Trang chủNewsKinh tếTiêu thụ điện vượt mốc tỷ kWh/ngày, sốt ruột ngóng dự án...

Tiêu thụ điện vượt mốc tỷ kWh/ngày, sốt ruột ngóng dự án điện lớn


Tiêu thụ điện vượt mốc tỷ kWh/ngày, sốt ruột ngóng dự án điện lớn

Lần đầu tiên trong lịch sử, vào ngày 28/5/2024, tổng lượng điện tiêu thụ trên cả nước đã vượt mốc 1 tỷ kWh/ngày. Dù đây là chỉ dấu đáng mừng của sự phát triển, nhưng cũng đặt ra thách thức mới trong việc đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục, an toàn.

Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, sản lượng điện thương phẩm của cả nước trong 5 tháng đầu năm đạt khoảng 110 tỷ kWh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiêu thụ điện tăng mạnh không chỉ bởi thời tiết nắng nóng gay gắt tái diễn ở nhiều khu vực trên cả nước, mà còn đến từ sự hồi phục của nền kinh tế sau giai đoạn Covid-19. Minh chứng là, lượng điện cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng trong thời gian trên tăng 11,1%; điện cấp cho tiêu dùng dân cư cùng thương mại – dịch vụ tăng tới 18%. Những con số này đều vượt xa mức dự báo tăng trưởng (chỉ khoảng 9,15%) đưa ra khi phê duyệt vận hành hệ thống năm 2024.

Rất mừng là từ khi bước vào cao điểm khô hạn nắng nóng (tháng 4/2024) đến nay, việc cấp điện vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên như đầu hè năm 2023. 

Để làm được điều này, ngành điện đã phải chuẩn bị từ tháng 10 năm ngoái và liên tục có các biện pháp điều chỉnh rất mạnh tay.

Cụ thể, các nguồn thủy điện có giá thành sản xuất thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân được huy động rất dè chừng theo tình hình thủy văn nước về, với mục tiêu giữ nước cao nhằm đảm bảo cung ứng điện đến cuối mùa khô (tháng 6). Cũng nhờ vậy, đến cuối tháng 5/2024, sản lượng điện tương ứng lượng nước tích trong các hồ là khoảng 7,8 tỷ kWh, cao hơn 2,1 tỷ kWh so với kế hoạch đặt ra.

Để giữ nước thủy điện, EVN cũng đã huy động tối đa nguồn nhiệt điện than, khí với mức giá nhiều khi cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành. Đơn cử, theo kế hoạch vận hành hệ thống được phê duyệt ban đầu, nguồn điện khí chạy bằng khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu gần như không đáng kể trong cả năm 2024, thì nay, hệ thống đã dùng tới tàu LNG thứ 3 để phục vụ phát điện. Tính ra, nguồn điện than, khí được huy động trong 5 tháng đầu năm đã vượt kế hoạch điều chỉnh 3,52 tỷ kWh. 

Như vậy, để đảm bảo cấp điện liên tục và ổn định, EVN đã phải hy sinh mục tiêu cân đối tài chính của mình. Chưa kể, việc hạn chế phát thủy điện còn khiến nhiều địa phương liên quan rất phiền lòng vì hụt thu ngân sách, vì lo không đủ nước cho sinh hoạt và nông nghiệp mùa khô hạn. 

Cũng rất may là từ đầu cao điểm mùa khô (tháng 4) tới nay, mới chỉ có 2 đợt nắng nóng cao điểm. Nếu nắng nóng nhiều hơn và kéo dài, thì nỗ lực đảm bảo điện cho nền kinh tế có thể sẽ phải đối diện với những thách thức không hề mới, như có công suất nhưng không thể phát điện như kỳ vọng, bởi máy cũng “mệt” vì nóng.

Song với nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế hiện nay, hệ thống điện rõ ràng cần sớm được bổ sung cả công suất và sản lượng từ các dự án điện mới, nhất là khi đường dây 500 kV mạch 3 đang được đẩy nhanh thi công cũng chỉ giúp tăng thêm chưa tới 2.000 MW cho miền Bắc, nhưng phải kèm điều kiện là miền Trung và miền Nam thừa điện để chuyển ra.

Nhu cầu điện rất cao, nhưng việc triển khai các dự án nguồn điện mới và lớn, nhất là ở miền Bắc, lại chưa mấy khả quan.

Cuộc họp mới đây giữa Bộ trưởng Bộ Công thương với 15 địa phương và chủ đầu tư liên quan 23 dự án điện khí (quy mô 30.424 MW) trong danh mục các dự án trọng điểm đầu tư của Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII cũng cho thấy, những dự án này tiến triển rất chậm. Thậm chí, cơ hội bứt phá cũng chưa rõ ràng, dù có ban hành cơ chế cho các dự án điện khí như dự thảo hiện nay. Đó là bởi, nhiều nhà đầu tư tư nhân hiện chưa thể ước định được hiệu quả mang lại để mạnh dạn xuống tiền.

Không chỉ dự án điện khí, các dự án mới về điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ cũng ít chuyển động. Nguyên nhân chính là do chính sách hiện tại chưa rõ ràng hoặc chưa hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. 

Để đạt được tổng công suất hệ thống là 85.000 MW ở thời điểm hiện nay, ngành điện đã trải qua 70 năm xây dựng và phát triển. Vì thế, mục tiêu nâng công suất lên 150.489 MW vào năm 2030, tức gần gấp đôi mức hiện có trong thời gian gần 7 năm nữa đòi hỏi phải có chính sách đột phá, cũng như cách làm mới từ hệ thống quản lý nhà nước. Một khi chính sách không hấp dẫn, thì sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư tư nhân rót vốn triển khai dự án và tất yếu, việc hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch đề ra sẽ là điều không tưởng.





Nguồn: https://baodautu.vn/tieu-thu-dien-vuot-moc-ty-kwhngay-sot-ruot-ngong-du-an-dien-lon-d216570.html

Cùng chủ đề

Thị trường điện cạnh tranh sau 20 năm bàn thảo vẫn ‘rất mờ nhạt, rất xa vời’

Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng muốn có thị trường điện cạnh tranh thực sự, góp phần quan trọng gỡ những rối rắm hiện nay của ngành điện, phải thay đổi triệt để. Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho...

Đại biểu Quốc hội: Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do bù chênh giá điện

Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do phải bù chênh lệch giá điện, mua cao phải bán cao, không thể mua cao lại bán thấp. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu ý kiến khi phát biểu thảo...

Điểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện

Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng. Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng. Việc triển khai...

Đề xuất cơ chế giá điện mới công bằng hơn, áp dụng từ 2025?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa báo cáo Bộ Công Thương về Đề án “Xây dựng hệ thống giá bán điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng) và lộ trình áp dụng cho ngành Điện Việt Nam”. Trong đó EVN cho biết, đơn vị tư vấn cho rằng phương án lý tưởng nhất để áp dụng cơ chế giá điện hai thành phần là từ 1/1/2025, nếu như giai đoạn thử nghiệm được triển khai...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ

Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Thương mại hàng hóa của...

Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm

Các doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối nămCác doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. ...

Yêu cầu nhà đầu tư chiến lược giải ngân toàn bộ vốn trong 5 năm là rất khó

Quy định nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM phải cam kết giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ đầu tư tham gia dự án lớn. Yêu cầu nhà đầu tư chiến lược giải ngân toàn bộ vốn trong 5 năm là rất khóQuy định nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM phải cam kết giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm có thể...

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để...

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Mới nhất