Trang chủDestinationsHà NộiTìm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, ''phá băng'' thị...

Tìm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, ”phá băng” thị trường trái phiếu


(HNMO) – Chiều 28-5, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp” để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.

Các khách mời tham dự tọa đàm.

Nhận diện các rủi ro của thị trường chứng khoán

Tại tọa đàm, đại diện Bộ Tài chính thông tin, nửa cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chứng kiến “cú sốc” tâm lý lan rộng khi nhà đầu tư thường xuyên chứng kiến các vụ việc bị cơ quan chức năng xử lý. Niềm tin suy giảm kết hợp với thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn đã khiến thị trường này gia tăng rủi ro, nhà đầu tư ngại ngần. 

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Mỗi biến động, dù là nhỏ của thị trường, cũng có tác động không nhỏ tới nền kinh tế. Chưa kể, phát triển bền vững thị trường này cũng là kênh huy động vốn từ nhân dân cho nền kinh tế ngoài các kênh truyền thống.

Do đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, để “phá băng” cho thị trường, cần cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua minh bạch thông tin cung cấp đến các nhà đầu tư, đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhà đầu tư cá nhân… Những yếu tố này giúp nhà đầu tư nhận diện các rủi ro của thị trường, có thêm các lựa chọn đầu tư, từ đó tránh những hệ lụy không đáng có.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, cần tăng cường trách nhiệm quản lý của các cơ quan giao trách nhiệm kiểm soát thị trường chứng khoán.

Để thực hiện các giải pháp giúp cho thị trường trái phiếu phát triển nhanh và bền vững, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, mặc dù hiện nay, dòng tiền của các doanh nghiệp đang rất khó khăn nhưng doanh nghiệp phải chủ động xoay xở các kênh huy động, thậm chí phải bán rẻ tài sản, hạ giá sản phẩm nhằm thu hồi dòng tiền về để thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư trái phiếu. Có như vậy thì niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu mới được vực dậy và thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có thể tiếp tục phát triển. Song song đó, ngăn chặn việc lũng đoạn thị trường là cần thiết. Do đó, cần tăng cường trách nhiệm quản lý của các cơ quan được giao trách nhiệm kiểm soát thị trường.

Giữ được ổn định kinh tế vĩ mô là thành công lớn nhất

Nhấn mạnh thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, sẽ góp sức tăng tốc cho nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng cho biết, vấn đề tỷ giá, hạ lãi suất ở biên độ phù hợp, đã giúp bơm vốn, tăng nguồn lực sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại giúp duy trì cân bằng kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, việc hài hòa giữa các chính sách cũng là một giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và kiểm soát lạm phát.

Theo ông Phương, nhờ vậy, sau 4 tháng, Việt Nam đạt chỉ số lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, điều hành giải pháp tiền tệ, tài khóa ở mức hợp lý. Song, Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối diện với áp lực gia tăng từ bên ngoài và phải tìm cách vượt qua trong thời gian tới, như: Cầu thế giới giảm mạnh; lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo và một vài lĩnh vực động lực bị ảnh hưởng nặng nề; thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất…

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại tọa đàm.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân hiến kế, trong bối cảnh thế giới chưa phục hồi, thị trường thế giới còn đang hấp thụ yếu thì Việt Nam phải khơi thông nguồn lực để tăng năng lực nội địa ở trong nước. 

“Hiện nay, các nút thắt này đang diễn ra khá phổ biến, cho nên tình trạng đầu tư công giải ngân không nhanh được mặc dù chúng ta thúc đẩy mạnh; hay gói Nghị quyết 43 về vốn phục hồi kinh tế cho tới thời điểm này chưa giải ngân được nhiều. Tôi cho rằng cần gỡ vướng về thể chế chính sách thì mới giải phóng được nguồn lực để tăng nội lực lên”, ông Cường nói. 

