Trang chủNewsThời sựTiếp tục cập nhật các nhiệm vụ cụ thể về quản lý...

Tiếp tục cập nhật các nhiệm vụ cụ thể về quản lý tài nguyên


img_1355.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo

Tham dự hội thảo có Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ TN&MT; đại diện Lãnh đạo Sở TN&MT của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các lãnh đạo, chuyên viên các chi cục, phòng chuyên môn lĩnh vực quản lý tài nguyên.

Báo cáo tại hội thảo, ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Trong 10 năm qua, ngành TN&MT đã tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên đề ra tại Nghị quyết 24-NQ/TW, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật chung và về tài nguyên ngày càng được hoàn thiện. Trong giai đoạn từ năm 2013-2023, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách theo chủ trương của Nghị quyết đã được ngành TN&MT quan tâm, triển khai thực hiện.

img_1380.jpg
Ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo tại hội thảo

Đồng thời, công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia được đẩy mạnh. Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng các tài nguyên được quan tâm đẩy mạnh; được thể chế hóa trong các luật và được triển khai thực hiện thông qua các chương trình, đề án, dự án. Kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất, khoáng sản trên đất liền, tài nguyên nước mặt và tài nguyên biển đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.

Theo Phó Cục trưởng Trần Phương, qua quá trình tổng kết thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW và Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, các quan điểm của Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị, cần được giữ cho giai đoạn sắp tới đến 2030. Tuy nhiên, cần rà soát, tiếp tục bổ sung, cập nhật các nhiệm vụ cụ thể về lĩnh vực quản lý tài nguyên trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Báo cáo về công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản trong quản lý tài nguyên địa chất, ông Trần Mỹ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam cho biết, việc thực hiện các mục tiêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận 56-KL/TW đã đạt được một số kết quả gồm: Đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất liền; thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản; đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập tài khoản quốc gia về các loại khoáng sản chiến lược quan trọng; thúc đẩy chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu thô khoáng sản; có chiến lược dự trữ, nhập khẩu khoáng sản chiến lược, quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của đất nước; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản; có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; 85% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.

Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận 56-KL/TW, Cục đã triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài nguyên khoáng sản theo chuẩn quốc tế; có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu đảm bảo tính tổng hợp, toàn diện về tài nguyên địa chất, khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Nhiệm vụ đó đã được Cục lồng ghép trong các đề án Chính phủ như Đề án “Điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng Tây Bắc phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội”; đề án “Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội” và các đề án điều tra địa chất, khoáng sản; khoáng sản độc hại khác đang thực hiện.

img_1413.jpg
Ông Trần Mỹ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam báo cáo tại hội thảo

Về kết quả thực hiện các giải pháp trong Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận 56-KL/TW, các giải pháp đề ra trong Nghị quyết, Chiến lược và Quy hoạch đã được triển khai thực hiện, trong đó đáng chú ý là việc tập trung triển khai các giải pháp về: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý tài nguyên khoáng sản; tăng cường quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên địa chất, khoáng sản.

Ngoài ra, còn có các giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tăng cường giám sát thực thi pháp luật về lĩnh vực địa chất, khoáng sản đặc biệt trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho quản lý tài nguyên khoáng sản; tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý tài nguyên khoáng sản.

Báo cáo về tăng cường công tác điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên biển và hải đảo, ông Lê Anh Thắng, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – Môi trường biển khu vực phía Bắc, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: Nghị quyết số 24-NQ/TW sau khi ban hành đã được triển khai sâu rộng tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (nay là Cục Biển và Hải đảo Việt Nam). Nhiều hoạt động quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức đã được thực hiện. Công tác thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết được đẩy mạnh, triển khai trên thực tế, góp phần đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW đã giúp công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng các tài nguyên biển được quan tâm đẩy mạnh; đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó có các kết quả về việc tham mưu ban hành chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật; công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển; quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên biển.

