Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiết học văn "bùng nổ" của khóa học sinh đầu tiên Trường...

Tiết học văn “bùng nổ” của khóa học sinh đầu tiên Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa


Thực hiện trong thời gian 6 tuần nhưng thực tế chỉ có 1 tiết/tuần, cả thầy và trò Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa đã có buổi báo cáo chuyên đề về văn học dân gian với nhiều bất ngờ, thú vị vào ngày 23-10.

Người dân ba miền Bắc, Trung, Nam tỏ tình thế nào?

Với đề tài “Tìm hiểu về đặc điểm ca dao tình yêu đôi lứa”, nhóm học sinh lớp 10A3, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa khiến những người tham dự bất ngờ về sự công phu trong tìm tòi, so sánh ở lĩnh vực nhiều người từng trải qua, đó là…tình yêu đôi lứa. 

Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam lại hoàn toàn khác nhau. Nhất là ở thời phong kiến, để bắt đầu một mối tình, không phải cứ bày tỏ trực tiếp, mặt đối mặt mà thường được đưa vào ca dao như một cách bộc lộ cảm xúc thật trữ tình.

Tiết học văn

Một tiết mục kịch

Tại miền Bắc, vì ảnh hưởng của chế độ lễ giáo, khuôn phép làng xã in sâu trong tâm trí nên cái yêu, cái thương của họ có sự can thiệp sâu của lý trí, chuẩn mực đạo đức… Do đó, người dân Bắc Bộ ít nhiều có sự ràng buộc trong những câu nói, lời yêu của họ. 

Vì vậy, khi nói về tình yêu, họ thường mượn các hình ảnh trầu-cau, mận-đào để thay lời tỏ tình, như: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

Còn ở miền Trung, mảnh đất với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến đến quan niệm và cách thể hiện tình yêu của người miền Trung trong ca dao: “Anh về cuốc đất trồng cau/ Cho em trồng ghé cây trầu một bên/Đôi ta như lứa đôi chim/ Cùng nhau xây đắp ấm êm trọn đời”.

Trong khi đó, người dân miền Nam nổi tiếng với tính tình phóng khoáng, hào sảng. Vì vậy, cách thể hiện tình cảm cũng cởi mở, mãnh liệt: “Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm/Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nay”.

Tiết học văn

Học sinh báo cáo chuyên đề

Lý giải về chọn đề tài, em Nguyễn Trương Khánh Hà, thành viên của nhóm 10A3, cho biết văn học dân gian nghe qua tưởng chừng rất khô khan, khó “để vào đầu”, nhưng khi có điều kiện tìm hiểu sâu mới phát hiện ra rất nhiều thú vị, giàu cảm xúc. 

“Chỉ ngay cách tỏ tình, thể hiện nỗi nhớ thương trong tình yêu đôi lứa mà mỗi vùng, miền cũng có cách thể hiện khác nhau. Việc chọn đề tài cũng gần gũi với lứa tuổi của chúng em hiện nay” – Khánh Hà chia sẻ.

Trong khi đó, nhóm học sinh của lớp 10A1 lại chọn đề tài “khó nhằn” hơn đó là những dấu ấn tinh thần của người Ê Đê cổ trong đoạn trích “Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần mặt trời”, một nhóm của lớp 10A2 lại chọn đề tài “Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hy Lạp”.

Điểm khác biệt của Chương trình GDPT 2018

Cô Nguyễn Thị Kim Phượng, giáo viên Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, cho biết trước đây, ở chương trình cũ, học sinh chỉ học các tiết theo phân phối chương trình, không có phần chuyên đề. Việc có chuyên đề ở từng bộ môn trong chương trình GDPT 2018 giúp các em có điều kiện, thời gian tìm hiểu sâu hơn về các mạch kiến thức. 

Tiết học văn

Việc có chuyên đề ở từng bộ môn trong chương trình GDPT 2018 giúp học sinh có điều kiện, thời gian tìm hiểu sâu hơn về các mạch kiến thức.

Với văn học dân gian, chính giáo viên cũng bất ngờ khi các em rất hứng thú khi tự chọn đề tài để thực hiện chuyên đề. Quá trình chọn đề tài, tìm hiểu sâu, nghiên cứu ngoài truyền cảm hứng văn chương còn giúp các em nâng tầm nhận thức. Những đề tài tưởng như xa lạ nhưng lại rất gần gũi, tạo đam mê, khao khát khám phá những điều mới mẻ. 

“Từ học văn học, các em hiểu biết hơn về văn hóa, về lòng tự hào về văn hóa dân tộc. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ra đời trong quá trình làm đề tài và báo cáo chuyên đề như nghiên cứu phong tục tập quán, bảo tồn văn hóa của người Ê Đê…” – cô Phượng cho biết

Tiết học văn

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ra đời trong quá trình làm đề tài và báo cáo chuyên đề

Thầy Ngô Văn Đát, giáo viên hướng dẫn, cho biết trong quá trình tìm đề tài thực hiện chuyên đề và báo cáo, chính các em thực hiện hoàn toàn, từ khâu lên ý tưởng, tìm tư liệu, nghiên cứu, trình chiếu báo cáo… Điều này giúp học sinh rất nhiều trong các khâu để hình thành bài tiểu luận, thuận lợi trong quá trình học tập sau này ở đại học của các em. Ngoài ra còn truyền thói quen đọc sách, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả các mục tiêu của môn ngữ văn 10 ở chương trình 2018.

Theo cô Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, đây là khóa học sinh đầu tiên của ngôi trường mới. Các em chuyên nghiệp, tự tin trong việc chú thích hình ảnh, thể hiện sự tôn trọng bản quyền, làm tiểu luận, viết báo cáo…

“Không cứ phải qua các bài kiểm tra truyền thống, việc có thêm những hình thức học tập mới, sáng tạo sẽ tạo nên những giờ học thú vị, hiệu quả” – cô Thủy gửi gắm.



