Người chơi sẽ phải lựa chọn những con trâu có kích thước và trọng lượng tương đương, sức mạnh và khả năng đấu tốt. Ngoài ra ở hội Chọi Trâu, người chơi còn phải chọn được những con trâu có tính cách kiên cường, không sợ đối thủ và có thể đấu đến cùng. Hãy cùng chuyên mục cẩm nang du lịch của chúng mình tìm hiểu thêm về ngày hội truyền thống này của người Việt ở bài viết ở dưới đây!
Khám phá lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn
Chọi Trâu tại Đồ Sơn Hải Phòng là một trong những lễ hội có quy mô lớn và tổ chức vô cùng chuyên nghiệp. Đây cũng là lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách ghé thăm thành phố hoa phượng đỏ.
Thời gian tổ chức lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn
Hội thường được tổ chức vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm:
- 9/8/2023 Âm lịch tức ngày 23/9/2023 Dương lịch
Hoạt động nổi bật tại hội Chọi Trâu Đồ Sơn 2023
Hội sẽ gồm 2 phần quan trọng: phần lễ, phần hội được tổ chức đan xen. Cụ thể:
Ngày 1/8 Âm lịch: Các vị cao niên trong làng sẽ tiến hành lễ tế thần tại Điểm Tước ở đình Tổng của Đồ Sơn. Sau đó sẽ là lễ rước nước gắn liền với văn hóa thờ cúng Thủy Thần của người dân nơi đây. Đặc biệt, lễ nước thần mỗi năm sẽ sẽ do từng làng khác nhau xin rước, thần sẽ được mang về đình của làng đó và được thờ cúng suốt một năm. Tại đình của từng làng chủ trâu sẽ tiến hành làm lễ Thành Hoàng cho trâu trước khi tham gia hội Chọi Trâu. Kết thúc nghi lễ trâu sẽ được gọi với cái tên khác là Ông Trâu.
Sáng ngày 9/8 Âm lịch (Chính hội): 1h sáng chủ tế là các vị cao niên được mọi người bình bầu sẽ làm lễ xin phép đưa Ông Trâu đi thi đấu. Khoảng 6 – 7h lễ tế kết thúc sẽ đến lễ rước Ông Trâu ra trường đấu với đội rước là cờ ngũ phương, trống, chiêng, long đình,… vô cùng trang trọng, màu sắc rực rỡ. Tiếp theo là nghi thức múa cờ khai hội Chọi Trâu Đồ Sơn, được thực hiện bởi 24 thanh niên khỏe mạnh. Kết thúc múa cờ thi Ông Trâu sẽ được đưa vào đấu trường cách nhau khoảng 20m, rồi nhanh chóng rút sẹo để hai Ông Trâu tự do chiến đấu tranh giành thắng bại.
Trường đấu còn có tên gọi khác là xào xá được dựng ở bãi đất trống rộng khoảng 80x100m, phía trên có khán đài để mọi người có thể tiện theo dõi trận đấu mà vẫn đảm bảo an toàn khi xem hội
Sau khi tìm được Ông Trâu thắng cuộc tại hội Chọi Trâu Đồ Sơn, sáng ngày 10/8, Ông Trâu sẽ được rước về làng chiến thắng. Còn toàn bộ trâu tham gia trận đấu sẽ đem giết thịt và làm lễ thần ở đình cùng mao huyết (đĩa đựng tiết trâu). Kết thúc nghi lễ tế Thần huyết trâu sẽ được đổ xuống biển với mong muốn một năm sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.
Ý nghĩa của hội Chọi Trâu Đồ Sơn
Đây chính là một lễ hội cổ truyền được người dân nơi đây lưu giữ qua hàng nghìn năm qua. Đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ Thủy Thần đầy độc đáo của người dân sinh sống ở khu vực chân núi Đồ Sơn, huyện Nghi Dương.
Khám phá hội Chọi Trâu Hải Lựu Vĩnh Phúc
Đây là một trong những lễ hội Chọi Trâu cổ nhất Việt Nam, trong đó có nhiều bằng chứng cho thấy lễ hội này từng được tổ chức vào thế kỷ 2 trước Công Nguyên.
Thời gian tổ chức hội
Hội Chọi Trâu Vĩnh Phúc được tổ chức thường niên vào ngày 16-17/01 Âm lịch, lễ hội từng thu hút 7 vạn du khách và người dân địa phương đến Hải Lựu. Lễ hội cũng được gợi nhớ qua bài ca dao:
Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng giêng mười bảy Chọi Trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng giêng mười bảy nhớ về Chọi Trâu
Những hoạt động nổi bật tại hội
Nếu hội Chọi Trâu ở nhiều địa phương khác là cuộc so tài của những chú trâu do các cá nhân tiến cử thì lễ hội này tại Hải Lựu sẽ do một nhóm dân cư, các xã,… mua về nuôi dưỡng và chăm sóc và được gọi là Ông Cầu. Tiêu chuẩn chọn trâu tham gia thi đấu cũng khá khắt khe: phải là trâu đực, lông đen tuyền, lưỡi không trắng và sừng hướng tiền, vòng ngực phải đạt trên 2.05m.