Tại điểm cầu Hà Nội, đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã báo cáo về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều tra đánh giá tài nguyên đất góp phần quản lý tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại các điểm cầu trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa, Sóc Trăng, đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT cũng báo cáo và tham gia ý kiến đề xuất nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

img_1415.jpg
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên biểu dương và đánh giá cao Cục Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị đã phối hợp chuẩn bị tài liệu nhanh chóng và kỹ càng.

Thứ trưởng đề nghị, trên cơ sở tình hình kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW trong 10 năm, mỗi đồng chí, từ lãnh đạo đến chuyên viên các đơn vị trực thuộc Bộ trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên trao đổi, thảo luận, góp ý cho kết quả tổng kết, đánh giá 10 năm, đồng thời cho ý kiến, đề xuất về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, hoặc ban hành Nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương với quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ trong giai đoạn đến năm 2030.

Thứ trưởng đề nghị Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tập hợp đầy đủ ý kiến phát biểu của các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ TN&MT đối với 9 lĩnh vực, cũng như 63 tỉnh thành trực thuộc Trung ương tiếp tục tổng hợp thông tin, số liệu trong và ngoài nước, các dự báo của khu vực và thế giới, của các nhà khoa học về vấn đề chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó tham mưu cho các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Cán sự Đảng bộ có báo cáo đầy đủ, sản phẩm khoa học tập hợp được những ý kiến tâm huyết nhất, kiến nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị để có những quyết sách đối với vấn đề trên.



Nguồn

Cùng chủ đề

Mặt trận Ninh Bình kết nạp thêm 2 tổ chức thành viên

Hội Cựu Công an nhân dân, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Ninh Bình vừa được kết nạp làm tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình. Trong khuôn khổ hội nghị, Ủy ban...

Phụ nữ Thủ đô giúp vườn hoa “người tốt

Sáng mãi phong trào "Ba đảm đang" Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thời kỳ nào cũng in đậm dấu ấn về những cống hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam cho sự trường tồn của dân tộc. Trong 94 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã có sự lớn mạnh không ngừng với nhiều phong trào thi đua sôi nổi, để lại dấu ấn đậm nét - trong đó có sự đóng góp tích cực...

Phụ nữ Thủ đô chung tay phân loại, xử lý rác thải

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được tổ chức hàng năm là dịp lan tỏa các hoạt động cộng đồng vì môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời kêu gọi các cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục...

Đội “Vỏ lạc” giành Huy chương Vàng tại Olympic Phát minh

Cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (World Invention Creativity Olympic -WICO) lần thứ 13 vừa diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Đây là Cuộc thi danh giá được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Phát minh sáng chế các trường Đại học Hàn Quốc và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Mục đích của cuôc thi là tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên,...

Phụ nữ thay đổi hành vi trong bảo đảm an toàn thực phẩm

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sạch tại nhà Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên, Nhân dân về ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Chủ tịch Hội LHPN phường Phương Canh Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết, Hội đã ra mắt các Chi hội thay đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Cùng chuyên mục

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị...

Kẻ xấu chặt phá hàng loạt cây cà phê chuẩn bị thu hoạch ở Gia Lai

Lực lượng chức năng huyện Mang Yang (Gia Lai) đang điều tra vụ việc hàng loạt cây cà phê của người dân bị kẻ xấu chặt phá xảy ra trên địa bàn huyện. Ngày 9/11, ông Hồ Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ chặt phá 23 cây cà phê nhiều năm tuổi, sắp được thu hoạch của một hộ dân. Vụ việc đã được báo...

Trụ điện, cáp quang chằng chịt cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa

Hàng loạt trụ điện, cáp quang nằm chằng chịt trên mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa được di dời khiến tiến độ dự án đang gặp khó. Trụ điện, trụ cáp quang cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa -...

Đại Từ (Thái Nguyên) đẩy mạnh phong trào “chung tay vì người nghèo – không bỏ ai ở lại phía sau”

Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, đặc biệt là phong trào thi đua “ chung tay vì người nghèo - không để ai bị...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 (Ảnh: TTXVN). Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng...

Mới nhất