Tại buổi tọa đàm, Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trình bày tham luận: “Chuyển đổi số báo chí và một số kinh nghiệm ở Việt Nam” cho biết: Chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, báo chí Việt Nam đã và đang từng bước phát triển để phù hợp với xu thế của công nghệ, thông tin và truyền thông đồng thời kết hợp chặt chẽ nhiều loại hình, phương tiện và tăng độ bao phủ cả trong nước và quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới.
Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức mới, trong đó có sự ảnh hưởng vừa tích cực vừa có nhiều biến động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thách thức, cơ hội của tiến trình chuyển đổi số trên thế giới và tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Trước tình hình đó, thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí truyền thông chính là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, là sự thay đổi quan trọng về nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.
Tại buổi tọa đàm bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT trình bày tham luận “Kinh nghiệm xử lỷ tin giả ở Việt Nam” cho biết: Hiện nhiều người xem không gian mạng là cuộc sống thứ hai, sáng tạo ra các nội dung có ảnh hưởng đến cộng đồng. Song song, các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, cho phép người dùng đăng tải nội dung miễn phí và khai thác quảng cáo. Điều này cũng góp phần gia tăng tình trạng tin giả, sai sự thật. Các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới là nơi thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh.
Tại Việt Nam, có 4 nền tảng lớn gồm: Zalo với 47 triệu người dùng, YouTube với 63 triệu người dùng, Facebook với 66 triệu người dùng và TikTok với gần 50 triệu người dùng. Ba trong số bốn nền tảng này gồm Facebook, YouTube, TikTok là nơi thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh. Thời gian qua, Việt Nam triển khai rất nhiều hành động với 3 trụ cột chính trong công cuộc phòng, chống tin giả, tin sai sự thật. Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử sẽ chia sẻ về cách chống tin giả trên không gian mạng.
Cũng tại buổi tọa đàm ông Phongsa Somsava, Vụ Truyền thông đại chúng, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào trình bày tham luận “Kết quả hợp tác Việt Nam – Lào trong đào tạo báo chí, truyền thông”. Theo tham luận, về tình hình phát triển báo chí Lào hiện nay: Lào có 113 ấn phẩm; Khu vực tư nhân có 13 số, khu vực công có 99 số, trong đó có 11 số là nhật báo; Có tổng cộng 168 đài phát thanh, trong đó có 9 đài ở trung tâm (7 đài FM, 2 đài AM), 75 đài địa phương và 77 đài mạng. Ngoài ra, nó đã được phát sóng qua vệ tinh và Internet, chiếm 100% diện tích cả nước và nhiều nước trên thế giới nghe được, hiện nay đài còn có thể phát sóng qua hệ thống truyền thông trực tuyến. Ngoài ra, Đài Phát thanh Quốc gia còn phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt.
Lào có tổng cộng 49 đài truyền hình, ở cấp Trung ương có 4 đài, 3 đài tư nhân, 3 đài quốc tế, 4 đài mạng trung ương và 29 đài địa phương, trong đó 3 đài vẫn phát sóng trên mặt đất, up-link qua vệ tinh. , một số tỉnh đang phát sóng qua truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và 6 đài kỹ thuật số; Ngoài ra còn có văn phòng đại diện báo chí của Việt Nam tại Lào như VTV, TTXVN, VOV…
Ông Duangkeo Kongkham, Trưởng phòng Công nghệ thông tin – Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào nói: “Thách thức của thông tin, truyền thông Lào trong bối cảnh hiện nay”: Hiện nay, các phương tiện truyền thông là cơ quan truyền thông chính dưới sự quản lý của chính phủ bao gồm: Đài phát thanh quốc gia Lào, Đài truyền hình quốc gia Lào, Kênh 1 và Kênh 3. Tin tức Lào, Báo Nhân dân và báo nước ngoài. Ngoài ra còn có đài quân đội, truyền hình quân đội, truyền hình bảo vệ hòa bình, báo quân đội, báo bảo vệ hòa bình. Còn truyền thông tư nhân thì có Laostra TV, Memv Lao.
Nhưng họ sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giải trí và truyền tín hiệu từ đài phát thanh, truyền hình quốc gia vào những ngày quan trọng và phát tin tức hàng ngày. Hãy nói về thách thức đối với truyền thông Lào hiện nay khi sau khi báo chí trực tuyến đã có vai trò trong xã hội, thu nhập của người dân mỗi phương tiện truyền thông đều ở mức thấp đáng lo ngại, nguyên nhân là do phương tiện truyền thông trực tuyến nhanh hơn Tanika và có thể tiếp cận được khán giả phổ thông trong khi phương tiện truyền thông chính thống của chúng ta thích ứng chậm hơn họ, sự phát triển của công nghệ thông tin phù hợp với con người thời đại mới hiện nay, có rất nhiều người có thể làm truyền thông trực tuyến và làm tốt, đồng thời khi thu nhập của mỗi phương tiện truyền thông ngày một giảm thì nhiệt huyết của các nhà báo cũng giảm theo.
Tọa đàm Triển vọng hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, với mong muốn thông qua những góc nhìn của các chuyên gia, các nhà quản lý của hai nước. Cung cấp thêm thông tin hữu ích, hé mở những giải pháp thiết thực để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho bà con vùng biên giới, để thông tin và truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư thương mại, phát triển du lịch, kinh tế đường biên giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Lào.