Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống

Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống


Để bảo đảm điện năng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư cho nguồn cung sản xuất và phân phối điện thì về phía cầu tiêu thụ, làm sao sử dụng điện một cách hiệu quả, bền vững và tiết kiệm cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống

Tỷ lệ sử dụng năng lượng chưa hiệu quả

Để có góc nhìn tổng quan, toàn diện về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả điện năng; việc lan tỏa các chương trình tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội; các giải pháp cả trước mắt và lâu dài trong sử dụng hiệu quả, bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng điện… vào chiều ngày 15/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm về “Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống” với sự tham dự của là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các chuyên gia năng lượng, doanh nghiệp là khách hàng sử dụng điện… để hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề này.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, nước ta là quốc gia có tỷ lệ sử dụng năng lượng chưa hiệu quả bằng một số nước khác. Ví dụ, so sánh theo hệ số quy đổi, để có 1.000 USD chúng ta cần 376 tấn dầu quy đổi, trong khi trung bình trên thế giới chỉ vào khoảng 170 tấn dầu quy đổi, với các nước trong OECD thì con số này khoảng 104 tấn dầu quy đổi, với Singapore là 99 tấn dầu quy đổi, Nhật Bản là 90 tấn dầu quy đổi. Như vậy, để có 1.000 USD, chúng ta đang tiêu thụ năng lượng gấp khoảng 2-3 lần các quốc gia khác. “Đây là thách thức rất lớn để chúng ta phải làm tốt hơn công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm điện trong thời gian tới”, ông Lâm nói.

Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhất là tiết kiệm điện, đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện thành công tác thường xuyên trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, theo ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, trong năm 2023 Bộ Công Thương đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương

Năm 2024 được nhận định là năm chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tình hình El Nino còn diễn ra phức tạp cũng như nhu cầu về sử dụng điện được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh do đà phục hồi kinh tế và phục hồi sản xuất, nhất là các ngành hàng chế biến xuất khẩu trong năm nay. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản cũng như 63 UBND tỉnh, thành phố trên toàn quốc thực hiện nghiêm và mạnh mẽ các giải pháp về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 20/2023 và Kế hoạch thực hiện năm 2024.

Song song với đó, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên ngành về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trong năm 2024 và giao cho cơ quan đầu mối là Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững triển khai thực hiện ngay trong quý I, cố gắng sẽ hoàn thành vào quý II, đầu quý III năm nay để bảo đảm việc hướng dẫn, giám sát cũng như xử lý các vấn đề tồn đọng về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; kịp thời tổ chức thực hiện cũng như hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trọng điểm, cơ sở sử dụng năng lượng, sử dụng điện trọng điểm, thực hiện có hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

Cần hình thành thói quen, văn hóa tiết kiệm điện

Về công tác tuyên truyền để thực hiện Chỉ thị 20, Bộ Công Thương đã xây dựng bộ nhận diện của chương trình tiết kiệm điện và khẩu hiệu của chương trình là “Tiết kiệm điện thành thói quen”. Kèm theo đó, ban hành các sổ tay hướng dẫn và các hướng dẫn trên trang tietkiemnangluong.com.vn, trang thông tin điện tử chính thức của chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cũng như gửi bản mẫu thiết kế cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương để có thể kịp thời phổ biến, hướng dẫn đến các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội trên địa bàn toàn quốc.

Theo TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, Chỉ thị số 20 không chỉ phát động phong trào thi đua mà còn như một chương trình hành động quốc gia. Đó là điều khác biệt bởi nếu chỉ là phong trào thì nhiều khi chỉ mang tính cổ động, khuyến khích. Trong Chỉ thị 20, chúng ta thấy có 2 cách tiếp cận, vừa là một chương trình hành động quyết liệt nhưng cũng có sự khuyến khích, phát động phong trào.

TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế
TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế

“Chỉ thị đã đặt rõ các mục tiêu, như trong giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025… Đây là cách tiếp cận mục tiêu rất rõ ràng buộc ta phải có cam kết thực sự, cam kết chính trị, tức là phải hành động”, TS. Trần Đình Thiên nói.