Nguồn: https://nld.com.vn/tiet-hoc-van-bung-no-cua-khoa-hoc-sinh-dau-tien-truong-thcs-thpt-tran-dai-nghia-196241023173230795.htm

Cùng chủ đề

Người kỹ sư đam mê nghiên cứu khoa học

Anh Nguyễn Trọng Nhân - Tổ trưởng vận hành thiết bị, Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (TPHCM) luôn được đồng nghiệp nể phục bởi tinh thần đam mê sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Gắn bó nhiều năm với ngành cấp nước, anh hiểu rõ thuận lợi, cả khó khăn, rủi ro của người lao động. ...

Gần 200 người học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế

Ngày 16-12, gần 200 học viên đến từ các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp đã tham gia khóa học chuyên gia 'Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế'. Lệ thuộc vào AI...

Đề nghị kỷ luật 3 lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi

(NLĐO)- Vi phạm của 3 lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi đều ở mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. ...

Làng văn hóa ở ngã ba biên giới

Cách trung tâm huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chừng 15km về phía Bắc, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục có gần 120 hộ với 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng sinh sống. Vào những ngày cuối tuần, tiếng cồng chiêng, tiếng hát xoang rộn rã, cuốn hút các đoàn khách đến thăm.“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi...

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một tạp chí khoa học đa ngành, liên ngành uy tín quốc gia, hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hương Giang, Tổng Biên tập Tạp chí, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Airbus mang máy bay săn ngầm đến triển lãm quốc phòng Việt Nam

(NLĐO)- Tập đoàn Airbus mang đến các giải pháp công nghệ quốc phòng tiên tiến, được thiết kế nhằm tăng cường năng lực quốc gia và góp phần ổn định khu vực. ...

Một ngân hàng bất ngờ tung gói cho vay lãi suất 1,2%/năm

(NLĐO) – Bất chấp lãi suất huy động nhích lên, mặt bằng lãi vay vẫn giảm so với đầu năm và doanh nghiệp có thể vay đầu tư dự án với lãi suất thấp kỷ lục. ...

Có 10 triệu đồng mua trái phiếu ngân hàng nào để được lãi cao?

(NLĐO) – Một ngân hàng vừa phát hành trái phiếu dự kiến huy động 1.300 tỉ đồng với lãi suất năm đầu tiên 8,2%/năm. ...

Thủ tướng nêu 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, thể thao, du lịch

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội ...

Hiến kế cho Đà Lạt phát triển du lịch xanh bền vững từ “nội lực”

(NLĐO) - Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong ngành văn hóa, du lịch có nhiều góp ý để Đà Lạt phát triển du lịch xanh, bền vững. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Hơn 5000 học sinh, sinh viên tham gia “Ngày hội Toán học mở TP.HCM”

"Ngày hội Toán học mở TP.HCM" năm 2024 với chủ đề “Chơi cùng Toán học – Playing with Math” đã thu hút hơn 5.000 học sinh, sinh viên từ khắp các trường học trên địa bàn TP.HCM. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Giao thông vận tải có tân hiệu trưởng

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, 51 tuổi, quê Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải, ông là phó hiệu trưởng kiêm giám đốc phân hiệu tại TP.HCM. Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng...

Hơn 224.000 sinh viên nộp đơn kiện 17 đại học Mỹ

Vụ kiện ban đầu nêu tên 16 trường là Đại học Yale, Đại học Columbia, Đại học Duke, Đại học Brown, Đại học Emory, Đại học Georgetown, Viện Công nghệ California, Đại học Northwestern, Đại học Cornell, Dartmouth College, Đại học Pennsylvania, Đại học Vanderbilt, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Notre Dame, Đại học Rice và Đại học Chicago. Sau đó, Đại học Johns Hopkins được thêm vào đơn kiện.Những người đâm đơn kiện nói rằng...

Tư vấn tuyển sinh du học Nga dành cho học sinh tỉnh Nghệ An

NDO - Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An tổ chức buổi gặp mặt trực tuyến và tư vấn tuyển sinh dành cho học sinh các trường phổ thông tại tỉnh Nghệ An. Tham dự chương trình, tại điểm cầu Nghệ An, có ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; lãnh đạo Sở...

Thêm nhiều trường bỏ xét tuyển học bạ

Năm 2025, nhiều trường đại học thông tin sẽ bỏ phương thức xét tuyển học bạ hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển của phương thức này trong tuyển sinh. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa thông báo dự...

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về các gói học phí dài hạn tại những trường quốc tế, thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh "nếm trái đắng" mà mới nhất là vụ trường Saigon Star... Trao đổi với...

Mới nhất

“Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức

Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các cơ quan thẩm định trong việc lùi thời gian hoàn thành toàn tuyến đến tháng 9/2026. Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các...

The Nelson – tái định nghĩa phong cách sống sang trọng

Rời xa nhịp sống gấp gáp để bước vào thế giới của sự tinh tế và tĩnh lặng, The Nelson được chế tác dành riêng dành cho giới tinh hoa, khẳng định phong cách sống sang trọng khi sở hữu vị trí độc tôn, tiện ích độc quyền và dịch vụ quản lý vận hành tiêu chuẩn quốc tế. Rời...

Trường Cao đẳng THACO tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Ngày 19/11, Trường Cao đẳng (CĐ) THACO...

Đưa sản phẩm OCOP ‘made in Lai Châu’ vươn xa, bay cao

(Chinhphu.vn) - Xác định việc phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, những năm qua tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức xây dựng sản phẩm.       Các sản phẩm OCOP được trưng bày, quảng bá tại "Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ...

Mới nhất