Trang chủKinh tếNông nghiệpTìm đầu ra cho trái cây chủ lực của huyện Phúc Thọ

Tìm đầu ra cho trái cây chủ lực của huyện Phúc Thọ


Hàng trăm tấn trái cây chờ tiêu thụ

Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, trên địa bàn huyện hiện có 756ha bưởi, tập trung tại các xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Trạch Mỹ Lộc… Những năm qua, diện tích canh tác bưởi cho năng suất, chất lượng ổn định.

Bước vào những tháng cuối năm, trái cây chín rộ. Hiện, tại 3 xã có diện tích trồng bưởi lớn nhất của huyện Phúc Thọ gồm: Vân Nam, Vân Hà và Xuân Đình, diện tích cần hỗ trợ kết nối tiêu thụ là 90ha, với số lượng khoảng 1,3 triệu quả, chủ yếu là hai giống bưởi Phúc Thọ và bưởi Tam Vân.

Bưởi là trái cây chủ lực của huyện Phúc Thọ hiện đang cần kết nối tiêu thụ.
Bưởi là trái cây chủ lực của huyện Phúc Thọ hiện đang cần kết nối tiêu thụ.

Ông Cao Văn Ngân – Giám đốc Hợp tác xã Hương Bưởi (xã Vân Hà), cho biết việc tiêu thụ bưởi hiện ngày một khó khăn hơn do thị trường cạnh tranh nhiều. Đơn cử như gia đình ông, trước đây có thể thu 600 – 700 triệu đồng tiền bưởi mỗi năm, thì năm gần nhất (2023) chỉ thu được 400 triệu đồng.

Ngoài bưởi, chuối cũng là trái cây chủ lực của huyện Phúc Thọ. Toàn huyện hiện có 195ha chuối, được canh tác tập trung tại các xã: Vân Nam, Xuân Đình, Vân Phúc, Hát Môn… Hiện nay, nhiều diện tích chuối thuộc Hợp tác xã Chuối Vân Nam quản lý đã và đang cho thu hoạch, năng suất cao.

Giám đốc Hợp tác xã Chuối Vân Nam (huyện Phúc Thọ) Doãn Văn Thắng cho biết, sản phẩm chuối Vân Nam nhiều năm qua được người tiêu dùng đánh giá là có mã quả đẹp, chất lượng thơm ngon. Với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, chuối Vân Nam được quảng bá giới thiệu rộng rãi; hiện nay đã thâm nhập được vào một số kênh phân phối, trường học…

“Từ vài ba trăm trái chuối của những năm về trước, hiện nay chúng tôi đang tiêu thụ hàng vạn quả mỗi ngày. Thời điểm cuối năm, thành viên hợp tác xã đang thu hoạch và dự kiến tổng sản lượng chuối cần kết nối tiêu thụ khoảng 300 – 350 tấn…” – ông Doãn Văn Thắng chia sẻ.

Chất lượng là yếu tố tiên quyết

Những năm qua, việc phát triển và nhân rộng vùng chuyên canh bưởi, chuối được huyện Phúc Thọ đặc biệt quan tâm. Quy mô diện tích sau giai đoạn mở rộng hết tiềm năng, nay đang dần đi vào ổn định. Người dân cũng chú trọng nhiều hơn đến nâng cao chất lượng. 

 

Bùi Thị Dung – đại diện Công ty TNHH Minh Quang, cho rằng thị trường hiện nay rất cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì nhãn mác là hết sức quan trọng để nông sản Hà Nội nói chung, trái cây của huyện Phúc Thọ nói riêng dễ dàng thâm nhập các kênh phân phối tiêu thụ.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Cấn Văn Hồng cho biết, để hỗ trợ tiêu thụ hai sản phẩm trái cây chủ lực là bưởi và chuối, năm 2015, huyện đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Bưởi Phúc Thọ”. Cuối năm 2016, “Chuối Vân Nam” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Đến năm 2019, “Bưởi Tam Vân” cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Để hỗ trợ tiêu thụ bưởi, chuối cho bà con nông dân, vừa qua huyện Phúc Thọ phối hợp với Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Hà Nội đưa một số doanh nghiệp về khảo sát vùng trồng, kết nối xúc tiến thương mại. Sau khi thăm quan thực tế, hai doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực với 4 hợp tác xã, chủ thể sản xuất của huyện Phúc Thọ.

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Hà Nội Nguyễn Thành Trung, toàn TP hiện có 20.000ha cây ăn quả; bước đầu đã hình thành được những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, trong đó có vùng bưởi và chuối của huyện Phúc Thọ.

Thời gian qua, Chi cục đã kết nối các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, chuỗi siêu thị, hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Hà Nội với chủ thể sản xuất, hợp tác xã, người nông dân các địa phương, trong đó có huyện Phúc Thọ để tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản nói chung, giúp giải quyết bài toán đầu ra hỗ trợ nông dân.

