Trang chủChính trịChủ quyềnTìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu...

Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn


Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch đã dẫn đến nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của đảo Lý Sơn hiện đang cạn kiệt dần. Theo UBND huyện Lý Sơn, tình trạng nước nhiễm mặn đã lan rộng toàn đảo Lý Sơn khiến 325ha diện tích đất nông nghiệp và hơn 22.000 dân trên đảo phải chịu cảnh “khát” nước ngọt. Theo kết quả quan trắc, hiện trên địa bàn đảo Lý Sơn, tính độ sâu từ 25- 38 m trở xuống, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn hoàn toàn; theo chiều ngang thì tình trạng xâm nhập mặn đã ăn sâu trung tâm đảo 2km.

nuoc11.jpg
Tình trạng khai thác quá mức khiến nguồn nước trên đảo Lý Sơn ngày càng cạn kiệt và nhiễm mặn

Thôn Tây An Vĩnh là khu vực chịu nhiễm mặn nặng nhất trên đảo với gần 1.300 hộ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Để có nước ăn uống hằng ngày, nhiều hộ gia đình phải xử lý nước nhiễm mặn bằng máy lọc nước hoặc mua nước đóng bình về dùng.

Toàn huyện có một hồ chứa nước là hồ Thới Lới, 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Năm 2014 chỉ có 546 giếng, thì nay đã lên tới 2.149 giếng (mật độ hơn 210 giếng/km2). Số lượng giếng nước càng tăng thì đảo Lý Sơn lại càng khát.

nuoc.jpg
Lượng nước sụt giảm khiến đời sống và sản xuất của người dân Lý Sơn gặp nhiều khó khăn

Lượng nước ngầm trên đảo Lý Sơn sụt giảm và nhiễm mặn đang gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Bà Phạm Thị Trường (huyện Lý Sơn) cho biết: “Mấy cái giếng đào đã cạn nước, một số nhiễm mặn nên tôi phải chuyển đổi từ trồng hành sang trồng bắp để tiết kiệm nước vào mùa hè. Thế nhưng, nước cũng không đủ để duy trì cho cây phát triển. Một số người dân không có giếng thì phải đi nhờ nước từ các giếng của các hộ lân cận, trung bình họ phải trả khoảng 120.000 đồng/giờ để chạy nước tưới cho đồng ruộng”.

Năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi cấm đào, khoan giếng mới để bảo vệ túi nước ngọt trên đảo Lý Sơn. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn khoan giếng đều phải xin phép. Tuy nhiên, tình trạng khoan giếng trái phép vẫn tiếp tục tái diễn. Hằng năm, chính quyền địa phương phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp lén lút khoan giếng lấy nước trồng hành, tỏi.

nuoc12.jpg
Công trình Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân

Mới đây, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trực tiếp kiểm tra dự án hệ thống trữ nước sinh hoạt kết hợp tưới tiết kiệm cho nông nghiệp đảo Lý Sơn. Dự án có mức đầu tư 75 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục như bể chứa, kênh thu gom nước, hệ thống đường ống cấp nước, nhà quản lý. Dự án được thực hiện đến tháng 4 năm 2020 đạt khoảng 21% khối lượng.

Tuy nhiên, hiện dự án đang tạm dừng thi công. Nguyên nhân là do bể chứa nước 2A tại chân núi Giếng Tiền, nằm trong khu vực bảo vệ II của di tích thắng cảnh núi Giếng Tiền. Hiện huyện Lý Sơn đang chờ phê duyệt của Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 theo quyết định điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất để có cơ sở cập nhật cho dự án, tiến hành làm các bước điều chỉnh dự án.

nuoc5.jpg
Toàn huyện có một hồ chứa nước là hồ Thới Lới cũng cạn kiệt vào mùa khô

Qua kiểm tra, ông Minh yêu cầu huyện Lý Sơn phải có báo cáo tổng thể, toàn diện và làm rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, lập dự án. Sau khi có báo cáo giải trình của đơn vị tư vấn, huyện Lý Sơn có báo cáo nhận rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trước UBND tỉnh, chậm nhất trước ngày 30/5/2023. Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát toàn bộ dự án, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết vướng mắc của dự án theo hướng kết thúc dự án hoặc điều chỉnh thời gian và mục tiêu thực hiện dự án.

Theo tính toán của ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, với hơn 10km2 diện tích lưu vực, ước tổng lượng nước mưa trên đảo khoảng 9 triệu m3/năm. Nếu trừ lượng nước thấm vào đất và bốc hơi, lượng nước mưa còn lại khoảng 3 triệu m3 chảy tràn ra bề mặt, sau đó đổ ra biển. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước cho khoảng 70% hộ gia đình và phục vụ phần diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại (khoảng 200ha) cần hơn 1 triệu m3.

Ông Võ Quốc Hùng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng, giải pháp khả thi nhất là đầu tư xây dựng hệ thống kênh xung quanh đảo, để thu gom nước mặt vào các bể trữ tập trung với tổng kinh phí đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.

Sau khi việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và bể chứa hoàn thành, số nước ngọt này (1 triệu m3) dự kiến sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản khoảng 600.000 m3, phần còn lại (khoảng 400.000 m3) thông qua hệ thống xử lý phục vụ sinh hoạt và phát triển dịch vụ, du lịch





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Thủy điện vận hành cả chục năm, người dân vẫn chưa có tiền bồi thường

Mòn mỏi chờ đợi Ông Phạm Ngọc Minh (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) có trên 1ha đất bị thu hồi để thi công lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Dự án đã tích nước, vận hành từ tháng 6/2014 mà đến nay, ông Minh vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. “Gia đình khó khăn lắm rồi. Mất đất, không có gì canh tác làm ăn, chẳng có cau cũng chẳng có keo. Tính đến nay đã...

mô hình nông nghiệp hiệu quả giúp cộng đồng thoát nghèo

Cộng đồng được hưởng lợi Thôn Làng Ranh (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 90% hộ dân là người đồng bào H’re. Lâu nay, việc lựa chọn cây, con giống để hỗ trợ, hướng dẫn bà con trồng trọt, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Tình hình đã có chuyển biến đáng kể khi cuối năm 2019, thôn Làng Ranh được lựa chọn thành lập nhóm để chăn nuôi lợn rừng lai. Đây là giống lợn...

Nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt

(TN&MT) - Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai cho rằng nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt, vì đó là “nguồn sống”. Bổ sung thêm ý kiến của đại biểu Dương Khắc Mai, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh...

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050

Ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. ...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

cát nạo vét sông Cỏ Cò dùng để đắp đập ngăn mặn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025. UBND thị xã Điện Bàn và Ban Quản lý...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Mới nhất