(PLVN) – Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “VietShrimp – Đồng hành cùng người nuôi tôm” diễn ra từ ngày 20 – 21/3, diễn ra các phiên Hội thảo “Đối thoại về ngành tôm ít phát thải và bền vững theo kinh tế tuần hoàn”; “Tăng cường chất lượng nâng tầm giá trị tôm”; “Để nuôi tôm đem lại hiệu quả cao nhất”.
Hội thảo do Cục Thuỷ sản phối hợp Hội Thủy sản (VINAFIS) và Tạp chí Thuỷ sản… tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau.
Đại biểu tham dự Hội thảo. |
Hội thảo xoay quanh 4 chủ đề “Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn chuỗi giá trị tôm Việt”; “Đối thoại về ngành tôm ít phát thải và bền vững theo kinh tế tuần hoàn”; “Tăng cường chất lượng nâng tầm giá trị” và “Để nuôi tôm đem lại hiệu quả cao nhất”… mang đến các nội dung chuyên sâu và đa dạng, mở ra nhiều cách tiếp cận và giải pháp mới cho ngành tôm tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia ngành thủy sản chia sẻ giải pháp về kiểm soát môi trường nuôi tôm, lựa chọn đầu tư mô hình phù hợp để con giống thích ứng đạt kết quả cao. |
Ông Lê Văn Sử – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng: “Ngành tôm Cà Mau vẫn chưa khắc phục được những khó khăn, tồn tại… phải đối mặt với những thách thức mới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bị suy thoái, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm dẫn đến cung vượt cầu, giá tôm nguyên liệu giảm sâu; nhiều quốc gia, thị trường nhập khẩu ban hành mới các quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt; giá vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào của ngành tôm tăng làm cho giá thành sản xuất cao; cơ sở hạ tầng các vùng nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; liên kết nuôi tôm chưa chặt chẽ…
Năm 2024, dự báo ngành hàng tôm sẽ tiếp tục gặp những khó khăn trong cạnh tranh thương mại, đòi hỏi các cấp, các ngành có liên quan phải có sự quyết tâm, nỗ lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để ngành tôm thích ứng và tiếp tục phát triển bền vững”.
Sản phẩm thức ăn thuỷ sản của Grobest – cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thuỷ sản khoẻ mạnh và mau lớn… |
Đặc biệt, tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam (VietShrimp – Đồng hành cùng người nuôi tôm), có đoàn doanh nghiệp công nghệ đến từ Úc tham gia, trao đổi, gặp gỡ và tương tác với các bên liên quan tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt là tỉnh Cà Mau – địa phương có diện tích và sản lượng tôm lớn nhất nước ta.
Tại các phiên Hội thảo, các doanh nghiệp, chuyên gia ngành thủy sản Việt Nam và Quốc tế chia sẻ giải pháp giảm giá thành nuôi tôm; Sử dụng chiết xuất rong biển phòng bệnh cho tôm; Ứng dụng công nghệ sinh học trong giảm phát khí thải ngành tôm, đảm bảo đủ điều kiện để cạnh tranh Quốc tế dựa vào tiêu chí nuôi tôm hạn chế phát thải, giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu; Năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành tôm; Kiểm soát môi trường nuôi tôm, lựa chọn đầu tư mô hình phù hợp để con giống thích ứng; Các mô hình nuôi tôm tiên tiến và các giải pháp hiệu quả trong nuôi tôm; giảm chi phí, giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho người nông dân.
Phương pháp kiểm soát bệnh do vi khuẩn ở tôm nuôi, tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi; Ứng dụng giải pháp sinh học nâng cao sức khỏe và năng suất trong nuôi trồng thủy sản; Phương án nào cho việc nuôi tôm hiệu quả trong điều kiện ngày càng thách thức; Các giải pháp công nghệ Úc cho ngành tôm thích ứng với biến đổi khí hậu; áp dụng phương pháp không cắt bỏ trong các trại sản xuất giống thương mại: chiến lược nâng cao giá trị tôm thương phẩm; Hiện trạng nuôi trồng thủy sản bền vững theo từng nhóm vuông tôm; Kiểm soát stress trên tôm, kích thích, bảo vệ và tái tạo tế bào gan tôm; Mô hình nuôi tôm 3 tốt, tỷ lệ thành công cao, chi phí thấp,..