Ông Nguyễn Thành Trung cũng nhấn mạnh: người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng “khó tính” và có nhiều lựa chọn. Do đó, việc nâng cao chất lượng trái cây là yêu cầu tiên quyết, để không bị hoa quả nhập ngoại lấn át. Đồng thời, mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tiêu thụ nông sản nói chung, trái cây nói riêng cho bà con nông dân Hà Nội.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tim-dau-ra-cho-trai-cay-chu-luc-cua-huyen-phuc-tho.html

Cùng chủ đề

Quỹ Khuyến nông Hà Nội Tiếp sức cho nông nghiệp Thủ đô phát triển

Nông dân thiếu vốn sản xuất Hộ ông Lê Đình Bình, ở xã Đông Yên (huyện Quốc Oai) hiện đang phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi với quy mô trang trại hơn 1.000 con. Gia đình ông rất muốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhưng chưa thực hiện được vì thiếu vốn. Để xây dựng chuồng trại quy mô khép kín, có hệ thống làm mát, máng ăn tự động... cần nguồn vốn khoảng...

Quỹ khuyến nông thúc đẩy cơ giới hoá tại huyện Thạch Thất

Với sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất), năm 2020, anh Khuất Văn Thơi, ở xã Lại Thượng đã được vay 500 triệu đồng vốn Quỹ khuyến nông để mua máy gặt đập liên hợp Kubota DC. Từ khi có máy gặt, anh Thơi đưa máy đi thu hoạch lúa khắp nơi, không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn ở các huyện, tỉnh...

Bế mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2024

Quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba năm 2024 là sự kiện quan trọng thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm ngày thành lập Đảng bộ khối các cơ quan TP Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở NN&PTNT Hà Nội (30/11/1954 – 30/11/2024). Festival được tổ chức nhằm tạo điều...

Hà Nội duy trì “đường dây nóng” tiếp nhận thông tin dịch bệnh động vật

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 339/KH-UBND về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025. Kế hoạch nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản với phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời; kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp quản...

mỗi năm nuôi 3 lứa ếch, nông dân thu lãi 600 triệu đồng

Gần 20 năm trước, ông Nguyễn Bá Phi đã thuê thầu diện tích canh tác nông nghiệp ở xứ đồng thôn An Thượng (xã Thượng Vực) để nuôi trồng thuỷ sản. Ít lâu sau, nhận thấy tiềm năng lớn từ con ếch, ông chuyển sang nuôi với quy mô lớn. Vạn sự khởi đầu nan, những ngày đầu bắt tay vào nuôi ếch, ông Phi gặp phải không ít khó khăn. Nguồn vốn đầu tư ban đầu cho nuôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội phát động phong trào thi đua “Sáng – Xanh

Kinhtedothi - Chương trình thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của TP Hà Nội, trong cam kết tạo ra bước đột phá về công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, phát triển bền vững. Sáng nay (17/12), UBND và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Tập trung giải quyết những điểm nghẽn để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Liên quan đến nhân tố quyết định sự thành công của kiến tạo kỷ nguyên mới, GS.TS Phùng Hữu Phú - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư cho rằng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thành công... Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn TP Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên...

phục hồi nhẹ trên sàn giao dịch

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 17/12: quay đầu giảm nhẹ

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) CMCU3 giảm nhẹ 0,1% xuống còn 9.040,5 USD/tấn. Hợp đồng đồng tháng 1 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải SCFcv1 đã giảm 0,4% xuống còn 74.400 Nhân dân tệ (10.218,80 USD)/tấn. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng nhẹ vào tháng 11, trong khi doanh số bán lẻ gây thất vọng, gây áp lực buộc Trung Quốc phải tăng cường kích...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Biến đồi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thánh trang trại tiền tỷ, trứng vịt to, tôm càng xanh to bự

Anh Lê Công Tuấn, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) đã biến vùng đồi khô cằn sỏi đá thành một trang trại trồng cam, bưởi, cây keo, nuôi vịt đẻ và nuôi tôm càng xanh to bự…đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm. ...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Giúp người dân thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm tại xã Yang Tao

Xã Yang Tao có 2.533 hộ với 10.158 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95,4%. Đến nay, theo kết quả rà soát của UBND xã Yang Tao, số hộ nghèo còn  580 hộ với 2,767 khẩu chiếm, 22,89 % tổng số hộ dân (giảm 4,41 % so với đầu năm 2024); đạt 100%  so với chỉ tiêu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã giao đầu năm và đạt 100% so với chỉ tiêu Ủy...

Cần cơ chế hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, vốn đầu tư mạnh mẽ để nông dân phát triển sản xuất

Gửi tâm tư đến Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) bày tỏ mong muốn các sở, ngành, địa phương và chính phủ có cơ chế hỗ trợ người nông dân ứng dụng mạnh...

Mới nhất

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) ...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Giá heo hơi hôm nay 17/12/2024 ghi nhận sự biến động giá tại các tỉnh thành trong cả nước, khi đồng loạt tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 66.000 đồng/kg Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2...

Chủ động phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch - dịch vụ được xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh Cao Bằng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã và đang tập trung phát triển du lịch - dịch vụ trở thành ngành...

Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay”

Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng...

Bữa tiệc cuối năm tại không gian “sống như nghỉ dưỡng” Lagoon Residences bên vịnh di sản

Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí thân tình, ấm áp Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí...

Mới nhất