Phần lễ của hội Chọi Trâu Hải Lưu cũng thể hiện rõ đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương bởi thường được tổ chức ở đình làng với nghi lễ: trình trâu, rước trâu và lễ dâng hương.
- Lễ trình trâu thường được tổ chức từ tháng 9 âm lịch năm trước từ khi mua trâu. Sau đó khi trâu đạt tiêu chuẩn thi đấu sẽ được mang trình trước Thành Hoàng Làng lần cuối vào ngày 15/01 âm lịch.
- Lễ rước Ông Cầu tại hội Chọi Trâu Hải Lưu được thực hiện vào ngày 16/01 âm lịch, đội rước gồm: đoàn hồng kỳ, kiệu lễ vật, Ông Cầu (trâu thi đấu), các vị cao niên trong làng, nhân dân địa phương.
- Lễ dâng hương được tiến hành ngay sau lễ rước, đội hình đoàn rước sẽ đứng nghiêm trang và bắt đầu lễ cúng
Kết thúc phần lễ các Ông Cầu sẽ được đưa vào thi đấu để tranh giải nhất nhì ba. Đặc biệt, lễ hội Chọi Trâu ở Hải Lựu vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa cổ xưa bởi: KHÔNG cá cược, trâu cũng KHÔNG tiêm thuốc kích thích.
Kết thúc lễ hội Ông Cầu cũng được giết thịt để lễ tạ Thành Hoàng Làng, liên hoan tập thể để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, ai cũng khỏe như trâu.
Ý nghĩa của hội Chọi TRâu Hải Lựu Vĩnh Phúc
Không chỉ là một lễ hội vui tươi mà đây còn là một nét đẹp văn hóa độc đảo của tỉnh Vĩnh Phúc. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hải Lưu nên dù buôn ba bốn phương đến ngày lễ ai cũng muốn hướng về quê hương. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn của người dân địa phương với thế hệ cha anh đi trước. Hội Chọi Trâu cũng là một Di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Vĩnh Phúc, cần tiếp tục duy trì trong tương lai.
Khám phá hội Chọi Trâu Tân Kỳ, Nghệ An
Không có quy mô lớn như hội hội Đồ Sơn, cũng chẳng lâu đời như hội Hải Lựu nhưng hội Chọi Trâu Tân Kỳ Nghệ An vẫn có sức hút đặc biệt riêng với du khách. Đây là lễ hội truyền thống của người Mông được tổ chức thường niên vào dịp tết Nguyên Đán, đặc biệt hội còn có phần thi lý thuyết nơi bà con có thể chia sẻ kinh nghiệm nuôi trâu của mình.
Thời gian tổ chức lễ hội Chọi Trâu Nghệ An
Hội được tổ chức vào ngày mùng 02 tết tức ngày 02/01 Âm lịch hàng năm tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ngoài Chọi Trâu thì bạn cũng có thể thấy sự góp mặt của những chú bò to khỏe, vạm vỡ.
Những hoạt động nổi bật tại lễ hội
Hội Chọi Trâu Tân Kỳ sẽ có 2 vòng thi chính.
- Vòng thi lý thuyết: Các chủ trâu bò sẽ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại cho gia súc gia cầm. Ở phần thi này trâu, bò tham gia thi đấu cũng sẽ được ban giám khảo chấm điểm và đánh giá hình thể.
- Vòng thi Chọi Trâu: Trâu hoặc bò sẽ được đưa vào trường đấu theo cặp và loại dần để tìm ra nhà vô địch, giải nhì, giải ba của năm.
Đặc biệt, sau khi cuộc thi kết thúc trâu ở Tân Kỳ sẽ được giữ lại nuôi và tiếp tục thi đấu trong năm sau, đồng thời cũng giúp người dân làm việc đồng áng thay vì đem giết thịt ăn mừng.
Ý nghĩa của lễ hội Chọi Trâu Tân Kỳ
Có thể thấy bên cạnh việc thể hiện nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn thì hội Chọi Trâu miền Trung này còn thể hiện được nét đẹp lao động của người dân. Đồng thời cũng phần nào cho thấy vai trò to lớn của con trâu, con bò trong cuộc sống, trong canh tác nông nghiệp của người dân địa phương.
Hy vọng với 3 lễ hội Chọi Trâu 2023 lớn và hấp dẫn nhất tại Việt Nam mà Du Lịch 3 Miền vừa chia sẻ thì bạn đã hiểu hơn về lễ hội độc đáo này. Đồng thời cũng có thêm một gợi ý thú vị cho chuyến du lịch khám phá mảnh đất hình chữ S sắp tới của bản thân. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin du lịch Hải Phòng và du lịch Vĩnh Phúc hữu ích khác mà dulich3mien.vn đã chia sẻ để có thể dễ dàng xây dựng lịch trình cho chuyến đi sắp tới.