Chuyên gia này cho rằng, trong lĩnh vực điện, chúng ta cảm nhận được cách triển khai của Chính phủ là toàn tuyến, toàn diện, toàn cấp, toàn ngành, từ Trung ương đến các địa phương. Chính phủ ra Chỉ thị rồi giao việc cho các bộ, đặc biệt là Bộ Công thươngBộ Tài chính. Mọi nhiệm vụ, giải pháp cũng rất rõ. Địa phương có những cách làm khuyến khích, đưa phong trào thi đua xuống đến doanh nghiệp, người dân… Nhưng phần gắn với khía cạnh phong trào có lẽ phải bàn sâu hơn nữa, Chính phủ phải chủ động để làm sao ý thức tiết kiệm điện như nét văn hóa. Cần nâng cao ý thức, giáo dục công dân coi điện là tài nguyên quý giá của con người. Thời gian qua, truyền thông đã làm mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo, tới đây sẽ phải làm tốt hơn nữa.

Và sự nỗ lực, chung tay của tất cả các bên

Trong khi đó theo ông Hà Đăng Sơn, Chuyên gia năng lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, câu chuyện đầu tiên trong tiết kiệm điện liên quan đến nhận thức, hình thành thói quen mà thói quen của chúng ta được xây dựng qua quá trình lâu dài chứ không phải chỉ thông qua những phong trào mang tính chất ngắn hạn. Đấy cũng là lý do tại sao Chính phủ, Bộ Công Thương liên tục đưa ra những yêu cầu, chỉ thị, hướng dẫn trong câu chuyện tạo ra thói quen, nhận thức mới của người tiêu dùng từ các hộ gia đình tới các doanh nghiệp. Bởi vì mỗi chúng ta nếu không có thói quen tốt, không biến thành việc làm bình thường hằng ngày thì chúng ta sẽ cảm thấy cực kỳ khó khăn.

Cũng cần nhắc lại, những hoạt động liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, liên quan đến tiết kiệm điện của chúng ta có từ rất lâu, hơn 20 năm. Phải chăng nhận thức của cộng đồng chúng ta đã đủ chín để bắt đầu đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn, mang tính chất bắt buộc hơn chứ không phải câu chuyện không muốn thì thôi? Như vừa rồi chúng ta thấy, Nghị định 100 của Chính phủ về cấm rượu bia, xử phạt rất nặng và sau một thời gian, người dân tuân thủ và dần thói quen, hành động của người dân khác hẳn. Phải chăng tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên cũng phải có những chế tài nặng như thế thay vì hiện nay các quy định đa phần vẫn mang tính chất khuyến khích, giáo dục.

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh
Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh

Cũng theo ông Hà Đăng Sơn, hiện nay Việt Nam chưa có mạng lưới tiết kiệm năng lượng đủ mạnh. “Vừa rồi có tin vui là Bộ Công Thương đã thúc đẩy và có sự ra đời mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam, bắt đầu trong năm 2023-2024. Đã thấy có rất nhiều hoạt động, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh. Hy vọng trong thời gian tới Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan cũng sẽ thúc đẩy để làm sao mạng lưới tiết kiệm năng lượng của chúng ta mạnh lên”, chuyên gia này kỳ vọng.

Vĩnh Phúc là tỉnh phát triển công nghiệp dịch vụ, nhu cầu sử dụng điện rất lớn và tăng trưởng rất nhanh. Những năm vừa qua, bình quân điện năng tiêu thụ hằng năm của Vĩnh Phúc tăng trưởng khoảng 14%, công suất tăng trưởng khoảng 11%. Riêng trong năm 2023, sản lượng tiêu thụ của Vĩnh Phúc đạt khoảng 4 tỷ kWh, trong đó điện năng cho công nghiệp-xây dựng khoảng 65%.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Viết Sơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc cho biết, mặc dù sự tăng trưởng cao nhưng lưới điện của Vĩnh Phúc những năm vừa rồi luôn được phát triển, củng cố và bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tiết kiệm điện, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành chương trình của tỉnh, tập trung vào xác định rõ chỉ tiêu về thực hiện tiết kiệm cho từng đối tượng sử dụng điện, cho từng giai đoạn. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; các đơn vị phân phối điện, bán lẻ điện trên địa bàn; đối với khách hàng sử dụng điện (cho từng đối tượng) cũng có những chỉ tiêu và kết quả cụ thể.