Cũng theo ông Hoàng Văn Cường, đối với chính sách tiền tệ, phải tiếp tục sử dụng cơ chế tiền tệ linh hoạt nhưng phải thận trọng và kiểm soát được dòng tiền. Nếu trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp khó khăn, có nhu cầu vốn mà chúng ta không kiểm soát được, để dòng tiền không chảy vào đúng chỗ đang cần sản xuất kinh doanh tạo ra của cải đưa ra thị trường, mà rơi vào khu vực đang đóng băng, đang thiếu tiền, nợ đọng thì gần như là ném tiền vào hố đen, đem muối bỏ biển, có khi chỉ làm hao hụt nguồn lực tài chính.

Ở góc nhìn khác, PGS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (trả lời trực tuyến từ Singapore) cho rằng, phải đổi mới mô hình, từ việc nhân lực rẻ trở thành nhân lực cao như thế nào là một bài toán tất cả địa phương phải suy nghĩ đến. Hiện giờ “chúng tôi có nhân lực rẻ, đất rẻ, cứ vào đây” là không được, phải là nhân lực cao.

Điểm nữa, trong nắm bắt xu thế, Việt Nam phải chuyển từ thu hút đầu tư bị động sang chủ động gắn kết với các doanh nghiệp của thế giới để chuẩn bị cho tương lai, như kinh nghiệm của Singapore. Cần học xem chiến lược tương lai của họ như thế nào, Việt Nam định vị ra sao để tiến lên. “Đây là bài toán mà tôi nghĩ Việt Nam phải có chuyển động rất lớn trong thời gian tới, phải thực sự biến nguồn lực trở thành thực lực chiến lược”, PGS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh.

Số liệu tính toán về chỉ số lạm phát của Việt Nam hoàn toàn đáng tin cậy

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định, kết quả kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua rất đáng ghi nhận, đặc biệt là trong chính sách điều hành kiểm soát giá… Tuy nhiên, vẫn có dư luận cho rằng, với kết quả làm tốt như vậy thì liệu có phải do câu chuyện số liệu của chúng ta hay không?

“Với góc độ chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan Tổng cục Thống kê là cơ quan tổng hợp, công bố số liệu về lạm phát, tôi khẳng định một lần nữa, số liệu tính toán và công bố về chỉ số lạm phát của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy và được quốc tế đánh giá”, ông Phương nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi thành tích kinh tế và ngoại giao của Việt Nam

Chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh thêm, tiếp nối những thành tích đã đạt được trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn trong năm 2025. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi,...

Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu

Với dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam đã sẵn sàng củng cố vị thế, tận dụng cơ hội trở thành mắt xích quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầuVới dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam đã sẵn sàng củng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam có 4 nhà hàng được gắn sao Michelin

HNMO) - Tối 6-6, Lễ ra mắt Michelin Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tại Hà Nội trong sự chờ đợi của những người yêu ẩm thực và du lịch Việt Nam. Việt Nam đã có 4 nhà...

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng txhời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự...

Sôi động các chương trình giao lưu đặc biệt Việt Nam

(HNMO) - Tối 14-4, chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 và lễ khai mạc không gian "Sắc màu Việt Nam", lễ hội “Dạo chơi nước Pháp” đã...

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ các nước Chile, UAE và Sri Lanka trình quốc thư

Sáng 18-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Sri Lanka và Chile trình quốc thư. ...

Hà Nội thu hồi lô thuốc điều trị tăng huyết áp kém chất lượng

(HNMO) - Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 1604/SYT-NVD về việc thu hồi thuốc Enalapril 5mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng gửi các cơ sở y tế trên địa bàn; phòng y tế các quận, huyện, thị...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Tôi không phải là ngôi sao sớm nở tối tàn

Dừng chân đầy tiếc nuối trong Chị đẹp đạp gió 2024, Ái Phương "chị đẹp ấm áp của khán giả" có dịp chia sẻ nhiều hơn về hành trình tự tin, tìm thấy chính mình và mong muốn dùng âm nhạc để giúp đỡ mọi người. ...

Đề nghị doanh nghiệp hàng không, quốc phòng Mỹ hợp tác chuyển giao công nghệ

Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2. Tham gia đoàn có đại diện các doanh nghiệp Boeing, Lockheed Martin, Bell Textron, A2G (Air to Ground), AeroVironment, Atmo,...

Mới nhất