Tiểu đường thai kỳ là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng trong quá trình mang thai. Những trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường nên áp dụng chế độ ăn hợp lý để kiểm soát được lượng đường huyết, tránh gây ra biến chứng với mẹ bầu mà vẫn đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và hạn chế ăn những gì?
1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ bầu cần hiểu rõ về căn bệnh này. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa xảy ra khi mang thai và đa phần bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 6 tuần sau sinh.
Mẹ bầu được phát hiện tiểu đường thai kỳ qua xét nghiệm máu
Khi bị tiểu đường thai kỳ, đa phần mẹ bầu thường không có triệu chứng gì của người bị tiểu đường, một số mẹ bầu có thể xuất hiện những biểu hiện như tăng cân nhanh, mệt mỏi, liên tục khát nước và thường xuyên đi tiểu,… Kết quả xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường huyết cho thấy có 1 trong 3 giá trị lớn hơn tiêu chuẩn.
2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi
Nếu không kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như quá trình phát triển của em bé trong bụng. Cụ thể:
– Đối với người mẹ:
+ Bị tăng huyết áp khi mang thai, nguy cơ tiền sản giật gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
+ Tăng nguy cơ sinh mổ do thai nhi quá to.
+Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
+ Người mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
+ Có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai.
– Đối với thai nhi:
+ Thai thường phát triển nhanh, to hơn bình thường (trên 4kg). Thai quá to sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh và khiến cho mẹ bầu rất khó khăn trong việc sinh thường.
+ Có nguy cơ cao bị sinh non. Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm để hạn chế tình trạng thai quá to.
+ Khó thở nghiêm trọng.
+ Lượng đường máu thấp ngay khi chào đời, tăng nguy cơ bị co giật, suy hô hấp.
+ Tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hoặc tử vong sau sinh.
+ Tăng nguy cơ bị vàng da sau sinh và nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
3. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Với những biến chứng nêu trên, bạn đọc đã hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường đối với mẹ bầu và thai nhi, ngay cả sau khi chào đời. Do đó, nếu bị tiểu đường thai kỳ, chị em cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, hạn chế biến chứng bệnh, để đảm bảo mẹ khỏe và con phát triển tốt.
Mẹ bầu nên ăn rau nếu bị tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát tốt lượng đường máu và đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi?
– Trước hết, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hiểu rõ về mục tiêu chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này là:
- Ổn định đường máu, đưa chỉ số này về mức an toàn: Cần lên kế hoạch ăn uống để đường máu không tăng quá nhanh hoặc giảm quá thấp.
- Kiểm soát được huyết áp để hạn chế những biến chứng đối với hệ tim mạch.
- Kiểm soát cân nặng, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 10-12kg trong giai đoạn mang thai.
- Giúp mẹ bầu thoải mái, suy nghĩ tích cực hơn.
– Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn một số loại thực phẩm sau:
Thai phụ bị tiểu đường nên ăn cá
+ Nên ăn những thực phẩm ít gây tăng chỉ số đường huyết, đặc biệt là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ chẳng hạn như các loại rau, các loại đậu, các loại trái cây, yến mạch, gạo lứt,…
+ Tiêu thụ nhóm thực phẩm có chứa chất béo không bão hoà chẳng hạn như dầu ô liu, dầu lạc, bơ, các loại hạt, cá ngừ, cá mòi, hạt chia,…
+ Ăn một số thực phẩm nhiều nạc và giàu protein như ức gà, cá, đậu, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt mắc ca hay hạt điều,…
+ Bên cạnh đó, chị em cũng nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để hạn chế lượng đường trong máu bị tăng cao quá mức hoặc hạ thấp quá mức. Tốt nhất, chị em nên chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
– Những thực phẩm nên hạn chế: Ngoài những món ăn nên bổ sung, chị em cũng cần hạn chế ăn những loại thực phẩm sau để bảo vệ sức khỏe nếu bị tiểu đường thai kỳ:
+ Thực phẩm dễ làm tăng đường huyết chẳng hạn như khoai lang, bánh mì, khoai tây, bánh kẹo, các loại kem, chè, hay một số loại hoa quả ngọt,…
+ Mẹ bầu cũng nên giảm muối trong món ăn, hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều dầu và muối dễ làm tăng huyết áp.
+ Không nên ăn những thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ để hạn chế nguy cơ tăng mỡ máu, chẳng hạn như lòng đỏ trứng gà, thức ăn chiên xào, nội tạng,…
+ Bên cạnh đó chị em cũng không nên ăn các loại nước ngọt có gas, nước chè đặc, cà phê hay bia rượu,…
Chị em nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của chuyên gia
Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ bầu đã tìm ra được câu trả lời chi tiết cho thắc mắc “bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì”. Có thể nói rằng, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với cả mẹ và thai, nhất là đối với mẹ bầu đang bị tiểu đường. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên duy trì thói quen sống khoa học như ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên khám thai,… để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám thai mà chị em có thể hoàn toàn an tâm. Khi lựa chọn dịch vụ khám thai tại đây, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe ở những mốc quan trọng, làm các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ, bao gồm xét nghiệm tiểu đường. Trường hợp mẹ bầu gặp khó khăn khi đi lại, có thể lựa chọn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà với mức giá vô cùng hợp lý.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/tieu-duong-thai-ky-nen-an-gi-de-bao-ve-me-va-thai-nhi