Tỉnh cũng đồng thời đề ra các giải pháp về truyền thông tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn, hiệu quả; yêu cầu có các biện pháp cụ thể cho từng đối tượng doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm); xây dựng, tổ chức vận hành của các đơn vị phân phối điện để bảo đảm cấp điện an toàn ổn định trong tất cả các tình huống…

Ông Nguyễn Viết Sơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc
Ông Nguyễn Viết Sơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc

“Qua việc triển khai quyết liệt các giải pháp, riêng trong năm 2023, theo như số lượng tổng hợp của chúng tôi, ước tính tiết kiệm điện khoảng 87 triệu kW. Nhưng quan trọng hơn là mặc dù rất khó khăn trong vấn đề cấp điện nhưng tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn bảo đảm phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng”, ông Nguyễn Viết Sơn cho biết.

Là doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ lượng điện năng lớn, ông Trần Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam tại tọa đàm đã chia sẻ một số thông tin doanh nghiệp này đã hưởng ứng, triển khai thực hiện các giải pháp, chương trình thực hành tiết kiệm điện năng.

Ông Trần Anh Tuấn, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
Ông Trần Anh Tuấn, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam

Cụ thể, Panasonic Việt Nam đã triển khai các giải pháp thực hành tiết kiệm điện như tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng ở công ty cũng như ở gia đình; duy tu, cải tạo các thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng điện; khuyến khích và đưa ra các ý tưởng tiết kiệm điện tại từng bộ phận sản xuất trong công ty; tiến hành thay thế toàn bộ đèn chiếu sáng trong công ty bằng các đèn LED tiết kiệm điện; cải tạo hệ thống điều hòa trong các phân xưởng, lắp đặt bộ tắt điện tự động để bật tắt trong các khung giờ có nhân viên sử dụng và không sử dụng… Bên cạnh đó, rà soát tối ưu hóa việc sử dụng khí nén cho sản xuất. “Chúng tôi đang nỗ lực phấn đấu tiến tới Net Zero vào năm 2030”, ông Trần Anh Tuấn thông tin.

Tại tọa đàm, đại diện các bên cũng đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để triển khai thành công hơn nữa các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nói chung và tiết kiệm điện nói riêng.

Trong đó chú trọng vào các giải pháp về tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng để văn hóa sử dụng điện phải trở thành lối sống, nhu cầu thiết thân của mỗi người; tập trung nhiều hơn vào công tác hiện đại hóa hệ thống đo đếm, hiện đại hóa công tác vận hành hệ thống điện, ứng dụng công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn, tương tác với khách hàng tốt hơn; làm tốt việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong khối doanh nghiệp (nhất là các nhóm khách hàng sản xuất công nghiệp) thông qua các giải pháp như bám sát nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp để có thể dự báo phụ tải tốt hơn, lập biểu đồ phụ tải phản ánh đúng nhu cầu của doanh nghiệp, giữa khu vực và toàn quốc để từng bước điều chỉnh các đỉnh của biểu đồ phụ tải phù hợp với khả năng, độ khả dụng của các hệ thống điện…

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn nhất quán quan điểm “phải đảm bảo điện năng trong mọi tình huống” và đã có những chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ; ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo phát động và đẩy mạnh nhiều chương trình hành động sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả. Gần đây nhất là Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo với những giải pháp hết sức toàn diện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Đây thực sự là những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững ngành điện.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tiet-kiem-dien-tu-chinh-sach-den-cuoc-song-151719.html

Cùng chủ đề

Xu hướng chăn nuôi bò thịt dựa trên công nghệ và thị trường

Chăn nuôi bò thịt trên thế giới đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công nghệ và yêu cầu thị trường,...

Đoàn công tác Quốc hội khảo sát thực tế dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Đoàn công tác Quốc hội khảo sát thực tế dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tường minh các nội dung cần làm rõ để bảo đảm triển khai đầu tư hiệu quả. ...

