Trang chủNewsNhân quyềnTiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới dựa trên...

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới dựa trên cơ sở quyền con người

Việt Nam đã ký kết nhiều văn kiện quốc tế về bình đẳng giới (BĐG), bao gồm Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Những năm qua, Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong thúc đẩy BĐG và sự tiến bộ của phụ nữ với chiến lược rõ ràng, nhất quán và phù hợp với thực tiễn quốc gia. Cột mốc quan trọng là năm 2006, Luật BĐG được ban hành.

Đặc biệt trong giai đoạn 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về BĐG 2011 – 2020, nước ta đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tiêu biểu, các mục tiêu quốc gia được triển khai khá đồng bộ, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về thực hiện bình đẳng giới.

Nam nữ đều có vị trí vai trò ngang nhau trong gia đình Ảnh Báo Dân tộc và Phát triển

Chiến lược bình đẳng giới của Việt Nam

Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách từng bước được hoàn thiện theo hướng bảo đảm nguyên tắc BĐG, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án… đã được các cấp, ngành quan tâm, góp phần rút ngắn khoảng cách giới, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới tham gia và thụ hưởng bình đẳng vào các lĩnh vực của đời sống chính trị – kinh tế – xã hội.

Theo đó, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và nhiều bộ luật chuyên ngành như Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Bộ luật Lao động 2019; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015; Luật Ngân sách nhà nước 2015… đã được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới và được lồng ghép vấn đề BĐG một cách nghiêm túc, sâu rộng.

Với mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021 – 2030, cùng với nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các nguyên tắc BĐG trên các lĩnh vực có liên quan. Nhiệm vụ trước mắt là cần tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật BĐG và nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật BĐG trong thời gian tới.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), việc sửa đổi, bổ sung Luật BĐG cần được Chính phủ và Quốc hội ưu tiên trong giai đoạn 2021 – 2026. Luật BĐG đang được Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp tục thúc đẩy thực thi BĐG, trong đó có việc thực hiện các cam kết về xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới và hướng tới việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Sửa đổi bổ sung Luật Bình đẳng giới sẽ được Chính phủ và Quốc hội ưu tiên trong giai đoạn 2021 2026 Ảnh Báo Quốc hội

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật hiện hành là “các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” vẫn còn hạn chế và thiếu nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế. Thay vào đó, phạm vi điều chỉnh của Luật nên bao gồm tất cả lĩnh vực của đời sống để giải quyết tất cả những vấn đề có thể phát sinh bất bình đẳng.

Bên cạnh đó, định nghĩa về phân biệt đối xử cũng cần được mở rộng, bởi định nghĩa hiện hành chưa bao gồm phân biệt đối xử gián tiếp. Việc quy định hình thức phân biệt đối xử gián tiếp sẽ giúp tăng cường phân tích trên cơ sở giới và lồng ghép vấn đề BĐG trong hệ thống pháp luật, các chính sách và chương trình.

Mặt khác, các quan niệm, truyền thống văn hóa có hại cùng hành vi bị nghiêm cấm cần được quy định rõ trong Luật BĐG và những luật khác của Việt Nam. Chẳng hạn, bạo lực trên cơ sở giới có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, như bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, cưỡng ép kết hôn hay tảo hôn.

Trên thực tế, nhiều cá nhân đang đồng thời phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đa chiều, nhất là nhóm phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, nhóm dân tộc thiểu số hoặc sinh sống tại vùng sâu, vùng xa.

Thêm vào đó, cần quy định cụ thể các biện pháp nhằm giải quyết các thực hành có hại, bao gồm lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới, các hành vi bị nghiêm cấm cũng cần được xác định trong Luật và giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan.

Đối với những trách nhiệm có sự trùng lặp giữa các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề như bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới hay lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, cần quy định rõ ràng chức năng của các bộ liên quan và xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành chặt chẽ. Điều này sẽ giúp người dân không bị nhầm lẫn, cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng dịch vụ công.

Tóm lại, để bảo đảm sự đối xử bình đẳng, Luật cần có những quy định rõ ràng, tạo cơ sở thực hiện đánh giá tác động trên cơ sở giới qua góc nhìn khác nhau, nhằm xác định hình thức đối xử bất BĐG mà từng nhóm đối tượng đang gặp phải, từ đó xây dựng và triển khai cơ chế ưu tiên, đặc biệt, phù hợp với họ trong các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và chương trình.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Nói đúng hơn là mọi chuyện chỉ mới dừng ở khâu lên kế hoạch trên giấy, chứ chưa được...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Mới nhất