyến sông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Các tuyến du lịch đường sông gắn liền với phát triển các loại hình du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch hội nghị, du lịch thể thao và mạo hiểm.
Tuy nhiên thực trạng đến nay Thanh Hóa vẫn chưa khai thác hết tiềm năng từ loại hình du lịch này thực tế, cùng với việc nguồn khách bị thu hẹp, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thiếu vốn tái đầu tư, khó thu hút nhân lực chất lượng cao… Bên cạnh đó, nhiều vấn đề hạn chế trong nội tại ngành du lịch Thanh Hóa thời gian qua vẫn chưa được khắc phục, như tính chuyên nghiệp chưa cao cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; thiếu các sản phẩm đặc sắc, giàu tính trải nghiệm; các chính sách, phương án hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa phát huy hiệu quả như mong đợi, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, hầu hết các dự án du lịch đều chậm tiến độ so với quy định… đã tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi của ngành: công nghiệp không khói xứ Thanh.
Theo đó Thanh Hóa đưa ra các nhiệm vụ giải pháp như phát triển du lịch đường sông gắn kết chặt chẽ với quy hoạch không gian đô thị, các khu chức năng đặc thù ven sông, không làm phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của các dòng sông; không làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông, không làm gia tăng sạt lở, bờ bãi sông. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa đặc trưng của các địa phương dọc các tuyến sông. Cùng với mục tiêu đến năm 2025, du lịch đường sông trở thành một trong những loại hình du lịch trọng điểm phát triển của tỉnh, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa; có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng đảm bảo.
Đặc biệt là phấn đấu đến năm 2025, các tuyến sông không còn tình trạng khai thác cát trái phép; nhân dân hai bên bờ sông không đổ rác và nước thải chưa xử lý ra sông; 100% tàu thuyền tham gia vận chuyển khách du lịch bằng đường sông đều có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, trang bị đầy đủ thùng đựng rác, thực hiện thu gom rác thải, nước thải tập trung, nghiêm cấm các đơn vị kinh doanh và khách du lịch xả chất thải trực tiếp xuống các dòng sông, Bên cạnh đó tập trung phát triển các tuyến du lịch như: Sông Mã đây xác định đây là tuyến du lịch quan trọng và cần được ưu tiên phát triển, tuyến Sông Chu, Sông Hoạt, Sông Lạch Bạng đi đôi với các loại hình du lịch gắn với tuyến du lịch đường sông trong đó phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch thể thao và mạo hiểm, du lịch hội nghị, hội thảo…
Để khắc phục tồn tại, khơi dậy tiểm năng để Thanh Hoa cũng đưa ra các giải pháp như về cơ chế, chính sách; tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, về phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch trong đó tập trung khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch đặc trưng của từng địa phương, thực hiện điều tra, đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch, những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn gắn với sông nước nhằm thu hút khách du lịch; thiết kế các tuyến du lịch thích hợp, đa dạng về lịch trình để du khách có nhiều lựa chọn, trong đó cần chú trọng đến công tác thuyết minh trên sông và các dịch vụ như lưu trú trên tàu, bán hàng lưu niệm cho khách, thưởng thức âm nhạc dân tộc… cần được nghiên cứu xây dựng mang nét đặc trưng riêng của sông nước nhằm tạo sự gia tăng về giá trị kinh tế và sự khác biệt, hấp dẫn đối với khách du lịch. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch đường sông, vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạ tầng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quảng bá xúc tiến du lịch trong giai đoạn đầu, đầu tư cho công tác quy hoạch, lập dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, vốn đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử hàng năm được tập trung cho nhiệm vụ chống xuống cấp và tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử đã được xếp hạng. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông đường bộ kết nối với giao thông đường sông tại các điểm dừng đỗ là bến tàu, bến thuyền du lịch; thực hiện nạo vét, mở rộng luồng chạy tàu, thuyền; cắm biển hướng dẫn luồng lạch, biển cảnh báo nguy hiểm…
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá về du lịch đường sông bằng hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet Website chuyên ngành, Facebook, Twitter… xây dựng các cụm pa nô, biển quảng cáo; xây dựng các đoạn phim ngắn, sổ tay du lịch, tham gia các hội chợ, triển lãm.v.v..
Tăng đầu tư kinh phí, nguồn nhân lực phục vụ công tác quảng bá du lịch; kêu gọi, huy động nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp; tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành, các lĩnh vực khác có liên quan trong và ngoài nước tập trung cho công tác quảng bá cho các điểm, tuyến du lịch đường sông. Xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sông nước cho những người tham gia trực tiếp phục vụ du lịch, du khách và cả những người dân địa phương.
Thu Hằng