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tối ưu hóa chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng

Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (MCK: BSR) chủ trương tập trung vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất ở dải công suất tối ưu để tối đa lợi nhuận, đồng thời áp dụng các giải pháp tiết kiệm trong điều hành, sản xuất kinh doanh. Các giải pháp tiết kiệm chi phí trong vận hành, sản xuất Những năm gần đây, nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa hệ thống biến tần cho động cơ PM-5207A vào...

Chương trình kết nối ngân hàng

Vay vốn để tăng tốc sản xuất cuối năm Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi chậm, lợi nhuận chưa cao, nên việc ngân hàng và doanh nghiệp “tìm đến nhau” với lãi suất cho vay hợp lý là kịp thời, nhất là giai đoạn tăng tốc sản xuất vào cuối năm. Ông Lê Văn Thể - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xây dựng và Kết cấu Hợp Phát cho biết, hiện...

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), tăng giá theo nhận định là có tác động tới doanh nghiệp, nhưng sẽ không lớn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ nút thắt thể chế Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7% ...

Đột phá xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc thu về 4,09 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66% tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Với kết quả này, chỉ trong vòng 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt mức cao nhất và vượt giá trị xuất khẩu các năm trong giai đoạn 2013-2023. ...

Trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao

Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tăng kết nối, mở ra không gian phát triển mới Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn...

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 12/11

Tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng, chỉ số VN-Index giảm 5,50 điểm hay lũy kế 10 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 12/11. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 4-8/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/11 ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. Ngày 12-11, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Giá USD ngân hàng tiếp đà suy yếu

Giá USD ngân hàng tiếp đà suy yếu từ phiên cuối tuần trước. Hôm nay, có ngân hàng hạ giá USD 70-80 đồng ở chiều mua vào. Trong phiên giao dịch hôm nay (11/11), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD là 24.263 đồng/USD, giảm 15 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong ngày hôm...

Cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/11/2024: Lãi suất huy động vượt đỉnh 6,3%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/11/2024 có thêm ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động lên 6,3%/năm, thậm chí còn cao hơn nếu khách hàng đáp ứng đủ điều kiện. Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) - ngân hàng liên doanh giữa VietinBank và Cathay United Bank (Đài Loan) - mới đây đã tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất 6,3%/năm dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn từ 24 tháng trở lên.  Nhà băng...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm thêm nửa triệu đồng

(NLĐO)- Mỗi lượng vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 sáng nay tiếp tục đi xuống trong bối cảnh giá vàng thế giới về thấp nhất 3 tháng qua. ...

Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn

Chỉ sau 3 phiên giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 16% giá trị, tương đương vốn hóa bốc hơi hơn 1.700 tỷ đồng. Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sànChỉ sau 3 phiên giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 16% giá trị, tương đương vốn hóa bốc hơi hơn 1.700 tỷ đồng. ...

Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất

Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản và tiêu điểm thị trường chung cư được PropertyGuru Việt Nam công bố ngày 13/11 gây chú ý khi cho thấy phân khúc căn hộ hạng sang, siêu sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang được người giàu Hà Nội quan tâm, tìm mua.Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng Giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về...

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm ‘cán’ mốc kỷ lục 60 tỷ USD

(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD. 14/11/2024 06:55 Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản...

Mới nhất

HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) vinh dự là doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận Thương hiệu Quốc gia 7 lần liên tiếp.   Danh hiệu này tiếp tục góp phần đánh dấu sự trưởng thành của HABECO - một trong những doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam. HABECO được...

Sóc Trăng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập, phát triển

VOV.VN - Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc “Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024” với chủ...

Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc

  Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mô hình mã số vùng nuôi trồng kết hợp truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái và bảo tồn môi trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch, an toàn ngày càng cao, tỉnh Bà Rịa -...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 13/11 theo giờ địa phương, tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro, ngay sau lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm chính thức với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra. Kết thúc hội đàm, Tổng thống Dina Boluarte đã chủ trì lễ trao...

Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD

Sáng 12/11, Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2, với tổng mức đầu tư 45 triệu USD được tổ chức tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USDSáng 12/11, Lễ động thổ xây dựng Nhà...

Mới nhất